Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 63: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

1.Kiến thức:

 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Xác định được phương, chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài .Biết được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.

2. Kĩ năng:

 Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 63: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tt)
A. Mục tiêu.
 1.Kiến thức:
 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Xác định được phương, chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài .Biết được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
2. Kĩ năng:
 Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
 1.Giáo viên : 
Bộ dụng cụ thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn và hiện tượng không dính ướt.
 	2.Học sinh:
 Trả lời các câu hỏi do GV cung cấp ở bài trước.
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1,7 / 202 SGK.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng dính ướt và không dính ướt .
GV: Nhỏ giọt nước lên lá sen và tấm kính .HS quan sát nhận xét ?
HS: Trả lời như SGK .
GV:Quan sát và rút ra nhận xét từ hình 37.5 SGK?
GV: Yêu cầu HS nêu một vài ứng dụng thực tế trong cuộc sống hằng ngày về hiện tượng dính ướt và không dính ướt?
HS: Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng mao dẫn. 
GV: Đặt vấn đề như SGK.
Thí nghiệm HS quan sát nhận xét ?
GV: Nếu thay nước bằng thủy ngân lỏng thì mực thủy ngân trong các ống sẽ hạ xuống . Yêu cầu HS giải thích?
HS: Mực nước trong ống dâng lên cao hơn so với mực nước bên ngoài , ống có đường kính càng nhỏ nước dâng càng cao.
Thủy ngân trong ống bị hạ xuống là do thủy ngân không dính ướt ống còn nước thì dính ướt ống .
GV: Các ống đó đựoc gọi là ống mao dẫn . Thế nào là ống mao dẫn ?
HS: Ống mao dẫn là ống có đường kính nhỏ.
GV: Yêu cầu HS nêu một vài ứng dụng trong cuộc sống ?
HS: Nêu ứng dụng
II. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT :
 1.Thí nghiệm :
 * Kết luận : Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt .
2.Ứng dụng :
 Trong công nghệ tuyển khoáng dùng để làm giàu giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi “.
II.HIỆN TƯỢNG MAO DẪN: 
 1.Thí nghiệm :
* Kết luận : Hiện tượng mực chất lỏng bên trong các ống mao dẫn luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
2.Ứng dụng :
 - Nước dâng lên từ đất để nuôi cây.
 - Dầu hỏa có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong đèn bấc.
4. Củng cố và luyện tập.
 	GV: - Yêu cầu HS trả lời câu 9,10,12 / 203 sgk.
HS: Thảo luận nhĩm trả lời các câu hỏi
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Xem bài mới:
 	+ Định nghĩa sự nóng chảy, sự bay hơi và sự sôi ?
+ Đối với chất rắn thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ ntn ?
+ Vì sao sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt chất lỏng ?
+ Tốc độ bay hơi phụ thuộc yếu tố nào ?
+Giải thích hiện tượng xảy ra khi thí nghiệm như hình 38.4SGK

File đính kèm:

  • docTiet 63-CHTBM.doc