Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 13: Thực hành: khảo sát chuyển động rơi tự do. xác định gia tốc rơi tự do

1. Kiến thức

 Nắm được tính nămg và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện.

 2. Kỹ năng.

 - Thao tác khéo léo, đo chính xác quãng đường đi được và thời gian rơi tự do.

 - Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian

 - Tính g và sai số của phép đo g

 3. Thái độ

 Nghiêm túc, chính xác, theo sự hướng dẫn của giáo viên

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 13: Thực hành: khảo sát chuyển động rơi tự do. xác định gia tốc rơi tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO.
XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	Nắm được tính nămg và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện.	
	2. Kỹ năng.
	- Thao tác khéo léo, đo chính xác quãng đường đi được và thời gian rơi tự do.
	- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian
	- Tính g và sai số của phép đo g
	3. Thái độ
	Nghiêm túc, chính xác, theo sự hướng dẫn của giáo viên
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên: Giáo án lên lớp, bộ thí nghiệm được chuẩn bị sẵn
	2. Học sinh: Đọc trước bài mới
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
	Câu 1: Cho công thức tính vận tốc tại B:và gia tốc rơi tự do: g= . Dựa vào các kết quả đo ở trên và các quy tắc tính sai số đại lượng đo gián tiếp, hãy tính v, g, , , , và viết các kết quả cuối cùng?
n
t
1
0,398
2
0,399
3
0,408
4
0,410
5
0,406
6
0,405
7
0,402
Trung bình
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về phương pháp đo gia tốc rơi tự do
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phép đo đại lượng vật lý
GV: Nêu mục đích của bài thực hành
GV: Cho học sinh ôân lại lý thuyết về rơi tự do
 +Tính chất sự rơi tự do
 + Các công thức sử dụng trong rơi tự do
HS: Nêu đặc điểm và viết các công thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ đo
GV: Muốn thực hiện mục tiêu của bài thực hành cần có những dụng cụ nào?
HS: Nêu tên các dụng cụ:
1- Giá đỡ thẳng đứng có dây dọi và 3 chân vít điều chỉnh thăng bằng.
2- Vật rơi tự do ( trụ sắt non).
3- Nam châm điện n
4- Cổng quang điện E
5- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
6- Thước thẳng 800 mm gắn chặt vào gía đỡ.
7- Một chiếc eke vuông 3 chiều
8- Hộp đựng cát khô
GV: Giới thiệu các dụng cụ đo
Cổng quang điện
HS: Sắp xếp sẵn các dụng cụ theo thứ tự giới thiệu:
 + Tên gọi dụng cụ
 + Công dụng của dụng cụ
 + Hoạt động của dụng cụ
 + Cách bảo quản dụng cụ
 + Cách sử dụng dụng cụ trong quá trình thực hành
GV: Cho học sinh chuẩn bị mẫu báo cáo
HS: Kẽ mẫu báo cáo
I. Mục đích
- Đo thời gian t của vật trên quãng đường s khác nhau
- Vẽ và khảo sát đồ thị 
- Rút ra tính chất chuyển động rơi tự do, xác định gia tốc rơi tự do
II. Cơ sở lý thuyết
- Thả vật rơi tự do từ độ cao s, không vận tốc đầu. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a
- Đồ thị s(t) có một đường thẳng qua gốc tọa độ có hệ số góc: 
II. Dụng cụ cần thiết
1- Giá đỡ thẳng đứng có dây dọi và 3 chân vít điều chỉnh thăng bằng.
2- Vật rơi tự do ( trụ sắt non).
3- Nam châm điện n
4- Cổng quang điện E
5- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
6- Thước thẳng 800 mm gắn chặt vào gía đỡ.
7- Một chiếc eke vuông 3 chiều
8- Hộp đựng cát khô
IV. Giới thiệu dụng cụ đo
- Đồng hồ đo thời gian hiện số đo thời gian chính xác cao.
- Cổng quang điện: điốt D1 phát ra tia hồng ngoại, đối D2 nhận tia hồng ngoại từ D1 chiếu sang. Dòng điện cung cấp cho D1 được lấy từ đồng hồ thời gian. Khi có vật chắn chùm tia hồng ngoại chiếu từ D1 sang D2, D2 sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn đi vào đồng hồ đo thời gian, điều khiển nó hoạt động. Trên đồng hồ có 2 ỗ cắm A và B, một công tắc nhấn RESET, nột núm gạt chọn thang đo 9,999 s và 99,99 s, một núm chuyển mạch chọn kiểu làm việc MODE
- Ổ cắm A được nối với hộp công tắc để cấp đệin cho nam châm điện hoạt động. Khi không nhấn công tắc, nam châm được cấp điện, nó kút và giữ trụ thép hoặc hòn bi. Dùng miếng ke áp sát vào trụ thép hoặc hòn bi để đọc vị trí đầu của nó trên thước. Khi nhấn công tắc, nam châm bị ngắt điện, vật được thả rơi, đồng thời bộ đếm thời gian bắt đầu đếm. Ta cần nhả nhanh công tắc trước khi vật rơi đến cổng quang điện E.
- Ổ B nối với cổng quang điện E, vừa cấp điện cho cổng E, vừa nhận tín hiệu từ E gửi về, làm đồng hồ đo thời gian ngừng đếm
- Công tắc RESET đưa số chỉ của đồng hồ về giá trị 0000
- Đặt núm gạt chọn thang đo ở vị trí 9,999 s
- Cái chuyển mạch MODE ở vị trí 
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Nhắc lại hoạt động của đồng hồ đo
	- Nhắc lại công dụng của các dụng cụ
	- Cách	 tính các loại sai số	
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Chuẩn bị phần lắp ráp thí nghiệm
	- Đọc kỹ phần tiến hành thí nghiệm
	-Chuẩn bị tiết :”Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do (tt)”

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc
Giáo án liên quan