Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 22: Lực ma sát

1. Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm và viết được công thức của lực ma sát

- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát

2. Kĩ năng:

- Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.

- Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.

3. Thái độ:

- Bước đầu biết đề xuất giả thuyết một cách hợp lí và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra giải quyết

- Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng trong thực tế

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 22: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰC MA SÁT
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Nêu được những đặc điểm và viết được công thức của lực ma sát
- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát
2. Kĩ năng: 
- Viết được cơng thức xác định lực ma sát trượt.
- Vận dụng được cơng thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.
3. Thái độ: 
- Bước đầu biết đề xuất giả thuyết một cách hợp lí và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra giải quyết 
- Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng trong thực tế
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án lên lớp, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho hình 13.1 SGK bao gồm một khối hình hộp chữ nhật (bằng gỗ, nhựa….), một số quả cân, một lực kế và một máng trượt, một vài loại ổ bi, con lăn.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức về lực ma sát đã được học ở lớp 8
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Nêu đặc điểm (điểm đặt,phương,chiều) của lực đàn hồi của lò xo.Phát biểu định luật Húc ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về lực ma sát
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực ma sát trượt
GV: Trình bày về lực ma sát trượt
HS: Theo dõi thí nghiệm
GV: Khi vật chuyển động đều thì lực đàn hồi cân bằng với lực nào ?
HS: Lực cản
GV: Từ đó giới thiệu khái niệm lực ma sát trượt
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu C1
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận
GV: Cho học sinh rút ra các kết luận
HS : Viết công thức tính lực ma sát trượt dựa vào công thức của hệ số ma sát trượt:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát lăn và ma sát nghĩ
GV: Cho HS đọc thêm để tìm hiểu về lực ma sát lăn
HS: Đọc SGK
GV: Cho HS đọc thêm về ma sát nghỉ
HS: Đọc và tìm hiểu sự xuất hiện của lực ma sát nghĩ
I. Lực ma sát trượt: 
- Lực ma sát tượt là lực cản xuất hiện khi vật này trượt trên vật kia tại chỗ tiếp xúc
1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt như thế nào?
- Dùng lực kế kéo khúc gỗ hình chữ nhật theo phương ngang sao cho gỗ chuyển động gần như thẳng đều trên mặt bàn
- Số chỉ lực kế là giá trị độ lớn của lực ma sát trượt
- Làm nhiều lần, mỗi lần 1 giá trị. Sau đó lấy trị trung bình ta được độ lớn của lực ma sát trượt 
2. Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc
3. Hệ số ma sát trượt: ():
- Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc
- N: áp lực (lực đè vuông góc mặt tiếp xúc) (N)
4. Công thức của lực ma sát trượt:
II. Lực ma sát lăn: (Đọc thêm)
- Khi vật này lăn trên vật kia, ở chỗ tiếp xúc giữa 2 vật xuất hiện lực ma sát lăn
- Lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt
- Trường hợp ma sát trượt có hại, cần giảm ma sát ta dùng con lăn hay ổ bi đặt giữa 2 mặt tiếp xúc
III. Lực ma sát nghỉ: (Đọc thêm)
1. Thế nào là lực ma sát nghỉ ?
2. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ:
- Ngược hướng với lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc , độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật còn chưa chuyển động.
3. Vai trò của lực ma sát nghỉ (SGK)
	4. Củng cố và luyện tập.
	GV: - Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
 - Hướng dẫn trả lời bài tập 4,5,6 SGK/78,79
HS: Hệ thống lại kiến thức đã học
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học lý thuyết và làm bài tập 7,8 SGK/79
- Chuẩn bị bài: "Lực Hướng Tâm"
	+ Kiến thức về chuyển động tròn đều
	+ Ví dụ về lực hướng tâm trong thực tế

File đính kèm:

  • docTiet 22.doc