Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 12: Sai số của phép đo đại lượng vật lý

1. Kiến thức

 - Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp

 - Nắm được những khái niệm cơ bản về sai số của phép đo các đại lượng vật lý và cách xác định sai số của phép đo

 2. Kỹ năng.

 - Phân biệt các loại sai số

 - Vận dụng tính sai số trong các bảng kết quả thí nghiệm

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, liên hệ thực tế

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3405 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 12: Sai số của phép đo đại lượng vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ
A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp
	- Nắm được những khái niệm cơ bản về sai số của phép đo các đại lượng vật lý và cách xác định sai số của phép đo	
	2. Kỹ năng.
	- Phân biệt các loại sai số
	- Vận dụng tính sai số trong các bảng kết quả thí nghiệm
	3. Thái độ
	- Nghiêm túc, liên hệ thực tế
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên: Giáo án lên lớp
	2. Học sinh: Đọc trước bài mới
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
	Câu 1: Nêu ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo của chuyển động
Câu 2: Nêu ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động
Câu 3: Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều (cùng phương, ngược chiều).
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về sai số trong các phép đo đại lượng vật lý
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phép đo đại lượng vật lý
GV: Trong thí nghiệm, việc quan trọng nhất là phép đo các đại lượng. Vậy phép đo các đại lượng vật lý là gì?
HS: Tìm hiểu khái niệm
GV: Giới thiệu hai loại phép đo
GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ từng phép đo
HS: Đo chiều dài (phép đo trực tiếp)
 Đo diện tích (phép đo gián tiếp)
GV: Trong các phép đo ta thường sử dụng hệ đơn vị gì? Kể tên các đơn vị trong hệ ?
HS: Tìm hiểu 7 đơn vị đo cơ bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sai số trong các phép đo
GV: Ta có nhiều loại sai số khác nhau trong khi thực hiện các phép đo. Các sai số đó có thể do nhiều nguyên nhân: dụng cụ không chính xác, thao tác đo chưa chuẩn, mắt kém,…
GV: Giới thiêu tên của các loại sai số. Nhấn mạnh nguyên nhân gây ra sai số:
- n lần đo có n giá trị. Vậy giá trị nào là đúng nhất?
- : chỉ gần đúng nhất
GV: Giới thiệu các loại sai số của việc xử lý số liệu đo.
GV: Đưa ra một bảng kết quả vd đo để minh họa công thức tính các loại sai số: sai số tuyệt đối mỗi lần đo; sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo; sai số tuyệt đối của phép đo; …
GV: Hướng dẫn học sinh ghi kết quả đo
GV: Giới thiệu sai số tỉ đối
GV: Nếu là phép đo gián tiếp thì ta vận dụng như thế nào?
HS: Tìm hiểu cách xác định sai số của phép đo gián tiếp
I- Phép đo các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI
 1. Phép đo các đại lượng vật lý
 Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị
 Phép so sánh trực tiếp bằng dụng cụ đo: phép đo trực tiếp
 Phép so sánh thông qua công thức liên hệ các đại lượng đo trực tiếp: phép đo gián tiếp
 2. Đơn vị đo
 Thường dùng hệ đơn vị SI ( xem bảng)
II. Sai số phép đo
 1. Sai số hệ thống
 Sai lệch do đặc điểm cấu tạo của dụng cụ đo: sai số dụng cụ
 Sai lệch do kỹ thuật điều chỉnh trước khi đo: sai số hệ thống
 2. Sai số ngẫu nhiên
 Sai lệch giữa các lần đo: sai số ngẫu nhiên
 3. Giá trị trung bình
 A1, A2, … ,An là giá trị n lần đo
 4. Cách xác định sai số của phép đo
 a- Sai số tuyệt đối mỗi lần đo
; ;;…
 Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo
 b- Sai số tuyệt đối của phép đo = sai số ngẫu nhiên + sai số dụng cụ
 = một nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ
 5. Cách viết kết quả đo
 6. Sai số tỷ đối
 7. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp
 a- Sai số tuyết đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng
 b- Sai số tỉ đối của một tích hay thương, thì bằng tổng các sai số tỉ đối các thừa số 
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Nhắc lại các loại phép đo; các loại sai số trong phép đo
	- Nhắc lại các công thức tính sai số	
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài, làm bài tập trang 44
	-Chuẩn bị tiết :”Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do”

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc