Giáo án Vật lý 8 tuần 10: Áp suất chất lỏng

Tiết 10 – Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức.

- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.

- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học.

II. Chuẩn Bị.

 + Bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bằng măng cao su mỏng.

 + 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tuần 10: Áp suất chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TU ẦN 10 Ngày soạn: 04/10/2011
Tiết 10 – Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
- Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp. 
Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học. 
II. Chuẩn Bị.
 + Bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bằng măng cao su mỏng.
 + 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.
 + 1 bình thông nhau.
III. Các hoạt động Dạy - Học:
1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
HS1: áp lực là gì? Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính áp suất.
 - Muốn tăng, giảm áp suất thì làm thế nào?
HS2: Chữa bài tập 7.5 (12 – SBT) ( Trả lời BT: Trọng lượng của người: 
P = p.S = 17000.0,03 = 510N; Khối lượng của người: m = = 51kg.)
 3. Giới thiệu bài(1’): GV: ĐVĐ: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Để giải thích được -> vào bài.
4. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng 
GV: Chất rắn đặt trên bàn sẽ gây ra 1 áp suất theo phương của trọng lực.
(?) Khi đổ chất lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không?
GV: Giới thiệu dụng cụ TN, nêu rõ mục đích TN.
GV: Y/c HS Đổ nước vào bình – Tìm hiểu xem chất lỏng có gây áp suất lên bình không? áp suất này có giống áp suất chất rắn không? làm C1, C2.
GV: Phát đồ dùng cho các nhóm
GV: Chốt lại
GV: Chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó không? ⟶ TN2,
GV: Giới thiệu dụng cụ TN2
(?) Không dùng tay kéo dây, có cách nào khác để đĩa D vẫn đậy kín đáy bình không?
GV: Y/c HS tìm phương án làm TN – dự đoán kết quả TN.
GV: áp suất chất lỏng được tính bằng công thức nào? II.
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
HS: Đọc thu thập thông tin 
Thí nghiệm 1.
HS: Đọc – tìm hiểu TN
HS: Dự đoán hiện tượng xảy ra
HS: Hoạt động nhóm làm TN – kiểm tra dự đoán, rút ra kết luận. Trả lời C1.
C1: Các màng cao su bị biến dạng(phồng ra), điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
HS: Phát biểu
C2: Chất lỏng gây áp suất không theo một phương như chất rắn mà Chất lỏng gây ra ấp suất theo (nhiều phương) mọi phương.
Thí nghiệm 2.
HS: Làm TN – trả lời C3
C3: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi lên các vật ở trong lòng nó.
Kết luận.
HS: Trả lời C4
C4: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên (1) đáy bình, mà lên cả (2) thành bình và các vật ở (3) trong lòng chất lỏng.
Hoạt động 2 : Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
GV: Giải sử khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S, chiều cao là h.
(?) Hãy dựa vào công thức tính áp suất 
P = để chứng minh công thức P = d.h?
GV: Công thức này cũng áp dụng cho 1 điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
(?) Trong 1 chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm có cùng độ sâu có bằng nhau không?
II. Công thức tính áp suất chất lỏng.
HS: Trong chất lỏng: F = d.V = d.S.h
P = d.h
=> P = = = d.h 
+ P: áp suất ở đáy cột chất lỏng
+ d: Trọng lượng riêng của c.lỏng
+ h: chiều cao của cột chất lỏng.
HS: Nêu đơn vị tính của P, d, h
+ P tính bằng Pa( N/m2)
+ d. . . . . . . . N/m3
+ h . . . . . . . . m (mét)
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố – Hướng dẫn về nhà(5’).
GV Y/c HS Trả lời C6: Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
Hs: Đọc – tóm tắt đầu bài.
- Tính áp suất của nước lên đáy thùng
- Tính áp suất của nước lên 1 điểm cách đáy thùng 0,4m.
- Lưu ý Hs: Chiều cao cột nước trong từng trường hợp.
Hướng dẫn về nhà
- Đọc “ có thể em chưa biết” làm C9.
- Học bài và làm bài tập 8.1 - 8.6 (SBT).
- Đọc trước mục III. Bình Thông nhau – Máy ném Thuỷ lực
IV. Vận dụng.
C6: Khi lặn xuống biển, càng xuống sâu áp suất do khí quyển gây nên lên đến hàng nghìn N/m2. Người thợ lặn nếu không mặc bộ quần áo lặn thì không thể chịu được áp suất đó.
C7:
Tóm tắt:
 h1 = 1,2m
 h2 = 1,2 – 0,4 = 0,8m
 dnước = 10 000N/m3 
 P1 =? ; P2 = ?
Giải
- Áp suất của nước lên đáy thùng là:
 P1 = d.h1 = 10 000.1,2 = 12 000N/m2 
- Áp suất của nước lên 1 điểm cách đáy thùng 0,4m là:
 P2 = d.h2 = 10 000.0,8 = 8 000N/m2 
 .
HS: Phát biểu nội dung cần nắm trong bài.* Ghi nhớ:
IV. Rút kinh nghiệm 
 Ký duyệt 
 Ngày 10/10/2011
 Tô Minh Đầy

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc
Giáo án liên quan