Giáo án Vật lý 8 Tiết 34- Ôn tập kiểm tra học kì

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học, HS:

. Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập.

2. Kĩ năng:

Sau bài học, HS:

. Làm được các bài tập phần vận dụng.

3. Thái độ:

+ HS:

. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:

- Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:

- Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời: & C

- Những câu hỏi bao quát để HS ứng dụng KT, KN vào thực tế:

III. ĐÁNH GIÁ:

Bằng chứng đánh giá:

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Tiết 34- Ôn tập kiểm tra học kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ôn tập.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, HS:
. Làm được các bài tập phần vận dụng.
3. Thái độ:
+ HS:
. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
- Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:Ì
- Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời:Ò & C
- Những câu hỏi bao quát để HS ứng dụng KT, KN vào thực tế:ß
III. ĐÁNH GIÁ:
Bằng chứng đánh giá:
* 
- Cách mà HS thể hiện mức độ hiểu của mình:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Làm
+ Nói, giải thích
x
x
+ Đọc
x
+ Viết
x
x
*
- Các hình thức đánh giá:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Bài tập ứng dụng
x
x
+ Quan sát
x
+ Bài tập viết
x
+ Bài tập viết
X1
*2
- Các công cụ đánh giá:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Đánh giá theo thang điểm
x
+ Đánh giá bằng điền phiếu(có/không)
+ Đánh giá theo sơ đồ học tập
x
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Tư liệu:
+ Đồ dùng:
- GV:1. Kẻ sẵn bảng 29.1 ra bảng phụ.
 2. Chuẩn bị sẵn ra bảng trò chơi ô chữ
- HS:
+ Trang thiết bị:
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ïHoạt động 1: Ổn định tổ chức – Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới:
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(2 phút)
- Phương pháp:+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; Tình huống quan hệ )
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
u Ổn định tổ chức: 
v Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
w Đặt vấn đề vào bài mới:
ïHoạt động 2: A. LÝ THUYẾT
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(18 phút)
- Phương pháp:+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; =Vấn đáp
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
Ò Câu 1: Nêu khái niệm công suất? Công thức tính và đơn vị của công suất.
Trả lời: Công suất cho biết khả năng thực hiện công trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính: ρ = Trong đó: - ρ là công suất.( W) - t là thời gian. (s) - A là công ( J)
Câu 2: - Nêu kết luận về bảo toàn cơ năng? 
 - Cho ví dụ.
Trả lời: - Trong quá trình cơ học (không có ma sát), động năng và thế năng có thể chuyển hoá cho nhau, nhưng tổng của nó tức là cơ năng được bảo toàn.
-Ví dụ: + Ném một vật thẳng đứng lên cao (động năng chuyển hoá thành thế năng).
+ Quả bóng rơi từ trên cao xuống độ cao giảm dần nên thế năng giảm dần, vận tốc tăng dần nên động năng tăng dần (thế năng chuyển hóa thành động năng)
Ò Câu 3: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Các ngưyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. 
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Ò Câu 4: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng? Cho ví dụ.
Trả lời: 
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt độ của vật càng lớn.
- Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.
Ví dụ: - Khi cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn, miếng kim loại bị nóng lên ( cách thực hiện công)
 - Miếng kim loại còn có thể nóng lên khi bỏ nó vào cốc nước nóng ( cách truyền nhiệt)
Ò Câu 5: Có mấy hình thức truyền nhiệt? Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không?
Trả lời: - Có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
- Các hình thức truyền nhiệt của các chất:
Chất
Chất rắn
Chất lỏng
Chất khí
Chân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu
Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của cùng một vật, từ vật này sang vật khác
Ví dụ về dẫn nhiệt : như hơ nóng một đầu thanh sắt thì đầu kia thấy nóng… chứng tỏ nhiệt đã được truyền dẫn từ đầu nầy sang đầu kia của thanh sắt
Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bởi các dòng chất lòng, chất khí.
Ví dụ về đối lưu: như là khi nấu cháo, dòng đối lưu tung các hạt gạo từ đáy lên… chứng tỏ có một dòng nước nóng từ đáy nồi đi lên truyền .nhiệt cho lớp nước trên trên mặt và ngược lại
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt năng bằng cách phát ra những tia nhiệt đi thẳng
- Ví dụ về sự bức xạ : như ngồi cách bếp lò một khoảng vẫn thấy nóng , chứng tỏ có tia nhiệt truyền nhiệt từ bếp lò ra xung quanh .
+ Ứng dụng của đối lưu giải thích tại sao khi đun nước, người ta phải đun từ dưới lên: Khi đun từ dưới lên, lớp nước dưới cùng sẽ nóng lên nở ra và nổi (hay di chuyển) lên, lớp nước phía trên sẽ chìm xuống. Các lớp nước đối lưu nhau truyền nhiệt cho nhau làm nhiệt độ của nước tăng nhanh.
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
Ò Câu 6: Nhiệt lượng là gì? Tại sao nói nhiệt lượng có đơn vị là Jun?
Trả lời: 
 + Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
 +Nhiệt lượng có đơn vị là Jun và nó là số đo nhiệt năng, mà nhiệt năng có đơn vị là Jun.
Ò Câu 7: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K có nghĩa là gì?
Trả lời: 
Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn cho 1 kg nước nóng lên 10C cần thu nhiệt lượng 4200J ( hay là khi 1 kg nước giảm đi 10C thì toả ra nhiệt lượng là 4200J).
Ò Câu 8: Viết công thức tính nhiệt lượng?
Trả lời: 
- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra là: Q = m.C.( t01- t02 )
- Công thức tính nhiệt lượng thu vào là: Q = m.C.( t02- t01 )
Trong đó:
 + Q là nhiệt lượng (có đơn vị là Jun);
 + m là khối lượng của vật (có đơn vị là kg)
 + C là nhiệt dung riêng ( có đơn vị là J/Kg.K)
 + t01 là nhiệt độ lúc đầu, t02 là nhiệt độ lúc sau (đơn vị là 0C hoặc K).
 Ò Câu 9: Nêu nguyên lý truyền nhiệt?
Trả lời: 
+Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:
-Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
-Nhiệt truyền cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Ò Câu 9: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì?
Trả lời: 
- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
 -Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/Kg có nghĩa là khi bị đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá sẽ toả ra một nhiệt lượng bằng 27.106J.
Ò Câu 10: ). Phát biểu nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Phân tích quá trình chuyển hoá năng lượng khi thả một hòn đá từ trên cao xuống (trước khi thả; khi thả; trước khi chạm đất; khi chạm đất).
Trả lời: : 
- Định luật: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác.
-Trước khi thả cơ năng ở dạng thế năng hấp dẫn; Khi thả thế năng chuyển hoá dần thành động năng; Trước khi chạm đất thế năng bằng 0, cơ năng ở dạng động năng; Khi chạm đất cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng của không khí, của vật và mặt đất.
ïHoạt động 2:
- Mục tiêu: II BÀI TẬP:
- Thời gian:(20phút)
- Phương pháp:+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; =Vấn đáp
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
ß Bài 1: Một máy khi hoạt động với công suất bằng 1600W thì nâng được một vật nặng lên độ cao trong 36 giây. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật ?
Ta có : ρ = 
 Þ A= ρ.t = 1600.36 
 = 57600 J
ĐS : 57600 J
ß Bài 2: Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
Ta có A = P. S 
 = 60.6
 = 360 J
 Và P = 
Đs : 12 w
ß Bài 3 : Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 250C. Để đun sôi ấm nước này cần phải sử dụng một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt bằng 4200J/kg.K và 880J/kg.K; (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài).
Giải 
- Nhiệt lượng do ấm nhôm thu vào:
 Qnh = m.nhCnh .( t02 - t01) = 0,5.880.(100 -25) = 33.000J 
 - Nhiệt lượng do nước thu vào:
 Qn = mn.Cn .( t02 - t01) = 2.4200.(100 -25) = 630000 J 
- Tổng nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là: 
 Q = Qnh + Qn = 33.000 + 630000 = 663000 J
ĐS: Q = 663000 J
ß Bài 4 : Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 2,5 lít nước ở 59,850C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước là 600C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K
 a. Nhiệt độ của chì khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu ?
 b. Tính nhiệt lượng nước thu được?
Giải 
a. Nhiệt độ của chì là 600C vì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 60 0C 
 b. Nhiệt lượng của nước thu vào : 
 Qn thu vào = mn.cn (t02 - t01n )
 = 2,5 . 4200.( 60 – 59,85)
 = 1575 (J) 
 c. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào : 
 Q tỏa ra= Qn thu vao = 1575 J
 mch.Cch.( t01ch - t02 ) = 1575
 => Cch = = 127 J/kg. K 
 ĐS : a/ t0ch = 600C
 b/ Qnthu vào = 1575 (J) 
 c/ Cch = 127 J/kg. K 
ß Bài 5 : Giả sử có 1kg nước lạnh ở nhiệt độ bình thường là 250C và một bình nước sôi ở nhiệt độ 1000C . Hỏi nếu cần nước có nhiệt độ 750C để pha trà thì phải cho vào số nước lạnh trên một lượng nước sôi là bao nhiêu ?
Giải Ta có: Qtỏa ra = mnóng . c. (100-75)
 Qthu vào = mlạnh .c .(75-25)
Mà Qtỏa ra = Qthu vào
 mnóng . c. (100-75) = mlạnh .c .(75-25)
 mnóng . (25) = mlạnh .(50) = 50
vậy : mnóng = = 2 (kg) 
ïHoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(5 phút)
- Phương pháp:+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ôn tập kĩ toàn bộ chương trình học kì II chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
SGK Vật lí 8; SGV Vật lí 8; SBT Vật lí 8...
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
8A
8B
8C
- Thời gian giảng toàn bài:
- Thời gian d

File đính kèm:

  • docT34 - ᅯN TẬP H. KÌ 2.doc
Giáo án liên quan