Giáo án Vật lí 6 - Chương I: Cơ học - Lê Anh Phương

HS: quan sát và trả lời .

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu .

GV: cung cấp thông tin về GHĐ và ĐCNN.

HS: nắm bắt thông tin và trả lời .

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung.

HS: nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu .

HS: suy nghĩ và trả lời .

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu .

HS: suy nghĩ và trả lời .

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu .

 

doc45 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 6 - Chương I: Cơ học - Lê Anh Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
): 
	Nêu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình tràn.
Câu 2 (1đ): 
	Trọng lực là gì ? Nêu đơn vị của lực ?
Câu 3 (2đ):
Em hãy nêu ví dụ chứng tỏ:
	a) Lực tác dụng làm cho vật bị biến dạng .
	b) Lực tác dụng làm cho vật thay đổi chuyển động.
	c) Lực gây ra cả 2 tác dụng trên .
Câu 4 (2đ):
	Có hai thước: thước thứ nhất dài 20cm, có độ chia tới mm, 
 thước thứ hai dài 1m có độ chia tới cm.
	- Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước.
	- Nên dùng thước nào để đo chiều dài của bàn giáo viên, dùng thước nào để đo chiều dài cuốn SGK vật lí 6.
Câu 5 (3đ): Hãy chỉ ra vật tác dụng lực, vật chịu tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng? 
	a) Quả dừa trên cây bị rơi xuống đất.
	b) Quả bóng đang nằm yên trên sân bị cầu thủ đá bay đi.
2.Đáp án và hướng dẫn chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật vào trong bình tràn đựng đầy chất lỏng . Thể tích phần chất lỏng tràn ra là thể tích của vật
2
2
Trọng lực là lực hút của Trái đất
0,5
Đơn vị lực là Niu tơn ( N )
0,5
3
Nêu đúng VD a 
0,5
Nêu đúng VD b 
0,5
Nêu đúng VD c
1
4
Thước 1: có GHĐ 30cm và ĐCNN là 1mm. 
0,5
Thước 2: có GHĐ 1m và ĐCNN là 1cm
0,5
Để đo chiều dài của bàn GV ta dùng thước 2
Để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa vật lí ta dùng thước 1 
1
5
Vật tác dụng lực
Vật chịu tác dụng lực
KQ tác dụng lực
Mỗi ý đúng 1,5 đ
a) gió
Nhà cửa, cây cối
Biến dạng vật
b) Chân cầu thủ
Quả bóng
Biến đổi chuyển động
V. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
6A
6B
6C
2. Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
_________–&—_________
Ngày soạn :14.10.2014
Tiết 9 LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
Kỹ năng:
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng.
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
Thái độ:
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nhóm.
2. Kỹ thuật: Động não
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên : - Lò xo, quả nặng, giá TN, bảng 9.1.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài, kẽ sẵn bảng 9.1.
IV. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra bài củ: 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?
HS: Tính chất giống nhau là tính chất biến dạng...
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Ta hãy nghiên cứu xem sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? Thông qua thí nghiệm trong hình 9.1.
HS: đọc phần thông tin trong SGK.
? Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ gì.
? Ta tiến hành thí nghiệm qua các bước như thế nào.
HS: Làm TN hình 9.1 theo nhóm, điền kết quả vào bảng 9.1.
GV: Từ kết quả thí nghiệm trên chúng ta rút ra được kết luận gì? Các em hãy thực hiện yêu cầu C1.
HS: Thảo luận và trả lời C1.
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV giới thiệu: Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi. Ta nói là xo là vật có tính chất đàn hồi. 
Vậy độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? Chúng ta sang phần 2
HS đọc thông tin về độ biến dạng của lò xo.
GV: Dựa công thức đó các em hãy thực hiện C2.
HS làm việc theo nhóm bàn, sau 2phút cho kết quả.
GV: Tổng hợp ý kiến ghi kết quả vào bảng 9.1
Chuyển: Các em đã biết biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi. Vậy Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm trên gọi là gì? Chúng ta sang phần II.
I- Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
1. Biến dạng của một lò xo.
* Thí nghiệm:
Bảng 9.1: Bảng kết quả
Số quả nặng 50g móc vào lò xo
Tổng trọng lượng các quả nặng
Chiều dài lò xo
Độ biến dạng của lò xo
0 quả
0 N
l0 = ...cm
0 cm
1 quả
....... N
l = ....cm
l - l0 = ......cm
2 quả
........ N
l = ....cm
l - l0 =........cm
3 quả
........ N
l = ....cm
l - l0 = ..... cm
* Rút ra kết luận:
C1 
(1) dãn ra ; (2) tăng lên ; (3) bằng 
Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi.
Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo.
- Độ biến dạng của lò xò là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: ∆l = l - l0 
C2
Hoạt động 3. Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HS đọc thông tin trong SGK.
GV: Thế nào là lực đàn hồi?
GV: Trong thí nghiệm trên quả nặng đã chịu tác dụng của những lực nào? Những lực đó có quan hệ gì với nhau? Các em hãy thực hiện yêu cầu câu C3.
HS thảo luận theo nhóm bàn câu C3, sau 2phút đưa ra câu trả lời.
GV cùng HS nhận xét. 
Chuyển: Lực đàn hồi có đặc điểm gì? Chúng ta sang phần 2.
GV: Để tìm hiểu đặc điểm của lực đàn hồi các em thực hiện yêu cầu C4.
HS thảo luận câu C4, sau đó đưa ra câu trả lời.
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
Chuyển: Vận dụng các kiến thức về lực đàn hồi các em hãy trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ.
1. Lực đàn hồi.
* Khái niệm: (SGK - 31)
C3 Lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng của quả nặng. Như vậy cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lực.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi.
C4
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Hoạt động 4: Vận dụng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Cho HS thảo luận trả lời C5 
HS suy nghĩ, thảo luận câu C5 trong 2 phút, sau đó trả lời.
HS nhận xét.
GV:Cho HS làm việc cá nhân C6 .
HS làm việc cá nhân với câu C6.
1HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt lại.
III- VẬN DỤNG
C5
a) (1) tăng gấp đôi 
b) (2) tăng gấp ba 
C6 Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tính đàn hồi.
3. Củng cố: 
GV: Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi những kiến thức nào.
Học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết.
GV: Bằng cách nào em có thể nhận biết một vật có tính chất đàn hồi hay không đàn hồi? Hãy nêu một ví dụ minh hoạ.
Đáp án: Làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực gây ra biến dạng xem vật có trở lại hình dạng ban đầu không.
Ví dụ: Dùng tay ấn vào quả bóng cao su sau đó thả tay ra ta thấy quả bóng lại trở lại hình dạng ban đầu.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
Trả lời lại các câu từ C1 đến C10.
Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 9.1 đến 9.4 SBT.
Xem tiếp bài sau: Lực kế...
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................_________–&—_________
 Ngày soạn:21.10.2014
Tiết 10 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế.
- Sử dụng được lực kế để đo lực.
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.
2.Kỹ năng:- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ, biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo
3.Thái độ: - Rèn tính sáng tạo và cẩn thân khi tiến hành thực hành
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Phương pháp trực quan, phương pháp nhóm
2. Kỹ thuật: Động não
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên : - Lực kế, quả nặng, dây buộc giá TN.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ và đọc trước bài mới.
IV. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra bài củ: 
HS1: Lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu? 
 Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào?
HS2: Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
 Em hãy chứng minh? 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Tại sao người ta có thể dùng một lực kế thay cho một cái cân?
HS: Suy nghỉ trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một lực kế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Chúng ta tìm hiểu lực kế qua phần thông tin SGK.
 HS đọc thông tin trong SGK.
? Lực kế dùng để làm gì.
? Có các loại lực kế nào, dùng để đo những lực nào.
HS: Trả lời.
GV: Một lực kế lò xo có cấu tạo như thế nào, chúng ta nghiên cứu phần 2.
GV: Các em hãy thực hiện yêu cầu câu C1 để tìm hiểu về cấu tạo của một lực kế. 
HS thảo luận và trả lời C1 theo nhóm bàn.
GV nhận xét sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1.
HS thảo luận theo nhóm với câu C2.
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
Chuyển: Để đo lực bằng một lực kế chúng ta làm như thế nào? Chuyển nghiên cứu II.
I- TÌM HIỂU LỰC KẾ:
1. Lực kế là gì ?
1. Lực kế là gì ?
- Là dụng cụ dùng để đo lực.
- Có nhiều loại lực kế, lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
- Có lực kế đo lực đẩy, lực kéo và cả lực đẩy lẫn lực kéo.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
C1 (1) lò xo 
 (2) kim ch

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LI 6 KI I HOT.doc
Giáo án liên quan