Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 43: Bài 26: thế năng

1. Kiến thức:

- Pht biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường v viết được cơng thức tính thế năng này.

- Nêu được đơn vị đo thế năng.

2. Kĩ năng:

- Phát hiện được môi trường tồn tại xung quanh nam châm tương tự môi trường trọng trường .

-Vận dụng được công thức tính thế năng hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 43: Bài 26: thế năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: THẾ NĂNG(T1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường và viết được cơng thức tính thế năng này. 
- Nêu được đơn vị đo thế năng.
2. Kĩ năng: 
- Phát hiện được môi trường tồn tại xung quanh nam châm tương tự môi trường trọng trường .
-Vận dụng được công thức tính thế năng hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản 
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tìm ví dụ thực tế về những vật có thế năng sinh công .
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị các câu hỏi ở phần giao nhiệm vụ của bài trước .
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Định nghĩa động năng và viết biểu thức?
Câu 2: Định lí biến thiên động năng?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về thế năng và định lí biến thiên thế năng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ và làm quen với khái niệm trọng trường, trọng trường đều . 
GV: Yêu cầu HS đọc phần trọng trường trang 137 SGK và cho biết thế nào là trọng trường? Trọng trường đều ?
HS: Trọng trường là môi trường tồn tại xung quanh trái đất .
 Trọng trường đều là trọng trường có gia tốc rơi tự do là không thay đổi .
GV: Bổ sung đầy đủ hơn về trọng trường 
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành câu C1.
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành câu C1
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) 
GV: Nêu vài ví dụ về vật có thế năng. Dựa vào ví dụ hãy cho biết khi nào vật có thế năng.
HS: Thế năng trọng trường là năng lượng vật có do tương tác với trái đất .
GV: Công của trọng lực được tính như thế nào?
HS: A = P.s = mgs = mgz
GV: Trong quá trình chuyển động thế năng được biến đổi bằng cách nào ?
HS: Trường hợp trên thế năng được biến đổi bằng cách thực hiện công .
GV: Số đo công chính là giá trị thế năng .
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C2 ?
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành câu C2
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C3 ?
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành câu C3
I.THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG :
1.Trọng trường :
 Trọng trường là môi trường tồn tại xung quanh trái đất và tác dụng lực (trọng lực) lên một vật có khối lượng m nào đó đặt tại vị trí bất kì trong khoảng không gian đó .
 Trọng trường đều là trọng trường có vectơ gia tốc rơi tự do (gia tốc trọng trường) tại mọi điểm không thay đổi .
2.Thế năng trọng trường của một vật : 
 Là một dạng năng lượng mà vật có được do tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
 Biểu thức :
 m : Khối lượng của vật (kg
 g : gia tốc trọng trường (m/s2)
 z : độ cao so với mặt đất (m) 
	4. Củng cố và luyện tập.
- Giá trị của thế năng phụ thuộc yếu tố nào ?
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu 2,3 trang 141 sgk?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài, làm bài tập 3, 4, 5, 7, 8/136, 137 SGK.
-Xem bài tiếp và trả lời các câu hỏi sau :
+ Công thức tính lực đàn hồi ?
+ Biểu thức tính công của lực đàn hồi ?
+ Mối liên hệ giữa công của trọng lực và thế năng ?
+ Biểu thức thế năng đàn hồi? Khi nào vật có thế năng đàn hồi?

File đính kèm:

  • docTiet 43.doc