Giáo án Vật lý 7 Trường THCS Mỹ Phước A

I./ Mục tiêu:

 - Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh

 sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền

 vào mắt ta.

- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

II./ Chuẩn bị :

 + GV: Giáo án, SGK, dụng cụ DH,.

 + HS: Tập viết bài, SGK, coi trước bài ở nhà,.

III./ Tiến trình hoạt động dạy và học:

 1./ Ổn định lớp: (1’)

 2./ Kiểm tra bài cũ :

 3./ Bài mới:

 3.1/ Đặt vấn đề : (4’)

 - GV : Giới thiệu chương trình Vật Lý 7 gồm 3 chương là: Quang Học, Âm Học và Điện Học. Yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin của chương 1: Quang Học

 - GV : Nêu lại trọng tâm của chương và hỏi: Trong gương là chữ “ Mít ” Vậy, trong tờ giấy là chữ gì?

 - GV : Để biết dự đoán của các em đúng hay sai, ta vào nội dung bài học hôm nay.

 - HS : Ghi tựa bài 1: “ NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG –NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

 

doc118 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7 Trường THCS Mỹ Phước A, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( 10 ph ): 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-GV: Treo hình 14.2 và thông báo kết quả TN 
-HS: Quan sát và lắng nghe.
-GV: Y/c HS chia nhóm (2 HS ngồi kế cùng 1 nhóm) thảo luận để trả lời các câu hỏi sau : 
 + Vật ntn thì phản xạ âm tốt ?
 + Vật ntn thì phản xạ âm kém ?
-HS: Các nhóm cùng thảo luận.
-GV: Y/c đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
-HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận :
 + Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
 + Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
Ghế đệm mút,
Tấm kim loại,
Cao su xốp,
Tường gạch.
-GV: Nhận xét và Y/c HS trả lời câu hỏi (C4) : Trong những vật sau đây :
 - Miếng xốp, 
 - Mặt gương,
 - Áo len,
 - Mặt đá hoa.
 Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém ?
-HS: (C4) : 
 + Vật phản xạ âm tốt : mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
 + Vật phản xạ âm kém : miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
-GV: Nhận xét và tóm lại : 
 -Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 
 -Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
-HS: Ghi bài vào vở.
II./ Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém : 
 -Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 
 - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
 4./ Hoạt động 4 : Vận dụng, củng cố ( 10 ph ): 
 -GV : Nêu câu hỏi (C5) : Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng 
 ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm 
 tiếng vang. Hãy giải thích tại sao ?
 -HS : (C5) : Làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm 
 tiếng vang. Âm nghe được rõ.
 -GV : Nhận xét, GV treo hình 14.3 và nêu tiếp câu hỏi (C6) : Khi muốn nghe rõ hơn, 
 người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai (hình 14.3), đồng thời 
 hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao ?
 -HS : (C6) : Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ 
 từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
 -GV : Nhận xét, GV treo hình 14.4 và Y/c HS đọc câu hỏi (C7) (SGK trang 42) 
 -HS : Đọc.
 -GV : Gợi ý : Độ sâu của đáy biển được tính bằng công thức nào ?
 -HS : Độ sâu của đáy biển được tính bằng công thức : s = v.t
 -GV : Nhận xét và hỏi : Đề bài đã cho biết đại lượng nào ?
 -HS : v = 1500 m/s 
 -GV : Nhận xét và hỏi tiếp : “ t ” là thời gian âm đi ntn ?
 -HS : “ t ” là thời gian âm đi từ mặt nước xuống đáy biển.
 -GV : Nhận xét và nói: Do đó, t = 0,5s. Y/c HS lên bảng trình bày lại và tính toán.
 -HS : (C7): Độ sâu của biển là :
 s = v.t = 1500 . 0,5 = 750 (m)
 -GV : Nhận xét và treo bảng phụ câu hỏi (C8): Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng 
 trong trường hợp nào dưới đây ?
Trồng cây xung quanh bệnh viện.
Xác định độ sâu của biển.
Làm đồ chơi “ điện thoại dây ”.
Làm tường phủ dạ, nhung.
 -HS : (C8): a, b, d.
 -GV : Nhận xét. Đặt các câu hỏi và lần lượt gọi HS trả lời :
 1) Tiếng vang là gì ?
 2) Các vật ntn thì phản xạ âm kém ?
 3) Các vật ntn thì phản xạ âm tốt ?
 -HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi dựa vào nội dung bài học. 
 5./ Hoạt động 5 : Tổng kết, dặn dò (3 phút ):
 -GV : Ghi cụ thể phần dặn dò vào bảng phụ: 
 *Dặn dò : 
 - Đọc phần “ Có thể em chưa biết ”( SGK trang 42 )
 - Học thuộc các nội dung của bài học.
 - Làm các bài tập sau : 14.1, 14.2, 14.3 ( SBT trang 15 ).
 - Xem trước bài 15 : “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ”. 
 -HS : Ghi phần dặn dò vào vở.
TUẦN : 16 !
TIẾT : 16
Ngày soạn: 25/12/2010
Ngày dạy : 30/12/2010
@&?
I./ Mục tiêu:
 - Giúp HS phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
 - Giúp HS đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp 
 cụ thể. Giúp HS kể tên một số vật liệu cách âm.
II./ Chuẩn bị : 
 +GV: giáo án, SGK, dụng cụ DH,..
 + HS: Tập viết bài, SGK, coi trước bài ở nhà,..
III./ Tiến trình hoạt động dạy và học:
 1./ Ổn định lớp: (1’)
 2./ Kiểm tra bài cũ : (8’)
 - GV : Nêu câu hỏi và bài tập : 
 1. Thế nào là tiếng vang ? Các vật ntn thì phản xạ âm tốt, phản xạ âm 
 kém ?
 2. Sửa bài tập 14.1, 14.2 ( SBT trang 15 ). GV treo bảng phụ :
 14.1. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ?
 A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
 B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ
 C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
 D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang 
 14.2. Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt ?
 A. Miếng xốp
 B. Tấm gỗ
 C. Mặt gương
 D. Đệm cao su
	- GV: Y/c HS N/x.
	- GV: N/x và cho điểm.
 3./ Bài mới:
 3.1/ Đặt vấn đề : (3’)
 - GV : Y/c HS đọc phần đặt tình huống vào bài.
- HS : Đọc.
 - GV : Đvđ : Ta thấy, tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại xấu tới thần kinh của 
 con người đó chính là ô nhiễm tiếng ồn. Vậy, cần phải có những biện pháp 
 nào để chống lại ô nhiễm tiếng ồn ? Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta 
 cùng nhau tìm hiểu bài 15.
- HS : Ghi tựa bài 15 : “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” vào vở. 
 3.2/ Hoạt động : 
Tg
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
10’
10’
10’
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ô nhiễm tiếng ồn 
-GV: Treo hình 15.1, 15.2, 15.3 Y/c HS quan sát kĩ các hình, thảo luận theo nhóm ( 2 HS 1 nhóm ) để trả lời câu hỏi (C1) : Hình nào trong các hình 15.1, 15.2, 15.3 thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn ? Vì sao em biết ?
-GV: Y/c đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-GV: Nhận xét và Y/c HS hoàn thành kết luận của (C1).
-GV: Nhận xét và Y/c HS vận dụng kết luận để trả lời câu hỏi (C2) ( GV treo bảng phụ ).
-GV: Nhận xét và nhấn mạnh : Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
-GV: Y/c HS đọc nội dung thông tin mục II (SGK trang 43)
-GV: Y/c HS chia nhóm thảo luận để hoàn thành câu hỏi (C3) trên phiếu học tập đã kẻ sẵn ( GV treo bảng phụ ).
GV có thể hướng dẫn HS dựa vào các câu hỏi sau để hoàn thành (C3) :
 + Tác động vào nguồn âm ntn để làm giảm tiếng ồn?
 + Làm thế nào để phân tán âm trên đường âm ?
 + Làm thế nào để ngăn chặn không cho âm truyền tới tai ?
-GV: Y/c đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận ( GV điền vào bảng phụ ).
-GV: Nhận xét và nhấn mạnh : Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
-GV: Gọi 2 HS nhắc lại. Sau đó, GV nêu lần lượt từng câu hỏi của (C4): 
 a) Hãy nêu tên một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền 
 b) Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm.
qua ít.
-GV: Nhận xét và khẳng định : Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
*Hoạt động 3 : Vận dụng, củng cố 
-GV : Nêu câu hỏi (C5) : Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.2. 15.3
-GV : Nhận xét và nêu tiếp câu hỏi (C6) : Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chố
-GV : Nhận xét. Đặt các câu hỏi và lần lượt gọi HS trả lời :
 1) Khi nào xảy ra ô nhiễm tiếng ồn ?
 2) Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm gì ?
 3) Những vật liệu ntn được gọi là những vật liệu cách âm ?ng sự ô nhiễm tiếng ồn đó.
I./ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn : 
-HS: Quan sát các hình và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi (C1).
-HS : Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận :
 (C1) : +Hình 15.1 tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Vì vậy, hình này không thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn.
 +Hình 15.2, 15.3 tiếng ồn của máy khoan, của chợ to, kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe của con người. Vì vậy, hai hình này thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn.
-HS : Hoàn thành kết luận của (C1) :
 Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
-HS: (C2) : Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là :
 b) Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô...
 d) Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
-HS: Ghi bài vào vở.
II./ Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn :
-HS: Đọc SGK trang 43
-HS: Các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành.
-HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận dựa vào phiếu học tập của nhóm mình : (C3)
Cách làm giảm tiếng ồn
Biện pháp cụ thể
1) Tác động vào nguồn âm
- Cấm bóp còi...
2) Phân tán âm trên đường truyền
- Trồng cây xanh...
3) Ngăn không cho âm truyền tới tai
- Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa,...
-HS: Ghi bài vào vở.
-HS: 2 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi của (C4):
 a) Những vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là : gạch, bêtông, gỗ,...
 b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là : kính, lá cây,...
-HS: Ghi bài vào vở.
-HS : (C5) : + Hình 15.2 : Y/c trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB, người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
 + Hình 15.3 : Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp hoặc chợ đi nơi khác,..
-HS : (C6) : Các phương án và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể là :
 + Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ. Biện pháp : Đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư,...
 + Tiếng hát karaoke kéo dài suốt ngày làm ảnh hưởng nhà bên cạnh. Biện pháp : Đề nghị vặn nhỏ bớt tiếng, đóng cửa, che rèm phòng hát,...
-HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi dựa vào nội dung bài học. 
 4/ Tổng kết, dặn dò ( 3 phút ):
 -GV : Dặn dò HS: 
 - Đọc phần “ Có thể em chưa biết ”( SGK trang 44 )
 - Học thuộc các nội dung của bài học.
 - Làm các bài tập sau : 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5 ( SBT trang 16 ).
 - Xem trước bài 16 : “ Tổng kết chương 2 : Âm Học ”. 
 - Chuẩn bị trước phần tự kiểm tra vào vở. 
 -HS : Ghi phần dặn dò vào vở.
TUẦN : 19 !
TIẾT : 19
Ngày soạn: 25/12/2010
Ngày dạy : 29/12/2010
 @&?
I./ Mục tiêu:
 - Giúp HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến âm thanh.
 - Giúp HS luyện tập thêm để chuẩn bị kiểm t

File đính kèm:

  • docgiao an vatly 7.doc