Giáo án Vật lý 10 Cơ bản - Huỳnh Tấn Thái

I. MỤC TIÊU:

1. Nhận thức:

- Hiểu và trả lời các câu hỏi:

+ Chuyển động là gì?

+ Quỹ đạo của chuyển động là gì?

- Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

- Phân biệt được thời điểm và thời gian.

2. Kỹ năng:

- Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động.

- Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.

- Trình bày được cách xác định vị trí của một điểm trên một đường cong và trên một mặt phẳng.

- Giải được bài toán đổi gốc thời gian.

 

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Xem lại phần tương ứng trong sách giáo khoa lớp 8 để biết được học sinh đã học được những gì?

- Chuẩn bị tranh về chuyển động cơ.

- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về việc xác định vị trí của một điểm để cho học sinh thảo luận.

- Ví dụ tìm cách hướng dẫn dùng những vật mốc và hệ trục toạ độ để chỉ cho bạn đến trường em

Học sinh:

- Nhắc lại những vấn đề đã học ở lớp 8: thế nào là chuyển động, thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng.

* Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin

- Giáo viên có thể chuẩn bị một số đoạn video về các loại chuyển động cơ, soạn các câu hỏi trắc nghiệm, vẽ hình mô phỏng quỹ đạo của chất điểm,.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Nhận biết chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo trong chuyển động

- Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu câu hỏi về kiến thức lớp 8 để học sinh trả lời.

- Gợi ý cho học sinh một số chuyển động cơ học điển hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.

 

 

- Xem tranh, trả lời câu hỏi.

+ Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Cho ví dụ?

+ Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm?

+ Trả lời câu hỏi C1.

+ Quỹ đạo là gì? Cho ví dụ?

- Đọc sách giáo khoa. Trả lời câu hỏi.

- Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo.

- Vẽ hình.

- Trả lời câu hỏi C2.

 

2) Vật làm mốc, thước đo và hệ toạ độ

- Gợi ý: điểm mốc, chiều dương, thước đo chiều dài để đo khoảng cách từ vật mốc đến vị trí đang xét.

 

- Gợi ý: điểm mốc và hệ trục toạ độ vuông góc

- Gợi ý: vẽ hình 1.4 lên bảng, xác định O, Ox, Oy.

 

- Muốn xác định vị trí của một điểm trên quỹ đạo tối thiểu cần phải biết những gì? Biểu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C2.

- Muốn xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng tối thiểu chúng ta cần phải biết những gì? Biễu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C3

3) Mốc thời gian, thời điểm, thời gian.

- Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị

- Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian.

 

 

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4.

 

- Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào?

- Cách chọn gốc thời gian, biểu diễn trên trục số.

- Khai thác ý nghĩa bảng giờ tàu 1.1 sách giáo khoa.

- Trả lời câu hỏi C4.

 

doc115 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10 Cơ bản - Huỳnh Tấn Thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cụ như tua-nơ-vit, vòi nước, cờ lê ống...
Học sinh:
- Ôn tập về momen lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I - Ngẫu lực là gì?
- Vẽ hình lên bảng và yêu cầu học sinh tìm hợp lực của ngẫu lực.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc hợp lực song song để xác định hợp lực bằng 0 mà vẫn gây ra chuyển động quay của vật.
- Nhận xét các câu trả lời.
- Giáo viên cho thêm một số ví dụ để học sinh hiểu rõ ngẫu lực: khi đạp xe đạp thì lực tác dụng vào 2 pedan có phải là ngẫu lực? Hay trường hợp đạp máy may...
II - Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn.
1. Trường hợp vật không có trục quay cố định.
- Mô phỏng, giới thiệu về tác dụng của ngẫu lực với vật rắn không có trục quay cố định (hình 22.4).
- Nếu vật không có trục quay cố định và chỉ chịu tác dụng của một ngẫu chứ không chịu thêm một lực nào khác thì nó sẽ chuyển động ra sao?
I - Ngẫu lực là gì?
- Tìm hợp lực của hai lực song song không cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn và cùng tác dụng vào một vật (hình vẽ trên bảng) -> không thể tìm được.
- Từ mâu thuẫn, dẫn đến khái niệm ngẫu lực. 
- Học sinh cho một số ví dụ về ngẫu lực mà các em gặp trong cuộc sống? Xem các hình 22.1, 22.2, 22.3
II - Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn.
1. Trường hợp vật không có trục quay cố định.
- Quan sát và nhận xét về xu hướng chuyển động li tâm của các phần ngược phía so với trọng tâm của vật.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
2. Trường hợp vật có trục quay cố định.
- Mô phỏng và giới thiệu về tác dụng của ngẫu lực với vật rắn có trục quay cố định.
- Nếu vật có trục quay cố định vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực không đi qua trọng tâm của vật thì sao?
- Giới thiệu về ứng dụng thực tế khi chế tạo các bộ phận quay. Khi chế tạo động cơ, các tuabin, bánh xe... người ta làm trục quay như thế nào? Tại sao?
III - Momem của ngẫu lực.
- Yêu cầu học sinh tính momen của từng lực với trục quay O (hình22.5).
- Hướng dẫn: Xét tác dụng làm quay của từng momen lực đối với vật.
- Tổng quát hóa bằng công thức 22.1
-Nêu câu hỏi và nhận xét câu trả lời của học sinh.
2. Trường hợp vật có trục quay cố định.
- Quan sát và nhận xét về chuyển động của trọng tâm vật đối với trục quay.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
III - Momem của ngẫu lực.
- Tính momen của từng lực đối với trục quay O vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
- Tính momen của ngẫu lực đối với trục O.
- Trả lời C1.
- Ngẫu lực có làm cho vật tịnh tiến không?
- Học sinh rút ra đặt điểm của momen ngẫu lực.
* Củng cố bài học
- Đặt những câu hỏi và gọi học sinh nhắc lại những kiến thức đã học.
* Giao bài tập về nhà
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (SGKCB)
- Làm các bài tập 4, 5, 6 (SGKCB)
- Xem tổng kết chương III.
* Củng cố bài học
- Học sinh trả lời những câu hỏi.
* Giao bài tập về nhà
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau
CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
§23 - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Định nghĩa được động lượng, nêu được hệ quả: Lực với cường độ đủ và mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian hữu hạn có thể làm cho động lượng của vật biến thiên.
- Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập.
- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng.
- Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
2. Kỹ năng:
- Từ định luật II Newton suy ra được định luật biến thiên động lượng để giải bài toán va chạm mềm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
- Chuẩn bị thí nghiệm minh hoạ định luật bảo toàn động lượng: đệm khí, các xe nhỏ chuyển động trên đệm khí, các lò xo, dây buộc và thiết bị đo vận tốc.
Học sinh:
- Ôn lại các định luật Newton.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Tìm hiểu khái niệm xung lượng của lực
- Nêu các ví dụ trong sách giáo khoa các vật chịu tác dụng của lực trong thời gian ngắn.
- Nêu và phân tích khái niệm xung lượng của lực.
- Yêu cầu học sinh dự đoán đơn vị xung lượng của lực.
- Nhận xét về lực tác dụng và thời gian tác dụng lực trong các ví dụ của giáo viên.
- Nhận xét về tác dụng của các lực đó đối với trạng thái chuyển động của vật.
- Học sinh dự đoán đơn vị xung lượng của lực.
2) Tìm hiểu khái niệm động lượng
- Nêu bài toán xác định xung lượng của lực.
- Gợi ý: xác định biểu thức gia tốc của vật và áp dụng định luật II Newton cho vật.
- Giới thiệu khái niệm động lượng.
- Giải đáp C1.
- Giải đáp C2.
- Đọc sách giáo khoa theo dõi đề bài toán.
- Xây dựng phương trình 23.1 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Trả lời C1.
- Trả lời C2.
3) Xây dựng và vận dụng phương trình 23.3a
- Hướng dẫn viết lại công thức 23.1 bằng cách sử dụng biểu thức động lượng.
- Hướng dẫn học sinh vận dụng 23.1 làm bài tập ví dụ.
- Mở rộng ra phương trình 23.3b là một cách diễn đạt khác của định luật II Newton
- Ý nghĩa của bài tập 23.3b.
- Xây dựng phương trình 23.3a
- Giải bài tập ví dụ.
- Ghi nhận
4) Tìm hiểu định luật bảo toàn động lượng 
- Nêu và phân tích khái niệm hệ cô lập.
- Nêu và phân tích bài học xét hệ cô lập gồm hai vật.
- Gợi ý: sử dụng phương trình 23.3b.
- Phát biểu định luật bảo toàn động lượng.
- Ghi nhận.
- Nhận xét về lực tương tác giữa hai vật trong hệ.
- Tính độ biến thiên động lượng của hệ hai vật từ đó nhận xét về động lượng của hệ gồm hai vật cô lập.
5) Xét bài toán va chạm mềm
- Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm.
- Gợi ý: áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ cô lập.
- Đọc sách giáo khoa.
- Xác định tính chất của hệ hai vật.
- Xác định vận tốc của vật sau va chạm.
6) Tìm hiểu chuyển động bằng phản lực.
- Nêu bài toán chuyển động của tên lửa.
- Hướng dẫn xét hệ tên lửa và khí là hệ cô lập.
- Hướng dẫn hệ súng và đạn ban đầu đứng yên
- Viết biểu thức động lượng của hệ kín gồm tên lửa và khí ngay sau khi phụt cháy.
- Xác định vận tốc tên lửa sau khi phụt khí.
- Giải thích C3.
7) Vận dụng và củng cố.
- Xác định tính chất của hệ vật rồi áp dụng biểu thức 23.3 hoặc định luật bảo toàn động lượng.
- Làm bài tập 6 và 7 trong sách giáo khoa.
8) Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi câu hỏi để chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
§24 - CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Nắm được định nghĩa công của lực, định nghĩa công suất và ý nghĩa của nó.
2. Kỹ năng:
- Tính được công của lực trong trường hợp đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
- Phần tương ứng trong sách Vật lý 8.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức ở lớp 8 về công và phân tích lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Động lượng là gì? Biểu thức? Đơn vị?
- Định luật bảo toàn động lượng? Khi nào có sự biến đổi động lượng?
2) Tạo tình huống vào bài và ôn lại kiến thức cũ.
- Cho học sinh đọc và trả lời bốn câu hỏi ở đầu bài.
- Ở lớp 8, lực sinh công khi nào? Công đó được tính như thế nào? 
- Hình 24.1, khi vật từ mặt đất lên cao một đoạn h. Hãy tính công của lực nâng và công của trọng lực.
- Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ thêm vấn đề này.
- Học sinh trả lời bốn câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
- Học sinh nhớ lại và trả lời.
- Công của lực nâng bằng giá trị lực nhân với quãng đường. Công của trọng lực không tìm được vì điểm đặt không dịch chuyển cùng hướng với trọng lực.
3) Tìm công thức trong trường hợp tổng quát
- Gợi ý tìm công của lực F
+ Dựa vào công thức A=Fs
+ Phân tích lực F thành hai thành phần trong đó có một thành phần Fs cùng phương với phương chuyển động và Fn vuông góc với phương chuyển động.
- Yêu cầu học sinh tìm công của Fs và Fn. Đặt góc tạo bởi phương của lực và phương chuyển động là α và đoạn đường dịch chuyển được là s.
- Giáo viên tóm tắt lại kiến thức cần nhớ.
- Học sinh dựa theo gợi ý để tìm Fn theo quy tắc hình bình hành.
- Fn không gây nên dịch chuyển của vật nên công do lực Fn tạo ra là 
An=0
Fs sinh công và được tính theo công thức:
A=As=Fs.s=F.s.cosα
- Học sinh ghi bài.
4) Biện luận các trường hợp của A, đơn vị công và chú ý.
+ α có thể có những giá trị nào? + cosα có thể có những giá trị nào? suy ra A có thể nhận những giá trị nào?
- Giáo viên hướng dẫn từng trường hợp. Công gọi là công gì?
- Phân tích trường hợp công của trọng lực khi xe lên dốc để thấy được tác dụng cản của trọng lực.
- Yêu cầu đưa thêm vài ví dụ về công cản.
- Đơn vị công? Nêu chú ý.
+ α nằm trong khoảng [0,1800]
- Học sinh bàn luận và đưa ra 3 trường hợp
+ α 0 → A > 0: công phát động
+ α = 900 → cosα = 0 → A = 0
+ α > 900 → cosα < 0 → A < 0: công cản.
- Học sinh cùng phân tích trọng lực P thành hai thành phần Ps và Pn tương tự như F. Nhận xét chiều của Pn và hướng dịch chuyển → Pn đóng vai trò công cản.
- Công trọng lực 24.1, công lực ma sát...
- Học sinh nhớ lại và ghi nhớ.
5) Công suất
- Khi chọn mua một máy móc nào đó sinh công, ta quan tâm điều gì?
- Giáo viên nhận xét và hướng học sinh đến khả năng sinh công nhanh hay chậm.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại công suất ở lớp 8.
- Kết luận: Công suất là gì? Ý nghĩa, đơn vị và khái niệm ở một số lĩnh vực khác.
- Học sinh thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn và nhớ lại công suất, công thức, đơn vị.
- Ghi bài.
6) Củng cố và ra bài tập về nhà.
- Đặt các câu hỏi để học sinh nhớ lại bài, chủ yếu phần cuối bài.
- Ra bài về nhà: bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
- Nhớ lại kiến thức và làm bài tập về nhà.
§25 - ĐỘNG NĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Phát biểu được định nghĩa động năng và trong điều kiện nào thì động năng của vật biến đổi.
- Viết được biểu thức của động năng của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến.
- Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công.
2. Kỹ năng:
- Giải được các bài toán đơn giản về động năng: có động năng tính được vận tốc và ngược lại.
- Giải được các bài toán đơn giản liên quan đến công của lực tác dụng và độ biến dạng động năng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
- Chuẩn bị các ví dụ cụ thể về những vật có động năng sinh công, ví dụ như hậu quả của lũ quét, mưa lũ,...
Học sinh:
- Ôn lại phần động năng đã học ở 

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP GIAI BAI TAP SINH 12 CHUONG TRINH MOI.doc