Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 49: Quá trình đẳng tích. định luật sác-Lơ

. Kiến thức:

- Phát biểu và viết được biểu thức của địng luật Saclơ

2. Kĩ năng:

- Vận dụng định luật vào giải các bài tập đơn giản.

- Vẽ được đường đẳng tích trong hệ toạ độ (p, T).

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4575 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 49: Quá trình đẳng tích. định luật sác-Lơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Phát biểu và viết được biểu thức của địng luật Saclơ
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng định luật vào giải các bài tập đơn giản.
- Vẽ được đường đẳng tích trong hệ toạ độ (p, T).
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Giấy khổ lớn có vẽ khung của bảng kết quả thí nghiệm.
- Hình vẽ minh họa
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị các câu hỏi ở phần giao nhiệm vụ của bài trước, đọc trước bài mới.
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Phát biểu & viết biểu thức của định luận Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? Đường đằng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) có dạng gì ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về quá trình đẳng tích và định luật Sác lơ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Định nghĩa quá trình đẳng tích, phát hiện vấn đề cần nghiên cứu.
GV: Thế nào là quá trình đẳng tích?
HS: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng tích .
GV: Phân biệt nhiệt độ Cencius và nhiệt độ Kenvin .
HS: Viết biểu thức
GV: Aùp suất và nhiệt độ có mối quan hệ nhau như thế nào ?
Hoạt động 2: Xây dựng biểu thức về mối quan hệ giữa P và T của một lượng khí xác định trong quá trình đẳng tích . 
GV: Cho học sinh tìm hiểu thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm
- Nêu kết quả
HS: Nhận xét về kết quả thí nghiệm.
GV: Khi nhiệt độ giảm thì áp suất tăng giảm nhưng nó có giảm tỉ lệ thuận với nhiệt độ hay không ? 
GV: Nếu p tăng tỉ lệ thuận với T (p~T) thì có giá trị như thế nào ?
HS: là hằng số
GV: Yêu cầu HS xem bảng kết quả thí nghiệm trong SGK và rút ra kết luận về dự đoán ?
Hoạt động 3: Phát biểu và viết biểu thức của định luật . 
GV: Yêu cầu HS phát biểu và viết biểu thức của định luật ? 
HS: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối .
GV: Điều kiện để áp dụng ĐL?
HS: Khối lượng khí không đổi và đẳng tích
Hoạt động 4: vận dụng định luật, vẽ và nhận dạng đường đẳng nhiệt .
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS giải ví dụ trong SGK?
GV: Biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ bằng đồ thị .
HS: Vẽ đồ thị
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS vẽ đường đẳng nhiệt theo kết quả thí nghiệm?
HS: Vẽ đường đẳng nhiệt
GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao V2 > V1 ?
(Khi T không đổi tìm mối quan hệ giữa p và V) 
I.QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH 
 Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng tích .
II. ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ 
 1.Thí nghiệm : 
2.Định luật Sác lơ.
 Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối .
(1): trạng thái 1
(2): trạng thái 2
IV.ĐƯỜNG ĐẲNG TÍCH
 Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích .
- Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ . 
	4. Củng cố và luyện tập.
- Điều kiện để áp dụng định luật Sac-Lơ?
- Đường đẳng tích trong hệ trục P,V là loại đường gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài , làm bài tập 5,6,7,8 / 162 SGK.
- Ôn lại kiến thức của bài định luật BôiLơ. 
- Xem bài mới “ Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” (trả lời các câu hỏi sau):
 + Chứng minh công thức 31.1 SGK ?
 + Thế nào là quá trình đẳng áp tìm biểu thức liên hệ giữa V và T ?
 + Độ không tuyệt đối là gì ? 

File đính kèm:

  • docTiet 49.doc