Giáo án Vật Lí 6

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - HS nắm được có 2 loại ròng rọc là ròng rọc cố định và ròng rọc động tác dụng của các loại ròng rọc này.

- Phân biệt được 2 loại ròng rọc.

* Kỹ năng:

 - Vẽ được 2 loại ròng rọc để đưa vật lên cao.

* Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:.

ã Mỗi nhóm: 1 ròng rọc, 1 lực kế, 1 quả nặng , 1 giá đỡ, 1 dây treo.

ã Cả lớp H16.6, 16.7 SGK

III. Hoạt động dạy học:

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật Lí 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và hơi nước đang sôi là bao nhiêu 0C? 
? Trong nhiệt giai Fa ren hai nhiệt độ nước đá đang tan và hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ F ?
? 10 C tương ứng với bao nhiêu độ F?
? 200C = ? 0F 
? Tương tự 300C tương ứng với bao nhiêu độ F? 
? Đổi từ độ F sang độ C như thế nào?
? 800 =? 0 F 
? Hoàn toàn tương tự đổi 59 độ F sang độ C? 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biêt.
 - Làm bài tập 22.1 đến 22.7SBT
 - Đọc trước bài thực hành chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
 IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tuần 27
Ngày soạn:
 Tiết26: kiểm tra 1 tiết 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Kiểm tra kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí, ứng dụng về sự nở vì nhiệt nhiệt kế, nhiệt giai.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đổi nhiệt độ từ độ C sang độ F và ngược lại.
 - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí để giải thích các câu hỏi trong thực tế cuộc sống.
 * Thái độ: Cẩn thận khi trình bày bài.
II. Hình thức ra đề: 
 * Trắc nghiệm khách quan + trắc nghiệm tự luận
 * Tỉ lệ: = 
III/ Đề bài: 
A. Phần trắc nghiệm: (4đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng từ câu 1 câu 8:
 Câu 1: Khi nung nóng một vật rắn, hiện tượng gì sẽ sảy ra? 
 A. Lượng chất làm nên vật tăng. B. Khối lượng vật giảm.
 C. Trọng lượng của vật tăng. D. Trọng lượng riêng của vật giảm.
Câu 2: Một vật nóng lên thì nở ra, lạnh đi thì co lại, khi đó khối lượng của vật: 
 A. Không thay đổi. B. Tăng khi nhiệt độ tăng.
 C. Giảm khi nhiệt độ giảm. D. Cả câu B và câu C đều đúng.
 Câu 3: Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lợn sóng: 
 A. Để trang trí. B. Để dễ thoát nước.
 C. Để khi co giãn vì nhiệt mái không bị hỏng. D. Cả A, B, C, đề đúng. 
 Câu 4: Sự nở vì nhệt của các chất giảm dần theo thứ tự: 
 A.Rắn, lỏng, khí. B. Lỏng, rắn, khí.
 C. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, lỏng, rắn.
 Câu5: 500C tương ứng với bao nhiêu độ F?
 A. 820F. B. 1220F.
 C. 900F. D. 1060F.
 Câu 6: 590F tương ứng với bao nhiêu độ C?
 A. 270C. B. . 32,770C. 
 C. 150C. D. 1710C. 
 Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: 
 a/ Các chất rắn khác nhau ……………………khác nhau.
 b/ Các chất lỏng………………nở vì nhiệt khác nhau.
 c/ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt……………
 d/ Chất khí nở vì nhiệt…………….chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ……………….chất rắn.
Câu 8: Nối mỗi ý ở cột bên trái với một ý ở cột bên phải để được một nội dung đúng:
Loại nhiệt kế
Thang nhiệt độ
 1/ Thuỷ ngân
 A, Từ -300C đến 600C
 2/ Rượu
 B, Từ -100C đến 1100C
 	3/	Y tế
C, Từ 00C đến 4000C
D,Từ 350C đến 420C 
B. phần tự luận: (6đ)
 Câu9: Trên đường ray hoặc trên các cây cầu các khớp nối có được đặt khít nhau không? vì sao? 
 Câu10: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra, nêu cách khắc phục? 
Câu 11: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn rót vào cốc thuỷ tinh mỏng.
Câu 12: Tại nhiệt độ bao nhiêu thì số đọc trên nhhiệt giai Farenhai gấp 5 lần số đọc trên nhiệt giai Xenxiút?
Đáp án + Thang điểm
A) Phần trắc nghiệm: (4điểm) 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
A
C
D
B
C
Câu 7: ( 0,5 điểm) a) Nở vì nhiệt 
 b)Khác nhau
 c)Giống nhau
 d) Nhiều hơn/ nhiều hơn
Câu8: ( 0,5điểm) 1- B, 2-A, 3- D
B) Tự luận (6 điểm) 
Câu 9(1đ) - Các khớp nối trên các cây cầu không được đặt khít nhau ( 0,5 đ ) 
 - Vì nếu đặt khít nhau khi có sự giãn nở vì nhiệt thì cầu sẽ đội lên gây nguy hiểm…. (0,5đ)
Câu 10 (2đ)
 - Khi rót nước ra khỏi phích không khí bên ngoài tràn vào phích nếu đậy ngay không khí nở ra và đẩy nút bật ra ngoài (1 đ)
 - Cách khắc phục đợi vài giây rồi mới đậy nắp (1đ)
Câu 11 (2đ) 
 - Rót nước vào cốc dày phần tiếp xúc với nước bên trong cốc nóng lên trước, lớp cốc bên ngoài chưa kịp nóng do đó có sự giãn nở vì nhiệt không đều nên cốc dễ bị vỡ( 1,5đ)
 - Nếu cốc mỏng thì khi rót nước cốc nóng đều ít bị vỡ hơn. ( 0,5đ) 
Câu12: ( 1đ) Gọi số đọc trên nhiệt giai Xexi út là x0C (0,25)
 Số đọc trên nhiệt giai Farenhai là 5x0F (0,25)
 Ta có: 5x = 32 + x. 1,8 (0,25)
 3,2 x = 32 
 x = 10 Vậy x = 100C = 500F ( (0,25)
 IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tuần 28
Ngày soạn:
Tiết 27
Bài 23: thực hành đo nhiệt độ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - HS biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
 - Biết theo dõi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được biểu đồ biểu diễn sự thay đổi này.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng nhận biết nhiệt kế, cách đo nhiệt độ cho cơ thể, và đọc được nhiệt độ sau khi đo.
 * Thái độ: Cẩn thận trung thực tỉ mỉ khi tiến hành làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Mỗi nhóm: .1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đồng hồ, bông y tếs
* Mỗi em 1 báo cáo thí nghiệm trả lời các câu hỏi trong bài thực hành.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo (2p) 
?GV yêu cầu HS trả lời C1 đến C9 vào mẫu báo cáo? 
GV kiểm tra sự chuẩn bị báo cáo thực hành của các nhóm nhận xét ý thức chuẩn bị thực hành của các nhóm.
Hoạt động 2: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể (38p) 
 ?Dùng dụng cụ nào để đo nhiệt độ cơ thể người? 
? Tiến hành đo nhiệ độ cơ thể người phải tuân theo những bước nào? 
GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm thí nghiệm như SGK.
? Khi đọc nhiệt độ cần chú ý điều gì? ( Không cầm vào bầu nhiệt kế)
GV yêu cầu mỗi HS đo nhiệt độ của mình và của 1 bạn ghi vào baó cáo.
? Quan sát h23.1 nêu dụng cụ thực hành? 
? Quan sát nhiệt kế điền số liệu vào mẫu báo cáo? 
? Cách tiến hành đo như thế nào? 
GV Cứ sau 1 phút ghi nhiệt độ vào bảng đến phút thứ 10 thì tắt đèn cồn.
GV yêu cầu các nhóm theo dõi thời gian theo dõi nhiệt độ ghi kết quả vào bảng.
GV hướng dẫn HS vẽ đồ thị , hoàn thành báo cáo thực hành.
I/ Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể: 
1/ Dụng cụ: Nhiệt kế y tế.
2/ Tiến hành: (4 bước SGK)
II/ Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước.
1/ Dụng cụ: ( SGK) 
2/ Cách tiến hành đo: 
B1: Lắp dụng cụ như h23.1
B2: ghi nhiệt độ nước chưa đun
B3: Đôt đèn đun nướcghi lại nhiệt độ theo thời gian từ phút 1 đến phút thứ 10 điền vào báo cáo.
B4: Vẽ đồ thị theo bảng nhiệt độ và thời gian.
Hoạt động 3: (4phút)
Thu báo cáo thực hành 
Nhận xét ý thức thái độ của mỗi nhóm
 Thu dọn dụng cụ thực hành.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà(1p) 
Ôn lại toàn bộ kiến thức phần nhiệt học đã học
 chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tuần 29
Ngày soạn:
 Tiết28 
Bài 24: sự nóng chảy và sự đông đặc
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản cuả sự nóng chảy.
 - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
 - Biết khai thác kết quả thí nghiệm, vẽ đường biểu diễn rút ra kết luận.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vẽ đường biểu diễn sử lí số liệu.
 * Thái độ : Trung thực cẩn thận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 * HS : 1 tờ giáy kẻ ô vuông.
* GV : Dụng cụ thí nghiệm minh hoạ cho h24.1 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới (3p) 
GV Đặt vấn đề vào bài mới như SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nóng chảy(35p)
 ?Yêu cầu HS quan sát h24.1 nêu dụng cụ thí nghiệm? cho biết chức năng của từng dụng cụ? 
GV người ta không đun trực tíêp ống nghiệm đựng băng phiến mà nhúng ống nghiệm này trong bình nước ống nghiệm nóng lên theo nhiệt độ nước trong bình.
? GV treo bảng 24.1 yêu cầu HS lấy giấy kẻ ô vuông ra kẻ đường biểu diễn sự thay điổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian. 
? Nêu cách ve? 
GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn. 
? Khi đun nóng nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào?
? Đường biểu diiễn từ 0 đến 6 phút là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang? 
? Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào? 
? Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến cío thay đỏi không? 
? Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn nằm nghiêng hay nằm ngang?
? Khi nóng chaỷ hết thìu nhiệt độ băng phiến thay đổi như thế nào? 
? Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang? 
? Qua cách phân tích thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì? 
I/ Sự nóng chảy: 
1/ Phân tích kết quả: 
*Cách vẽ: 
+ Trục nằm ngang là trục thời gian( biểu thị 1 phút bằng 1 ô vuông) 
+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ( biểu thị 10C = 1 ô vuông) 
+ Gốc trục nhiệt độ ghi 600C, trục thời gian ghi 0 phút.
Nhận xét: 
+ Khi đun nóng nhiệt độ băng phiến tăng dần là đường nằm nghiêng.
+ Băng phiến nóng chảy ở 800 C tồn tại ở thể rắn, lỏng.
+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ băng phiến không thay đổi, là đoạn thẳng nằm ngang.
+ Khi nóng cháy hết thì nhiệt độ băng phiến tăng dần là đường thẳng nằm nghiêng.
Hoạt động 3: Kêt luận( 5p ) 
 ? GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm? 
GV yêu cầu 2 HS đọc lại kết luận
2/ Kết luận: 
(1) 800C
(2) Không thay đổi.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
Xem lại toàn bộ nội dung bại học, đọc trước phần II 
Vẽ lại đường biểu diễn sự phụ thuộc giữa thời gian và nhiệt độ trong thí nghiêm.
 IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tuần 30
Ngày soạn
 Tiết29: 
Bài 25: sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc đỉêm của quá trình này.
 - Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập đơn giản.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vẽ đường biểu diễn sử lí số liệu.
 * Thái độ : Trung thực cẩn thận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 * HS : 1 tờ giáy kẻ ô vuông.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Đặt vấn đề 

File đính kèm:

  • docGA ly 6.doc