Giáo án Vật lý 8 Bài 5: sự cân bằng lực – quán tính

I.MỤC TIÊU.

1.Kiến thức :

-Nêu được hai lực cân bằng là gì?

-Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động

-Nêu được quán tính của một vật là gì ?

2.Kỹ năng :

 Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.

3.Thái độ :

- Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.

-Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm khi làm thí nghiệm., .

 II.CHUẨN BỊ :

  Giáo viên :- Dụng cụ TN hình 5.2; 5.4; Bảng 5.1

 - Giáo án , sgk ,sgv, chuẩn kiến thức .

  Học sinh : - Xem lại bài "Lực - Hai lực cân bằng"

 - Vở ghi ,sgk.

 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1/ Ổn định lớp , kiểm tra sĩ số.

 2/ Nội dung dạy học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 5: sự cân bằng lực – quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là gì ?
2.Kỹ năng :
 Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
3.Thái độ :
- Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.
-Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm khi làm thí nghiệm.,…. 
 II.CHUẨN BỊ :
 ¯ Giáo viên :- Dụng cụ TN hình 5.2; 5.4; Bảng 5.1
 - Giáo án , sgk ,sgv, chuẩn kiến thức .
 ¯ Học sinh : - Xem lại bài "Lực - Hai lực cân bằng"
 	 - Vở ghi ,sgk.
 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định lớp , kiểm tra sĩ số.
 2/ Nội dung dạy học.
 TRỢ GIÚP CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
 NỘI DUNG
¯HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm tra bài cũ +Tổ chức tình huống học tập (7 phút)
a)Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp,kiểm tra kiến thức cũ.
b)Các bước hoạt động:
¯ Kiểm tra bài cũ :
1/Tại sao nói lực là một đại lượng vec tơ ?
2/Em hãy biểu diễn trọng lực của một vật nặng 5 kg và lực kéo 30N, có phương nằm
 ngang, chiều từ trái sang phải ?
¯ Tổ chức tình huống học tập :
Ở lớp 6 ta đã biết một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên (H.5.1).
 Vậy, một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai 
lực cân bằng sẽ thế nào?
=>Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học 
hôm nay “ SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH”
- Löïc laø moät ñaïi löôïng coù ñoä lôùn, phöông vaø chieàu neân löïc laø moät ñaïi löôïng veùctô.
- Ta có m= 5kg => P = 10.m = 50N F
 A 
 10N
 P 
¯HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về lực cân bằng (17 phút)
a)Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp,kiểm tra kiến thức cũ,diễn giải.
b)Các bước hoạt động:
-Yêu cầu đọc thông tin SGK và GV treo H.5.2 lên bảng.
- Có mấy lực tác dụng vào quyển sách, quả cầu và quả bóng? 
-Tại sao có lực tác dụng vào mà chúng vẫn đứng yên?
- Biểu diễn các lực đó như thế nào? Nêu phương, chiều, điểm đặt và độ lớn của từng lực?
=>Phát biểu đầy đủ thế nào là hai lực cân bằng ?
-Hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang đứng yên thì có làm thay đổi tốc độ của vật đó không?
=>GV chốt lại : Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên làm vật tiếp tục đứng yên. Nghĩa là không thay đổi tốc độ.
 =>Vậy:Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ như thế nào? Tốc độ có thay đổi không?Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua-> MỤC 2
*GV: Ta đã biết lực tác dụng làm thay đổi tốc độ của vật ,khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì chuyển động của vật bị thay đổi.Vậy khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì chuyển động của vật sẽ ntn ?
->GV y/c học sinh dự đoán.
GV: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng không -> ta tìm hiểu TN SGK.
GV: Giới thiệu dụng cụ –Mô tả TN theo hình vẽ 5.3 trong các trường hợp a,b ,c, d.
-Cho HS dựa vào các thông tin truyền đạt-> lần lượt trả lời C2, C3, C4. 
- Lưu ý: + Hai quả nặng giống hệt nhau.
 + Thước dùng để đo quãng đường chuyển động của quả nặng A.
- Mô tả TN theo 3 giai đoạn:
+ Hình 5.3 a: Ban đầu quả cân A đứng yên
+ Hình 5.3 b: Quả cân A chuyển động
+ Hình 5.3 c, d: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại.
- Lưu ý: Giai đoạn d TN ghi lại quãng đường đi được trong các khoảng thời gian 2s liên tiếp -> ghi kết quả đó vào bảng 5.1; sau đó tính vận tốc tương ứng.
GV: Treo kết quả bảng 5.1. 
- Từ kết quả trên các em rút ra kết luận gì khi có các lực cân bằng tác dụng lên 1 vật đang chuyển động?
GV: Chốt lại phần kết luận.
 Khẳng định dự đoán đúng.
-Y/c HS cho ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
- Đọc SGK và biểu diễn lực ở h.5.2-> Hoàn thành C1 
-Lực tác dụng lên quyển sách có 2 lực ->trọng lực 
và Phản lực 
-Quả cầu treo trên sợi dây
->trọng lực P và sức căng dây T
-Quả bóng trên sân ->trọng lực P của quả bóng và Phản lực Q của mặt sân lên quả bóng 
=>Vì lực tác dụng vào các vật trên là các lực cân bằng.
-HS xác định phương ,chiều, điểm đặt ,độ lớn và biểu diễn các lực cân bằng trên hình vẽ.
- Cùng phương ngược chiều
- Điểm đặt trên cùng một vật.
- Có cùng cường độ.
- HS nêu khái niệm về hai lực cân bằng.
-Hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang đứng yên thì không làm thay đổi tốc độ của vật.
-HS nêu dự đoán.
-HS: Quan sát hình vẽ 
5.3 – Tìm hiểu TN.
-HS: Chú ý nhận thông tin từ GV để trả lời các câu hỏi C2,C3,C4.
C2: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây 2 lực này cân bằng do:
 T = PB
 Mà PB = PA 
=> T = PA hay T cân bằng PA 
C3: Đặt thêm quả nặng A’ lên A, lúc này PA + PA’ > T nên vật AA’ chuyển dộng nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên.
C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A’ bị giữ lại. Khi đó chỉ còn 2 lực tác dụng lên A là PA và T, mà PA = T nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. TN cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
-HS:Nhận thông tin từ bảng 5.1 (cá nhân). Tính vận tốc của A-> Hoàn thành C5.
-HS rút ra kết luận.
-HS cho ví dụ: Ôtô (xe máy) chuyển động trên đường thẳng nếu ta thấy đồng hồ đo tốc độ chỉ một số nhất định, thì ôtô(xe máy) đang chuyển động thẳng đều và chúng chịu tác dụng của hai lực cân bằng: lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động. 
I. HAI LỰC CÂN BẰNG:
1/ Hai lực cân bằng là gì?
C1: 
1N	 0.5N 
¯ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
2/ Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a/ Dự đoán(sgk)
b/ Thí nghiệm kiểm tra.
C2: A đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
C3:PA+PA’>T nên A,A’ chuyển động nhanh dần.
C4:A chịu tác dụng của PA, PB cân bằng nhau
C5: Bảng 5.1
¯ Kết luận: Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục đứng yên .Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thắng đều.
¯HOẠT ĐỘNG 3 :Tìm hiểu về quán tính+Vận dụng quán tính trong đời sống và kĩ thuật (18 phút)
a)Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp,gợi mở giải quyết vấn đề.
b)Các bước hoạt động:
-GV đưa ra một số hiện tượng quán tính thường gặp trong thực tế:
+ Ôtô, tàu hoả đang chuyển động không thể dừng ngay được (nếu thắng gấp) mà phải trượt tiếp một đoạn.
+ Xe máy không thể đạt ngay vận tốc lớn mà phải tăng dần.
+ Khi đang chạy nếu bị vấp thì sẽ ngã về phía trước
- Từ đó cho hs phân tích và đưa ra khái niệm quán tính.
-Yêu cầu hs nêu thêm 1 số thí dụ khác về quán tính trong thực tế
- GV  nhấn mạnh :Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
-HD cho hs làm thí nghiệm h.5.4 để trả lời C6
-Tương tự yêu cầu hs giải thích hiện tượng khi xe đang chuyển động đột ngột dừng lại ở C7.
-Gọi hs nhận xét, GV chỉnh lí và thống nhất kết quả với lớp
-Đọc thông tin SGK tìm hiểu về quán tính
-Phân tích các hiện tượng có quán tính trong thực tế
->Nêu khái niệm quán tính
-Lấy thí dụ về quán tính
-HS làm thí nghiệm theo hình 5.4 và trả lời C6,C7
II/ QUÁN TÍNH
 1.Nhận xét:
Quán tính: Tính chất của mọi vật bảo toàn tốc độ của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính. 
2/ Vận dụng:
C6: 
	Búp bê ngã về phía sau. Khi đẩy xe, chân búp bê bị dừng lại cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau.
C7: 
	Búp bê ngã về phía trước. Khi dừng xe đột ngột, mặc dù chân búp bê dừng lại cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân búp bê vẫn chuyển động và nó nhào về phía trước.
 -GV: Các em hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng trong C8. C8:
a. Do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động theo hướng cũ ® ngã sang trái.
b. Chân chạm đất nhưng do quán tính, thân tiếp tục chuyển động ® chân gập lại.
c. Do quán tính mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi khi bút đã dừng lại.
d. Cán đột ngột dừng lại, do quán tính đầu búa tiếp tục chuyển động ® ngập chặt vào cán.
e. do quán tính cốc chưa kịp thay đổi tốc độ khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc.
¯HOẠT ĐỘNG 4 : Tổng kết + hướng dẫn học tập (3 phút) 
a)Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp.
b)Các bước hoạt động:
¯Tổng kết :
- Hai lực cân bằng có đặc điểm gì? 
-Khi vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào? Còn vật đang chuyển động sẽ thế nào?
- Tại sao mọi vật khi chịu tác dụng của lực lại không thay đổi tốc độ ngay được ?
¯Hướng dẫn học tập. 
-HS cần nắm:
+Nêu được hai lực cân bằng là gì?
+Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
+Nêu được quán tính của một vật là gì?
 - Làm bài tập: 5.1 -> 5.8 (9; 10 – SBT)
- Đọc trước bài “Lực ma sát”.
-Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
-Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục đứng yên .Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thắng đều.
-Vì mọi vật đều có quán tính.
 DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
 Ngày tháng năm
 LÊ THỊ LỆ THU
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
¯ PHAÀN BOÅ SUNG:
Nh÷ng ®iÓm cÇn l­u ý :
+ HÖ lùc c©n b»ng khi t¸c dông vµo 1 vËt th× kh«ng lµm vËn tèc cña vËt thay ®æi.
+ Lùc c©n b»ng t¸c dông lªn vËt ®ang chuyÓn ®éng còng kh«ng lµm thay ®æi vËn 
tèc cña vËt nªn vËt sÏ chuyÓn ®éng th¼ng ®Òu m·i

File đính kèm:

  • docGIAO AN LI 8 TUAN 5.doc