Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 6: Bài 4: sự rơi tự do

1. Kiến thức

 1. Kiến thức

 - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.

 - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do.

 2. Kỹ năng.

 - Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do.

 - Đưa ra những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do.

 - Rèn luyện kỹ năng làm thí nghịêm.

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6442 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 6: Bài 4: sự rơi tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO
A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	1. Kiến thức
	- Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
	- Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do.
	2. Kỹ năng.
	- Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
	- Đưa ra những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do.
	- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghịêm.	
	3. Thái độ
	- Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập
B. Chuẩn bị
	Giáo viên: giáo án, tờ giấy, viên phấn, viên sỏi.
	Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
	Câu 1: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
v luôn luôn dương.
a luôn luôn dương.
a luôn luôn cùng dấâu với v.
a luôn luôn ngược dấâu với v
Câu 2: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?
	a. .
	b. .
	c. .
	d. 
Câu 3: Viết công thức tính gia tốc,vận tốc, quãng đường đi,ptcđ, công thức liên hệ giữa a-v-s trong CĐTBĐĐ ?
3. Bài mới;
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về hiện tượng rơi của các vật và các đặc điểm khi rơi tự do 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc điểm chuyển động rơi của một vật
GV: Một vật đang rơi thì chuyển động của nó có đặc điểm gì? (phương, chiều, vận tốc thay đổi như thế nào?)
GV: tiến hành làm TN: thả rơi một vật bất kỳ(viên phấn)
HS: Quan sát và rút ra khái niệm sự rơi của vật trong không khí.
GV: Vậy vật có rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?
-Cho học sinh lên làm các TN , lưu ý là thả các vật ở cùng độ cao
HS: Tiến hành làm các thí nghiệm rút ra nhận xét về sự rơi nhanh chậm của các vật. 
GV: Nêu câu hỏiC1
HS: Thảo luận trả lời các câu hỏi C1
-Rút ra kết luận trả lời câu hỏi trên. 
GV: Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh chậm của các vật?
HS: Lực cản của không khí 
GV: Loại trừ yếu tố khối lượng của vật. Vậy không khí có ảnh hưởng hay không?
HS: Trong không khí vật chịu ảnh hưởng của lực cản
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm chuyển động rơi tự do
GV: Giới thiệu ống Niutơn, mục đích sử dụng ống Niutơn.
GV: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng, làm tn với ống Niutơnrút ra câu trả lời.
GV: Các vật trong ống Niutơn là các vật rơi tự do khái niệm rơi tự do
HS: Thảo luận và trả lời câu C2
Tìm hiểu về thí nghiệm của Galile
I.Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.
1. Sự rơi của các vật trong không khí.
a) Một vật chuyểûn động tự do, không vận tốc đầu, xuống phía dưới: sự rơi của vật.
Làm các thí nghiệm:
	-TN1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi.
	-TN2: Thả tờ giấy vo tròn và hòn sỏi.
	-TN3: Thả tờ giấy để thẳng và tờ giấy vo tròn.
	-TN4: Thả một viên phấn và 1 tấm bìa.
b) Nhận xét TN:
	-Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ: TN1.
	-Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng: TN4.
	-Hai vật nặng như nhau nhưng rơi nhanh chậm khác nhau: TN3.
	-Hai vật nặng nhẹ khác nhau nhưng rơi nhanh như nhau: TN2.
c) Kết luận: Vật nặng không phải lúc nào cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. 
2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).
a) Ống Niutơn: là ống chân không được bịt kín hai đầu.
b) Kết luận:”Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực”.
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Chuyển động rơi của vật là gì? 
	- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của vật
	- Hướng dẫn học sinh làm bài 7,8 sgk.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	-Học bài, chuẩn bị tiếp nội dung của bài: “Sự rơi tự do (tt)”
	- Làm các bài tập ở SBT

File đính kèm:

  • docTiet 6.doc
Giáo án liên quan