Giáo án Vật lý 10

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được chuyển động cơ là gì. Nêu được chất điểm là gì. Nêu được hệ quy chiếu là gì. Nêu được mốc thời gian là gì.

2. Kỹ năng: Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ). Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).

3. Thái độ: qua bài học giáo dục Hs về lòng yêu khoa học, tích cực tự giác chủ đông trong học tập

B. Chuẩn bị:

1. Đồ dung dạy học: + Giáo viên: Chuẩn bị 1 số ví dụ thực tế để xác định VT của 1 chất điểm để cho HS thảo luận.

 + Học sinh: Ôn lại kiến thức về chuyển động đã học ở lớp 8

2. Phương pháp: thực nghiệm- hoạt động nhóm

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc68 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Giải các bài tập trắc nghiệm
* Mục tiêu:vận dụng kiến thức đã họ về dòng điện, nguồn điện giải bài tập
* Tổ chức thực hiện: 
+ Tìm hiểu thông tin: GV trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng 
+ Xử lí thông tin: Đọc các câu hỏi trắc nghiệm, Phân tích đề,tiến hành giải 
* HS thảo luận nhóm 2 HS: Trả lời câu hỏi 
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
+ Kết luận: Nhận xét và đánh giá.
1D, 2B, 3B, 4D, 5C, 6B, 7C, 8C, 9 B, 10 A, 11D, 12C, 13D.
Hoạt động 2: Giải các bài tập tự luận 
Bài 7/70 Sgk
* Mục tiêu: vận dụng công thức lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
* Tổ chức thực hiện: 
+ Tìm hiểu thông tin: Yêu cầu HS đọc đề bài 7/70 sgk
+ Xử lí thông tin: Hướng dẫn HS phân tích đề bài tìm hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm 
* HS thảo luận nhóm 2 HS: đọc đề bài 7/70 sgk tìm hiểu yêu cầu đề bài,phân tích đề bài tìm hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin 
- Đọc và tóm tắt đề: m =75 kg; P = ? khi ở mặt đất, mặt trăng, kim tinh
- Trình bày các đại lượng đã cho, đại lượng cần tìm trong bài.
- Nêu phương án giải: Dùng công thức P = mg 
- Trình bày tóm tắt bài giải: P = m.g => P = 75.9,8 =735N, P = 75.1,7 = 128N
P = 75.8,7 =735N
+ Kết luận: nhận xét bài giải của HS
Bài 6/74 Sgk
* Mục tiêu: vận dụng công thức A, I giải các bài tập đơn giản
* Tổ chức thực hiện: 
+ Tìm hiểu thông tin: Yêu cầu HS đọc đề bài 15/45 sgk
+ Xử lí thông tin: Hướng dẫn HS phân tích đề bài tìm hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm 
* HS thảo luận nhóm 2 HS: đọc đề bài 6/74 sgk tìm hiểu yêu cầu đề bài,phân tích đề bài tìm hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin 
- Đọc và tóm tắt đề: P1 = 2N, ∆l1 = 10mm; P2 =? Để ∆l2 = 80mm
- Trình bày các đại lượng đã cho, đại lượng cần tìm trong bài.
- Nêu phương án giải: phân tích lực tác dụng lên vật, từ P1, ∆l1 tính k sau đó tính P2
- Trình bày tóm tắt bài giải: k =P1/∆l1 = 2/0,01 =200N mà P2 = k ∆l2=200.0,08=16N
+ Kết luận: nhận xét bài giải của HS
Bài 7/70 Sgk
+ Cho: m =75 kg; 
+ Tìm: P = ? 
a. ở Mặt Đất g = 9,8m/s2
b. ở MT g = 1,7m/s2
c. ở kim tinh g= 8,7 m/s2
Giải.
Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ: P = m.g
a. ở trên Mặt Đất:
P = 75.9,8 =735N
b. ở trên Mặt Trăng:
P = 75.1,7 = 128N
c. ở trên kim tinh
P = 75.8,7 =735N
Bài 6/74 Sgk
+ Cho: P1 = 2N, 
 ∆l1 = 10mm; 
+ Tìm: P2 =? 
Để ∆l2 = 80mm 
Giải: 
 P + Fđh = 0
a. Độ cứng của lò xo:
P1= k ∆l1 
ó k = P1/∆l1 
 = 2/0,01 =200N
b.Trọng lượng chưa biết
P2 = k ∆l2
 =200.0,08=16N
Củng cố: Nhấn mạnh những lỗi mà học sinh hay mắc phải, đề nghị học sinh lưu ý và khắc phục khi làm bài tập
Dặn dò, ra bài tập: Làm các bài tập 10.20; 10.21/35 SBT. Chuẩn bị bài : đọc bài chuyển động ném ngang
Ngày 08/11/
Tiết 25: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giải được bài toán chuyển động cảu vật bị ném ngang
2. Kỹ năng: - Biết chọn hệ toạ độ thích hợp cho việc phân tích cđ ném ngang thành 2 cđ thành phần
- Biết áp dụng đl 2 Niu tơn để lập các pt cho 2 cđ thành phần của cđ ném ngang
- Biết cách tổng hợp 2 cđ thành phần để được cđ của vật, vẽ được quỹ đạo parabol của 1 vật ném ngang.
3. Thái độ: qua bài học giáo dục Hs về lòng yêu khoa học, tích cực tự giác chủ đông trong học tập 
B. CHUẨN BỊ
1. Đồ dung dạy học: + Giáo viên: Thí nghiệm kiểm chứng hình 15.2/87 SGK
 + Học sinh: Công thức của cđ thẳng biến đổi của sự rơi tự do.
 Quan sát đường đi của dòng nước phụt ra khỏi vòi nước nằm ngang
2. Phương pháp: hoạt động nhóm kết hợp với phân tích, tổng hợp.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 Khảo sát cđ ném ngang
* Mục tiêu:biết cách giải bài toán về chuyển động của vật ném ngang
* Tổ chức thực hiện: 
 + Tìm hiểu thông tin: Quan sát đường đi của dòng nước phụt ra khỏi vòi nước nằm ngang, nhận xét đường đi của nước
- Đọc phần 1,2, 3 mục I/ 85 SGK tìm hiểu các bước giải bài toán
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi
- Vật tham gia bao nhiêu chuyển động, phải chọn hệ toạ độ ntn?
- Xác định các chuyển động thành phần? Nêu câu hỏi C1/86 SGK
* Làm việc theo nhóm 4 HS: Quan sát quỹ đạo của các giọt nước, đọc SGK tìm hiểu cách chọn hệ tọa độ.Thảo luận câu C1
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
- Trình bày đường đi của dòng nước phụt ra từ vòi. 
- Nước tham gia hai chuyển động 
- Chọn hệ toạ độ Đềcác Oxy với Ox theo hướng vận tốc V0, Oy theo phương của trọng lực
- Trả lời C1: ax= 0, v0x = v0: theo phương ngang cd thẳng đều 
 ay= g, v0y = 00: theo phương thẳng đứng cd rơi tự do.
-Viết phương trình thành phần của vật theo Ox, Oy
+ Kết luận: phương ngang cd thẳng đều, thẳng đứng cd rơi tự do
Biết cách giải bài toán về chuyển động của một vật ném ngang. Các bước giải bài toán như sau:
Bước 1 : Chọn hệ toạ độ vuông góc. Ox hướng theo vectơ vận tốc. Oy hướng theo vectơ trọng lực.
Bước 2 : Phân tích chuyển động ném ngang :
Viết phương trình cho các chuyển động thành phần của vật theo phương Ox và Oy.
Bước 3 : Giải các phương trình để tìm các đại lượng như : thời gian chuyển động của vật, tầm ném xa.
Hoạt động 2 Xác định cđ của vật
* Mục tiêu:Biết cách lập phương trình quỹ đạo, tính thời gian, tầm xa của vât trong chuyển động ném ngang.
* Tổ chức thực hiện
 - Ghi nhận phương trình và quỹ đạo của vật 
- Tính thời gian, tầm xa
+ Tìm hiểu thông tin:Giải các phương trình để tìm các đại lượng như: phương trình quỹ đạo, thời gian chuyển động của vật, tầm xa ném
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi
- Sử dụng công thức nào để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật, 
thời gian, tầm xa ném?
- Nêu câu hỏi C2,C3/87 SGK
* Hoạt động nhóm 2 HS: Giải các phương trình để tìm các đại lượng như: phương trình quỹ đạo, thời gian chuyển động của vật, tầm xa ném
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
- Trình bày cách giải để tìm phương trình quỹ đạo, thời gian, tầm xa
- Trả lời câu C2: t =4s, L =80m, y = 180x2
- Trả lời câu hỏi C3: thời gian rơi phụ thuộc độ cao, không phụ thuộc v0
+ Kết luận: quỹ đạo là 1 nữa đường parabol, thời gian bằng thời gian rơi tự do phụ thuộc độ cao, không phụ thuộc v0
Tổng hợp 2 cđ thành phần ta được cđ thực của vật
1. Dạng của quỹ đạo: 
 là 1 nữa đường parabol
2. Thời gian chuyển động:Thời gian của vật cđ ném ngang bằng thời gian chuyển động thành phần t =
3. Tầm xa L (tính theo phương ngang) 
 L = xmax = vot = vo
4. Thí nghiệm kiểm chứng: (SGK)
Củng cố: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ câu 1 – 3/88 sgk và câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung 4-7/88 sgk
Dặn dò, ra bài về nhà: Chuẩn bị bài sau: Đọc lý thuyết bài thực hành, mỗi HS một bài báo cáo
Ngày soạn:11/11/
Tiết 26: THỰC HÀNH ĐO HỆ SỐ MA SÁT (T1)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được cơ sở lí thuyết. Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.
2. Kỹ năng: · Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí được thí nghiệm:
- Biết mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và sử dụng được chế độ đo phù hợp.
- Biết sử dụng nguồn biến áp, sử dụng thước đo góc và quả rọi.
- Lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.
· Biết cách tiến hành thí nghiệm:
- Đo chiều dài mặt nghiêng.
- Tiến hành đo thời gian vật trượt trên mặt nghiêng nhiều lần.
- Ghi chép các số liệu.
· Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:
 - Tính gia tốc theo công thức công thức .
- Tính μt theo công thức với g có giá trị được xác định cho trước.
- Nhận xét kết quả thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:Cho mỗi nhóm HS:
- Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi.	- Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt
- Thước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật.	- Trụ kim loại đường kính 3cm, cao 3cm
- Đồng hồ đo thời gian hiện số, chính xác 0,001s.	- Cổng quang điện E
2. Học sinh: Ôn tập lại bài cũ. Giấy kẻ ô, báo cáo TN
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ: Trình bày các đặc điểm của lực ma sát
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 Xây dựng cơ sở lí thuyết 
* Mục tiêu: Hiểu được cơ sở lí thuyết:
* Tổ chức thực hiện: 
+ Tìm hiểu thông tin: Yêu cầu HS đọc phần I, II/45 SGK 
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi: Tìm công thức tính gia tốc của vật trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng. Chứng minh công thức hệ số ma sát trượt
* HS làm việc theo nhóm 7HS: - Đọc phần II và trả lời câu hỏi 
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
- Do chỉ dưới tác dụng của trọng lực vật rơi tự do
- Nêu mục đích của bài thực hành
- Trình bày công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do
- Đồ thị có dạng đường thẳng qua gốc tọa độ 
+ Kết luận: 
công thức tính hệ số ma sát theo gia tốc của vật trượt trên mặt nghiêng và góc nghiêng
Hoạt động 2 Tìm hiểu bộ dụng cụ
* Mục tiêu: Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:
* Tổ chức thực hiện: 
+ Tìm hiểu thông tin: Giới thiệu các thiết bị có trong bộ dụng cụ
Yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu bộ dụng cụ
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi
HS làm việc theo nhóm 7HS Quan sát và tìm hiểu bộ dụng cụ
- Hướng dẫn cách thay đổi độ nghiêng và điều chỉnh thăng bằng cho máng nghiêng 
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin Tìm hiểu các thiết bị có trong bộ dụng cụ của nhóm
- Xác định chế độ hoạt động của đồng hồ hiện số phù hợp với mục đích của TN
+ Kết luận: 
- Đồng hồ đo thời gian hiện số
- Hộp công tắc đóng ngắt điện 1 chiều cấp cho nam châm điện và bộ đếm thời gian
- Nam châm điện N. Cổng quan điện E
- Trụ hoặc viên bi làm vật trượt trên mặt phẳng nghiêng
 - Hộp đựng cát khô
Hoạt động 3 Xác định phương án TN
* Mục tiêu: Xác định được gia tốc của chuyển động TNDD bằng thí nghiệm
 * Tổ chức thực hiện: 
+ Tìm hiểu thông tin: - Yêu cầu mỗi nhóm trình bày phương án TN với bộ dụng cụ có sẵn trong phòng thí nghiệm
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi
HS làm việc theo nhóm 7HS trì

File đính kèm:

  • docGiao an 10 mon vat li hay.doc
Giáo án liên quan