Giáo án Vật lý 6

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài.

- Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo độ dài.

 2. Kỹ năng

 - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

 - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

 3. Thái độ

 - Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.

 - Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.

 - Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

 - 1 thước có ĐCNN là 1mm.

 - 1 thước dây có ĐCNN là 1cm.

 - 1 thươc cuộn có ĐCNN là 0,5 cm.

 * Chuẩn bị cho cả lớp:

 - Tranh vẽ phóng to 1 thước kẻ có GHĐ là 20cm.

 - Tranh vẽ to bảng kết quả đo độ dài( Bảng 1.1 SGK/8).

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Chép sẵn bảng 1.1. vào vở.

- Một số loại thước dùng trong học tập.

 

doc99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười?
 3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*ĐVĐ:
? Muốn kéo ống bê tông lên bằng mặt phẳng nghiêng có được không? Dễ dàng hơn không?
? Có thể kéo vật lên với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật không?
Hoạt động 1 (2’) Tìm hiểu tình huống học tập.
1. Đặt vấn đề.
HS dự đoán:
- Có thể giảm.
- Không thể giảm.
HS dự đoán.
GV: nêu MĐ TN Có thể kéo vật lên với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật không?
GV giới thiệu d.cụ và lắp d.cụ như H14.2.
? Nêu cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? 
GV hướng dẫn HS làm TN theo các bước.
- Bước 1: Đo trọng lượng F1 của vật
- Bước 2: đo lực kéo F2 (Độ nghiêng lớn)
- Bước 3: Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng vừa.
- Bước 4: Đo độ kéo F2 ở độ nghiêng nhỏ.
GV: nhắc HS cầm lực kế đúng cách
- Ghi tóm tắt kết quả thí nghiệm của các nhóm vào bảng phụ.
Hoạt động 2(15’) Thí nghiệm
- Các nhóm lắp ráp dụng cụ.
Hs: Thảo luận tìm ra cách làm giảm độ nghiêng.
Hs: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
Làm thí nghiệm theo các bước GV hướng dẫn.
- Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng.
- Kết quả thí nghiệm.
? Y/c học sinh quan sát kết quả thí nghiệm, so sánh trọng lượng F1 với lực kéo vật F2?
? Trả lời 2 câu hỏi ở đầu bài.
Gv: Hướng dẫn học sinh thảo luận để đi đến thống nhất kết luận.
Y/c học sinh ghi vào vở kết luận.
GV chốt: Kết luận.
Hoạt động 3( 10’) Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm
HS: Rút ra kết luận.
* Kết luận:
- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng vật.
- Độ nghiêng càng ít độ kéo càng nhỏ
GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu C3.
Gợi ý:
? Chú Bình đã dùng dụng cụ nào đưa thùng phuy lên với 1 lực là bao nhiêu?
- Dùng tấm ván dài hơn có tác dụng gì?
GV: thống nhất trả lời.
- Y/c đọc : Có thể em chưa biết.
Hoạt động 4(10’) Củng cố – Vận dụng.
C3: Đưa thùng phuy lên sàn xe. 
- Làm mặt phẳng nghiêng để dắt xe máy lên thùng xe.
- C5: Chú Bình dùng lực có cường độ: F < 500N Vì: khi dùng 1 tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng giảm. Lực kéo càng nhỏ.
- HS: đọc mục có thể em chưa biết.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tìm các ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong thực tế. 
- Hoàn thành C1 - C5 
- Làm bài tập 14.1 – 14.4
- Đọc trước bài “ Đòn bẩy”
Hoạt động 5(4’) Ra nhiệm vụ về nhà cho HS
 4. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: /12/2012
ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 
 2. Kĩ năng
- Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
 3. Thái độ: 
- Cẩn thận, trung thực.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ
GV:
 * Chuẩn bị cho cả lớp
 - Lực kế có GHĐ : 2N
- 1 khối trụ kim loại khối lượng 200g.
- 1 đòn bẩy.
HS:
	- Nghiên cứu bài theo yêu cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ ba “ Dùng đòn bẩy”
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát H15.1; 15.2; 15.3
- Yêu cầu HS đọc mục I (SGK/47)
? Các vật được gọi là đòn bẩy phải có mấy yếu tố? đó là yếu tố nào?
GV: Dùng vật nặng, gậy và vật kê để minh họa H15.2
? Yêu cầu HS chỉ rõ ba yếu tố của đòn bẩy.
? Có thể dùng đòn bẩy này mà thiếu một trong ba yếu tố được không
? Nếu thiếu điểm tựa có thể bẩy vật lên không
GV: Có thể bỏ vật kê ra rồi luồn gậy vào sâu giữa vật và mặt đất, TD lực F2 hướng lên trên vẫn bẩy được vật .Khi đó lực F2 vẫn quay quanh một điểm tựa, đó chính là chỗ đầu cái gậy tựa vào mặt đất. Trong cách làm này vẫn cần điểm tựa.
? Thiếu lực F2 thì có bẩy được vật lên không
GV: Bỏ vật ra( thiếu lực F1) thì lực F2 vẫn quay quanh điểm tựa (khi đó trọng lượng của chiếc gậy đóng vai trò lực F1)
? Yêu cầu HS làm C1
Hoạt động 1(10’) Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
- HS đọc SGK và quan sát H15.1; 15.2; 15.3
- Cấu tạo: Mỗi đòn bẩy đều có:
+ Điểm tựa là O
+ Điểm tác dụng của lực F1 là O1
+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2
- Thiếu điểm tựa thì không thể nâng vật lên được.
- Thiếu lực F2 thì không thể bẩy được vật lên
- Cá nhân HS trả lời C1
(1)- O1 (2) – O (3) – O2
(4) – O1 (5) – O (6) – O2
? Yêu cầu HS đọc mục II phần 1
? Trong hình 15.4 các điểm O, O1, O2 là gì
? Khoảng cách OO1; OO2 là gì.
? Vấn đề cần nghiên cứu trong bài là gì.
GV chốt VĐ nghiên cứu: So sánh lực kéo F2 và trọng lực F1 của vật khi thay đổi các khoảng cách OO1 và OO2 ( thay đổi vị trí các điểm O, O1, O2)
GV: Tổ chức cho HS làm TN “ So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí các điểm O, O1, O2”
?Quan sát H15.4 và nêu dụng cụ TN
? Yêu cầu các nhóm lắp dụng cụ TN như H15.4
GV: Hướng dẫn HS làm TN
B1: Đo trọng lượng F1 của vật và ghi bảng kết quả
B2: Kéo lực kế, nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế ( theo 3 trường hợp theo bảng 15.1)
? Yêu cầu HS làm TN theo nhóm và ghi kết quả TN vào bảng 15.1
GV lưu ý :
- Điều chỉnh lực kế về vị trí số 0 ở tư thế cầm ngược
- Cách lắp TN để thay đổi các khoảng cách OO1 và OO2 
? Hãy cho biết độ lớn của lực kéo khi khoảng cách từ điểm tựa tới các điểm TD của trọng lực (OO1) với khoảng cách từ điểm tựa tới điểm TD của lực kéo OO2.
? So sánh lực kéo với trọng lượng của vật trong từng trường hợp làm TN
? Hoàn thiện KL
? Trả lời câu hỏi ở phần ĐVĐ
Hoạt động 2(20’) Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào?
1. Đặt vấn đề
Muốn F2 < F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn ĐK gì
2. Thí nghiệm
- Dụng cụ TN gồm:
+ 1 lực kế
+ 1 khối trụ KL
+ Đòn bẩy
- Lắp ráp TN theo nhóm
- Quan sát GV hướng dẫn TN
- Tiến hành TN theo nhóm và ghi kết quả bảng 15.1
- Dựa vào bảng kết quả 15.1 và so sánh
So sánh OO2 với OO1
 So sánh F2 và F1
OO2 > OO1
F2 < F1
OO2 = OO1
F2 = F1
OO2 < OO1
F2 > F1
3. Rút ra kết luận.
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn ( hoặc lớn hơn hoặc bằng) trọng lượng của vật thì phảI làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm TD của lực nâng lớn hơn( hoặc nhỏ hơn hoặc bằng) khoảng cách từ điểm tựa tới điểm TD của trọng lượng của vật.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C4; C5; C6
- Yêu cầu HS chỉ rõ điểm tựa, điểm TD của lực F1, điểm TD của lực F2 trong từng hình 15.5
- Lưu ý rèn cho HS cách diễn đạt bằng kí hiệu và cách diễn đạt bằng lời
- Đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3 (13’) Củng cố – vận dụng.
* Trả lời C4
Cái bật nắp chai bia, cái kìm….
C5: 
- Điểm tựa: Chỗ chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.
- Điểm TD của lực F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.
- Điểm TD của lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ hai ngồi.
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn; buộc dây kéo xa điểm tựa; buộc thêm ghạch,khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
- Đọc “ Ghi nhớ”
- Học ghi nhớ.
	BTVN: 16.1 ® 16.4/ SBT.
Hoạt động 4(2’) Ra nhiệm vụ về nhà cho học sinh
 4. Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: /12/ 2013
Ngày giảng: /12/ 2013 
Tiết 20
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Ôn tập, hệ thống các kiến thức về cơ học trong chương về: đo lường, lực , khối lượng riêng, trọng lượng riêng, máy cơ đơn giản.
- Hệ thống các công thức đã học trong chương.
 2. Kỹ năng
- Biết lựa chọn các dụng cụ phù hợp theo yêu cầu đo lường.
- Biết tính các đại lượng trong 1 công thức.
 3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu
Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập toàn bộ chương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chiếu bảng 1.
- Gọi 1 HS hoàn thiện các thông tin trong bảng.
GV: Mỗi dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN. Khi sử dụng các dụng cụ đó cần lực chọn dụng cụ có GHĐ và ĐCNN phù hợp với nhu cầu.
? Khi nào ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia?
? Các loại lực chính?
? Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
? Khối lượng riêng là gì?
?Công thức tính khối lượng riêng?
? Công thức tính trọng lượng riêng?
? Tác dụng của máy cơ đơn giản?
? Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường ding?
GV chốt: Các hiện tượng vật lí có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi giải thích các hiện tượng thực tế cần kết hợp nhiều hiện tượng khác nhau để giải thích.
Hoạt động 1 ( 20’) Ôn tập lí thuyết.
Các phép đo lường.
Đại lượng
Đơn vị đo
Dụng cụ đo
Chiều dài
m
Thước
Thể tích
m 3
Bình chia độ
Khối lượng
Kg
Cân
- Hoàn thiện nội dung bảng.
2. Lực
- Khi vật này đẩy hay kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
- Các loại lực chính: Lực đẩy, lực kéo, lực ép, lực hút.
- Các lực đã học: trọng lực, lực đàn hồi.
3. Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
 P = 10 .m
4. Khối lượng riêng, trọng lượng riêng.
 D = m/ v
 d = P/v.
5. Các loại máy cơ đơn giản.
 - Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn.
- 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng
+) Mặt phẳng nghiêng.
+) Đòn bẩy.
+) Ròng rọc.
GV chiếu đề bài tập .
Bài 1: 
Điền từ thích hợp vào dấu ……..
a. Con trâu tác dụng ……….vào cái cày.
b. Nam châm tác dụng ……. lên kim nam châm.
c. 2 lực cân bằng là 2 lực……….; có cùng phương nhưng ……………….
- GV chuẩn lại bài làm của HS.
* GV chiếu đề bài tập 2:
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- yêu cầu cả lớp làm vào vở.
GV chuẩn lại bài làm của HS.
Chốt: Ghi nhớ đơn vị của các đại lượng để sử dụng cho chính xác.
GV chiếu đề bài 3.
? Tóm tắt đề bài.
? Tính trọng lượng của vật như thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng tính D,d của vật.
- Nhận xét bài làm của HS.
Gv chốt lại các công thức.
GV chiếu đề bài tập 4.
- Gọi HS trả lời.
GV chốt: vai trò, tác dụng của máy cơ đơn giản.
* Chốt toàn bài: Nhấn mạnh các vần đề cơ bản.
Hoạt động ( 20’) Vận dụng
- HS điền từ hoàn thiện bài 1
Bài 2:
Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B để được khẳng định đúng?
Xác định các đại lượng đo.
A
B
Khối lượng
 Kg/m3
Trọng lượng
N/m3
Khối lượng riêng
Kg
Trọng lượng riêng
m 3
Thể tích
m
Chiều dài
N
Bài 3:
m = 5 kg
v = 0,5 m3.

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Ly 6 chuan.doc
Giáo án liên quan