Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 62: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

1.Kiến thức:

 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Xác định được phương, chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài .Biết được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.

2. Kĩ năng:

 Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 62: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
A. Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Xác định được phương, chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài .Biết được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
2. Kĩ năng:
 Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
 1.Giáo viên : 
- Bộ dụng cụ thí nghiệm về hiện tượng căng mặt ngoài.
2.Học sinh:
 - Trả lời các câu hỏi do GV cung cấp ở bài trước.
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
- Thế nào là sự nở dài ? Viết cơng thức của sự nở dài ? 
- Thế nào là sự nở khối? Viết cơng thức của sự nở khối ? 
- Nêu các ứng dụng của sự nở dài ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: nhận thức về vấn đề cần nghiên cứu . Quan sát thí nghiệm hiện tượng căng bề mặt . Tìm hiểu khái niệm lực căng bề mặt .
GV:Đặt vấn đề như SGK.
Yêu cầu HS trình bày dụng cụ , cách tiến hành và kết quả thí nghiệm ?
HS:Trả lời như SGK .
GV:Vì sao vòng dây chỉ lại có hình dạng xác định?
HS: Có lực do màng xà phòng tác dụng lên dây chỉ . Lực đó là lực căng bề mặt của xà phòng.
GV: Lực căng đó có phương , chiều và độ lớn như thế nào?
HS:Lực căng sẽ có phương vuông góc với vòng dây chỉ 
GV: Vòng chỉ có dạng hình tròn, tác dụng sẽ có phương ntn ?
HS: Vòng tròn có diện tích lớn nhất nên màng xà phòng có diện tích nhỏ nhất. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1? Từ đó cho biết chiều của lực căng bề mặt?
GV: Thông báo độ lớn của lực căng bề mặt .
Yêu cầu HS xem bảng hệ số căng bề mặt của một số chất và cho biết hệ số căng bề mặt phụ thuộc yếu tố nào ?
HS: hệ số căng bề mặt (N/m) nó phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng ;giảm khi nhiệt độ tăng .
Ta điều chế xà phòng sao cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng bé hơn hệ số căng bề mặt của nước.
GV: Lực căng mặt ngoài có ứng dụng ntn ?
HS: Đọc tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng căng bề mặt ở SGK.
GV: Giới thiệu thêm các ứng dụng trong thực tế bằng hình ảnh
I. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG :
 1.Thí nghiệm:
2.Lực căng bề mặt :
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó .
 hệ số căng bề mặt (N/m) nó phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng ; giảm khi nhiệt độ tăng .
3. Ứng dụng :
 Hòa tan xà phòng vào nước để làm giảm lực căng bề mặt của nước .
4. Củng cố và luyện tập.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu 6,7 / 203 sgk.
HS: Thảo luận trả lời các câu hỏi 6,7 SGK
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Xem tiếp bài :
+Phân biệt hiện tượng dính ướt và không dính ướt ? ứng dụng ?
+ thế nào là hiện tượng mao dẫn ?
+ ứng dụng của hiện tượng mao dẫn ?

File đính kèm:

  • docTiet 62-CHTBM.doc
Giáo án liên quan