Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 65: Độ ẩm của không khí

 1.Kiến thức:

 Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối , độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối .

Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại độ ẩm và nêu được ý gnhĩa của chúng.

2. Kĩ năng:

- Giải thích được một số hiện tượng liên quan .

- Giải một số bài tập liên quan.

3. Thái độ

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 65: Độ ẩm của không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 	 Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối , độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối .
Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại độ ẩm và nêu được ý gnhĩa của chúng.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan .
- Giải một số bài tập liên quan. 
3. Thái độ
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên : 
Các loại ẩm kế nếu có .
 2.Học sinh:
 	 Trả lời các câu hỏi do GV cung cấp ở bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hơi bão hịa ? Hơi khơ ? Đặc điểm áp suất hơi bão hịa ?
 3.Dạy và học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại .
GV: Đặt vấn đề như SGK.
Thế nào là độ ẩm không khí ?
HS: Là lượng hơi nước có trong không khí .
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và so sánh độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại?
 So sánh giá trị của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại ?
HS: Độ ẩm tuyệt đối của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước chưa bão hòa (tính ra gam) chứa trong 1m3 không khí 
Là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. 
Độ ẩm cực đại có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ cho trước vì đó là hơi bão hòa .
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm độ ẩm tỉ đối .
t =300C , A = 30,29 g/m3
nơi 1 : a = 20g/m3
nơi 2 : a= 30g/m3.
GV: Nơi nào cảm thấy dễ chịu hơn? Vì sao?
HS: Nơi 1 sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì nước dễ bay hơi hơn nơi thứ 2 .
GV: Ta lấy : a/A có giá trị càng nhỏ thì nước bay hơi càng nhiều hay càng ít?
HS: a/A có giá trị càng nhỏ thì nứơc bay hơi cành nhiều và ngược lại.
GV: ẩm tỉ đối là gì và nó có ý nghĩa ntn?
HS: Là đại lượng đo bằng thương số giữa a và A tính ra phần trăm.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2?
HS: Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối càng lớn , nước càng khó bay hơi , càng nóng nực .
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với đời sống và kĩ thuật . 
GV: Vì sao mùa hè lại nóng nực ?
HS: Mùa hè nhiệt độ cao đồng thời độ ẩm tỉ đối cũng cao nên ta cảm thấy oi bức .
I. ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI VÀ ĐỘ ẨM CỰC ĐẠI :
 1.Độ ẩm tuyệt đối : (a)
 Độ ẩm tuyệt đối của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước chưa bão hòa (tính ra gam) chứa trong 1m3 không khí 
 2. Độ ẩm cực đại : (A)
 Là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. 
 Giá trị của độ ẩm cực đại tăng theo nhiệt độ.
 Độ ẩm có đơn vị là g/m3.
II. ĐỘ ẨM TỈ ĐỐI : 
 Là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí ở cùng nhiệt độ.
hoặc 
 * Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
 * Nếu nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tỉ đối của nó giảm vì khi nhiệt độ tăng thì A tăng nhanh hơn a.
 * Dụng cụ dùng để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế 
III.ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ : 
 * Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ , sự bay hơi qua lớp da càng nhanh ,thân người càng dễ lạnh và ngược lại .
 * Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc , hư hỏng máy móc.
4. Củng cố và luyện tập.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu 6,7/214 sgk.
 	HS: Thảo luận nhĩm làm các bài tập
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
Xem bài mới: “Thực hành”
 + Mục đích .
 + Dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm ?
 	+ Tiến hành thí nghiệm để xác định giá trị của những đại lượng nào?

File đính kèm:

  • docTiet 66-DAKK.doc
Giáo án liên quan