Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 18: Ba định luật niutơn

1. Kiến thức:

- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức =.

- Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

2. Kĩ năng:

- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

3. Thái độ: giúp học sinh hiểu về lực , giải thích được các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 18: Ba định luật niutơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN(TT)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức =.
- Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
2. Kĩ năng: 
- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.
- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài tốn đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.
3. Thái độ: giúp học sinh hiểu về lực , giải thích được các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên: Giáo án lên lớp, chuẩn bị thêm một số ví dụ, máng nghiêng, hòn bi
	2. Học sinh: Đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức đã học về cân bằng lực và quán tính, quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Thế nào là 2 lực cân bằng? Điều kiện cân bằng của một chất điểm là gì? . Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy . Vẽ lực tổng hợp 
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về ba định luật NiuTơn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trọng lực và trọng lượng
GV: Nhắc lại kiến thức về trọng lực do trái đất tác dụng lên vật
HS: Ôn lại kiến thức về trọng lực
GV: chú ý cho học sinh phân biệt trọng lực và trọng lượng
HS: Xác định công thức tính trọng lực dựa vào định luật 2 Niutơn
GV: Nêu câu hỏi C4
HS: Thảo luận nhóm và trả lời C4
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trọng lực và trọng lượng
GV: Quan sát hình 10.1 ; 10.2; 10.3 ; 10.4 và nhận xét về lực tương tác giữa 2 vật ?
HS: Sự tương tác giữa hai vật có tính tương hỗ
GV: Nêu và phân tích định luật 3 Niutơn
HS: Viết biểu thức của định luật
GV: Nêu khái niệm lực tác dụng và phản lực
HS: Nêu các đặc điểm của cặp lực và phản lực
HS: Phân biệt 2 lực trực đối và 2 lực cân bằng 
GV: Nêu và phân tích ví dụ về cặp lực và phản lực ma sát ?
HS: Tìm hiểu ví dụ và thảo luận nhóm trả lời câu C5
3. Trọng lực và trọng lượng:
 a/ Trọng lực: là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật và gây cho chúng gia tốc rơi tự do. Kí hiệu :
* Ở gần mặt đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, đặt vào trọng tâm của vật
 b/ Độ lớn của trọng lực tác dụng vào vật: gọi là trọng lượng của vật. Kí hiệu : P
Trọng lực của vật được đo bằng lực kế
 c/ Công thức của trọng lực: 
III. Định luật III Niutơn:
 1. Sự tương tác giữa các vật: SGK/62
 2. Định luật: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
 = - 
 3. Lực và phản lực:một trong 2 lực tương tác giữa 2 vật gọi là lực tác dụng , còn lực kia là phản lực
 a/ Đặc điểm của lực và phản lực:
 - Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
 - Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. 2 lực như vậy gọi là 2 lực trực đối
 - Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau
 b/ Ví dụ: SGK
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
- Hướng dẫn áp dụng định luật II và III
- Hướng dẫn bài tập 11,12,13 ,14 SGK/65
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Làm các bài tập 7,8,9,10 ở SGK/ 65
	- Chuẩn bị bài mới : “Bài tập”

File đính kèm:

  • docTiet 18.doc
Giáo án liên quan