Giáo án Vật lý 11 Bài 32: kính lúp

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Phân biệt được vật kính và thị kính thông qua các đặc điểm của chúng.

 - Biết cách xác định độ dài quang học của kính.

 - Hiểu được sự tạo ảnh bởi kính hiển vi.

 - Nắm được các công thức tính số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực.

 2. Kỹ năng:

 - Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập có liên quan.

 3. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức học tâp tốt, tham gia phát biểu xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Một số kính hiển vi cho các nhóm hs quan sát và sử dụng.

- Hình vẽ phóng to.

 2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức về thấu kính hội tụ và mắt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Bài 32: kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trườnag: THPT NGÃ SÁU 	Họ tên GSh: THỊ MỸ XUÂN 
Lớp: 11C3 . Môn: Vật lý	MSSV: 1100354
Tiết thứ: 64 Họ tên GVHD: NGÔ TẤN HÂY
Ngày tháng 04 năm 2014
	BÀI 32: KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
	- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Phân biệt được vật kính và thị kính thông qua các đặc điểm của chúng.
	- Biết cách xác định độ dài quang học của kính.
	- Hiểu được sự tạo ảnh bởi kính hiển vi.
 	- Nắm được các công thức tính số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực.
 2. Kỹ năng:
	- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập có liên quan.
	3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức học tâp tốt, tham gia phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
 	1. Giáo viên:
- Một số kính hiển vi cho các nhóm hs quan sát và sử dụng.
- Hình vẽ phóng to.
	2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về thấu kính hội tụ và mắt.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1 (5 phút): Ổn định lớp, kiểm tra bài, vào bài.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Kiến thức cơ bản
- Báo học sinh vắng.
- Trả bài.
- Ổn định, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra:
Câu 1:Dụng cụ quang học có tác dụng gì? Người ta có thể chia dụng cụ quang học ra làm mấy loại? Là những loại nào? Nêu ví dụ. 
Câu 2: Nêu công dụng và cấu tạo của kính lúp? 
Vào bài: Các nhà nghiên cứu sinh vật học, khi nghiên cứu về tế bào hay ADN... thì người ta dùng dụng cụ gì để quan sát? (kính hiển vi). Vậy tại sao người ta không dùng kính lúp mà lại dùng kính hiển vi để quan sát?. Để làm rõ vấn đề này ta vào bài mới, bài 33: Kính hiển vi. 
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Kiến thức cơ bản
- Được chia làm 2 nhóm: nhóm quan sát những vật ở xa và nhóm quan sát những vật có kích thước nhỏ.
- Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt quan sát những rất nhỏ.
- G của kính hiển vi lớn hơn G của kính lúp rất nhiều lần.
- KHV gồm 2 bộ phận chính: vật kính và thị kính
- VK là một TKHT (hệ thấu kính có tác dụng như TKHT) có tiêu cự rất nhỏ.
- TK là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi thấu kính.
- Được gắn vào 2 đầu của 1 ống hình trụ sao cho trục chính của chung trùng nhau
- Ở tiết trước ta đã được học dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt chia làm mấy nhóm? Vậy kính hiển vi thuộc nhóm nào?
- Số bội giác G của kính hiển vi như thế nào so với số bội giác của kính lúp?
- Vậy ta đưa ra nhận xét: kính hiển vi quan sát những vật có kích thước rất nhỏ. VD: tế bào, ADN.
- KHV gồm bao nhiêu bộ phận chính? những bộ phận nào?
- Vật kính là gì? 
- Thị kính là gì?
- VK và TK được ghép với nhau như thế nào?
- Ngoài ra còn có bộ phận tự sáng để chiếu sáng đó là gương cầu lõm.
I. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi
 - Kính hiển vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.
 - Kính hiển vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng truc, khoảng cách giữa chúng O1O2 = l không đổi. Khoảng cách F1’F2 = d gọi là độ dài quang học của kính.
Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lõm.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính hiển vi
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Kiến thức cơ bản
- Ảnh A'1B'1 tạo bởi vật kính phải nằm trong O2F2 của thị kính
- A'2B'2 Phải hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Hs thực hiện C1
- Quan sát hình 33.5 ảnh A'1B'1 được hiện ra ở đâu?
- Ảnh A'2B'2 cuối cùng cần quan sát phải hiện ra ở đâu?
- Nếu ảnh A'2B'2 không hiện trong khoảng nhìn rõ của mắt thì ta dịch chuyển vật hoặc kính. Nhưng KHV thường quan sát những vật có kích thước rất nhỏ nên độ xê dịch vật cũng rất nhỏ khoảng vài chục micrômét.
- Nên trong thực tế ta quan sát vật bằng kính hiển vi qua các bước:
+ Vật phải được kẹp giữa 2 tấm thủy tinh mỏng trong suốt.
+ Vật được đặt cố định trên giá, ta dời toàn bộ kính hiển vi từ vị trí gần vật nhất ra xa dần bằng ốc vi cấp. (Hình 33.4)
- Yêu cầu học sinh thực hiện C1
II. SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI.
 Sơ đồ tạo ảnh :
‏٭ Muốn quan sát một vật rất nhỏ qua kính hiển vi:
- Vật đặt trước VK, mắt đặt sau thị kính.
- Ảnh A'1B'1 tạo bởi vật kính phải nằm trong O2F2 của thị kính.
- Ảnh A'2B'2 cuối cùng phải hiện trong khoảng nhìn rỏ của mắt. Nếu ảnh sau cùng hiện ra ở vô cực thì ta có ngắm chừng ở vô cực.
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu số bội giác của kính hiển vi
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Kiến thức cơ bản
G∞ = |k1|G2
|k1| : số phóng đại ảnh bởi VK
G2 : số bội giác của thị kính khi ngắm chừng ở vô cực.
- Ghi nhận số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận.
 Quan sát hình vẽ.
 Thực hiện C2.
 - Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được biểu diển bằng công thức nào?
 |k1| là gì? G2 là gì?
 Giới thiệu hình vẽ 35.5.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
III. Số bội giác của kính hiển vi
+ Khi ngắm chừng ở cực cận:
GC = 
+ Khi ngắm chừng ở vô cực:
G¥ = |k1|G2 = 
 Với d = O1O2 – f1 – f2.
Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Kiến thức cơ bản
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Ghi nhận các bài tập về nhà.
- Cho hs tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Yêu cầu hs về nhà làm các bài tập trong SGK trang 212. 
 Giáo viên hướng dẫn	Ngày soạn 28/03/2014
 Ngày duyệt ...............	GSh thực tập
 Ngô Tấn Hây 	 Thị Mỹ Xuân

File đính kèm:

  • dockinh hien vi 11cb.doc