Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 65: Sự chuyển thể của các chất

1.Kiến thức:

 - Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc . Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn và nêu được ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng.

- Định nghĩa được sụ bay hơi và sự ngưng tụ. Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng và chất khí .

 2. Kỹ năng:

- Giải thích được một số hiện tượng liên quan.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 65: Sự chuyển thể của các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (TT)
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 	- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc . Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn và nêu được ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng.
- Định nghĩa được sụ bay hơi và sự ngưng tụ. Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng và chất khí .
 	2. Kỹ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Hình vẽ minh họa, thí nghiệm kiểm chứng
2.Học sinh: Trả lời các câu hỏi do GV cung cấp ở bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là sự nĩng chảy ? Thế nào là sự đơng đặc ?
- Đặc điểm của chất rắn kết tinh và chất rắn vơ định hình về nhiệt nĩng chảy
 3.Dạy và học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu về trạng thái hơi khô và hơi bão hòa.
GV: Dụng cụ, cách tiến hành và kết quả thí nghiệm ? HS: HS: Trả lời như SGK.
GV: Thế nào là hơi khô và hơi bão hòa?
HS: Trả lời như SGK.
GV: So sánh hơi khô và hơi bão hòa
HS: Khác nhau về tốc độ bay hơi và tốc độ ngưng tụ.
Hơi bão hòa có áp suất cực đại và không đổi ở một nhiệt độ xác định , còn áp suất hơi khô có thể thay đổi.
Hơi khô tuân theo định luật Bôi lơ còn hơi bão hòa thì không.
Cả hai đều có áp suất thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
GV: Ưùng dụng của sự bay hơi?
HS: Sản xuất muối , phơi khô quần áo.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự sôi . 
GV: Thế nào là sự sôi ? So sánh sự sôi và sự bay hơi ?
HS: Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên mặt chất lỏng gọi là sự sôi. 
Sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ nhất định, xảy ra cả trong lòng và bề mặt chát lỏng . Còn sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và chỉ xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
GV: Từ thí nghiệm trong SGK, cho biết nhiệt độ sôi phụ thuộc yếu tố nào ?
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng
GV: Ta nấu 1kg nước , m trong công thức tính nhiệt hóa hơi có giá trị là 1kg ?
HS: m = 1kg là sai .Vì m là phần chất lỏng bị hoá hơi khi sôi.
 2. Hơi khô và hơi bão hòa 
Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ , hơi nước phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôilơ-Mariot.
 Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào
 thể tích nên nó không tuân theo định luật Bôilơ – Mariot, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. 
 3.Ứng dụng:
 Điều hòa khí hậu ,sản xuất muối....
III. SỰ SÔI :
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên mặt chất lỏng gọi là sự sôi. 
 1.Thí nghiệm :
* Nhận xét :Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng . Áp suất chất khí càng lớn , nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao. 
 2.Nhiệt hóa hơi :
 Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Q = L.m
 L : nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng (J/kg)
 m : Khối lượng của phần chất lỏng biến thành hơi.
4. Củng cố và luyện tập.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu 9 , 10,11,13,12/ 210 sgk.
HS: Thảo luận nhĩm làm các bài tập
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
Xem bài mới:
 + Phân biệt độ ẩm tuyệt đối , độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối?
 + Vì sao mùa mưa lại nóng nực hơn mùa nắng ?

File đính kèm:

  • docTiet 65-SCT.doc
Giáo án liên quan