Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 7

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thái độ đề cao và khẳng định giá trị của phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương .

- Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ này.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng cảm nhận thơ tứ tuyệt Đường luật.

3. Về thái độ:

- HS biết trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 7. phần văn học
Tiết 2: sau phút chia ly
(Hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi sầu chia li và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Cảm nhận được niềm hạnh phúc khát khao lứa đôi của người phụ nữ cùng với giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ.
- ẹaởc ủieồm cuỷa theồ thụ song thaỏt luùc baựt
- Nieàm khaựt khao haùnh phuực lửựa ủoõi cuỷa ngửụứi phuù nửừ coự choàng ủi chinh chieỏn ụỷ nụi xa vaứ yự nghúa toỏ caựo chieỏn tranh phi nghúa ủửụùc theồ hieọn trong vaờn baỷn.
2. Về kỹ năng:
- Phaõn tớch ngheọ thuaọt taỷ caỷnh taỷ taõm traùng trong ủoaùn trớch thuoọc taực phaồm chinh phuù ngaõm khuực.
3. Về thái độ:
- Giup caực em yeõu thớch vaờn hoc trung ủaùi.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước. Nêu những giá trị của bài thơ ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Trong cuộc đời con người khi phải chia tay tiễn biệt người thân, ai mà chẳng buồn rầu. Trong các cuộc chia tay đưa tiễn, có lẽ cuộc tiễn đưa người thân ra trận để lại trong lòng người nhiều nỗi buồn lo nhất. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đã ghi lại cuộc chia tay như thế .
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản ( 30 phút )
- HS đọc phần chú thích (*) trong sgk
H: Trình bày đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm ?
- GV: khái quát lại 1 vài nét chính về tác giả - tác phẩm: Thời đại Đặng Trần Côn sống và sáng tác Chinh phụ ngâm khúc là thời đại bắt đầu có các cuộc khởi nghĩa nông dân (1737, 1739, 1740). Cuộc chiến tranh được nói trong tác phẩm là chiến tranh đàn áp nông dân khởi nghĩa.
H: Chinh phụ ngâm khúc là gì ?
H: Em hiểu thế nào về thể thơ song thất lục bát? (về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong 1 khổ thơ)
H: Cho biết đôi nét về tác phẩm Chinh phụ ngâm ?
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc bài thơ ?
+ Hướng dẫn đọc: chậm chậm, đều đều, buồn buồn, ngắt nhịp 3/4(3/2/2), 3/3, 4/4
- Cho HS đọc các chú thích.
H: Văn bản này được biểu đạt bằng phương thức nào ? Vì sao ? 
- Văn bản biểu cảm - Vì nó đã diễn tả được nỗi nhớ nhung của lòng người
H: Nỗi nhớ ấy là của ai ? Nỗi nhớ ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào ? 
- Nỗi nhớ của người vợ có chồng đi chiến trận - Hoàn cảnh có chiến tranh
H: Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua mấy khúc ngâm ? Em hãy chỉ ra giới hạn và nội dung từng đoạn ?
- Khúc ngâm 1: nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
- Khúc ngâm 2: nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
- Khúc ngâm 3: nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
H: Cuộc chia tay được nói tới qua câu thơ nào ?
H: Cách xưng hô “chàng – thiếp” có ý nghĩa gì ? 
- Cách xưng hô thắm thiết của vợ chồng thời phong kiến. Thể hiện tình cảm ở độ nồng nàn hạnh phúc
H: ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Em hãy chỉ ra các phép đối lập đó và nêu tác dụng của nó ?
- GV giảng bình: Cách nói chàng thì đi, thiếp thì về muốn diễn tả nỗi sầu đôi ngả. Người chinh phụ thương chồng phải đi vào cõi xa mưa gió, còn nàng thì trở về với bổn phận của người vợ trong cảnh lẻ loi chăn gối.
H: ấn tượng đầu tiên về sự cách ngăn được thể hiện bằng hình ảnh nào ? Câu thơ nào diễn tả điều đó ?
H: Em hãy hình dung xem cảnh tượng này như thế nào ? 
- Không gian bao la vô tận. Gợi rõ thân phận nhỏ bé và cảm giác trống trải của lòng người.
H: Tác dụng của hình ảnh đó trong việc diễn tả nỗi lòng li biệt ? 
H: Qua 4 câu thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được gợi tả như thế nào ? 
- Qua 4 câu đầu thực tế chia li và nỗi sầu chia li đã được gợi tả rất ấn tượng. Mây biếc, núi xanh là thiên nhiên trong đoạn thơ gợi cho người đọc 1 cảm giác bâng khuâng, man mác, thăm thẳm của cảnh li biệt. Hình ảnh tuôn màu mây biếc đã góp phần tạo nên cái mênh mông của nỗi sầu ngang tầm vũ trụ
H: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của 4 câu thơ đầu ?
- Gọi HS đọc khúc ngâm thứ 2.
H: Hàm Dương, Tiêu Tương là những địa danh của Trung Quốc cách xa nhau đến hàng ngàn dặm, nó mang ý nghĩa gì ?
- Tượng trưng cho sự xa cách.
H: Qua 4 câu khổ thứ 2, nỗi sầu đó đựơc diễn tả cụ thể như thế nào ?
- Tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia li trong độ tăng trưởng: ở khổ trên mới nói đến sự cách ngăn, ở khổ này sự cách ngăn đã là mấy trùng. Có điều sự chia li ở đây là chia li về cuộc sống, về thể xác còn tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha
H: ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? chỉ ra câu thơ sử dụng nghệ thuật đó ?
- Phép đối, đảo:
+ Ngảnh lại - Trông sang
+ Đảo: Hàm Dương, Tiêu Tương
H: ý nghĩa của nghệ thuật trên ?
H: Nỗi buồn được miêu tả ở khúc ngâm thứ 2 là nỗi buồn của tình cảm gì ?
H: Do đâu mà cặp vợ chồng ở đây phải sống trong cảnh sầu ly biệt ?
- Do chiến tranh phi nghĩa.
- HS đọc khúc ngâm.
H: Nỗi sầu đó được tiếp tục nâng cao trong khổ cuối như thế nào ? 
- Khổ cuối tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li oái oăm, nghịch chướng theo độ tăng trưởng đã đến cực độ. ở khổ trên, còn có địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương để có ý niệm về sự xa cách. Nhưng ở khổ cuối thì xa cách đã tới độ hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu
H: ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả ?
- Các điệp từ “cùng”, “thấy”; điệp ngữ “ngàn dâu”; hình ảnh “dâu xanh”,...
H: Các điệp từ cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ?
H: Khúc ngâm thứ 3 cho ta thấy được tâm trạng gì của người vợ trẻ ?
*3 Hoạt động 3: ( phút 3 )
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục nay thuộc Thanh Xuân - Hà Nội
+ Ông sống vào khoảng nửa đầu TK XVIII
- Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), người làng Giai Phạm - Văn Giang - Kinh Bắc, nay là Yên Mĩ - Hưng Yên.
2. Tác phẩm:
- Chinh phụ ngâm khúc: Là khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận.
- Song thất lục bát: sgk –92
- Tác phẩm dài 408 câu.
- Đoạn trích thể hiện tình cảm 2 vợ chồng trong ngày đầu chia li.
II - Tìm hiểu chi tiết
* Bố cục: 3 đoạn
1. Khúc ngâm thứ nhất:
 Chàng thì đi cõi xa mưa gió
 Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
- Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập gợi nỗi trống trải cô đơn.
- “Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”
- Hình ảnh chỉ sự xa cách về không gian vời vợi, thăm thẳm.
=>Phản ánh cuộc chia li phũ phàng, đồng thời biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt.
2. Khúc ngâm thứ 2:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách TT mấy trùng
- Điệp ngữ, đảo ngữ và hình ảnh tương phản diễn tả nỗi sầu chia li và tình cảm buồn thương, nhung nhớ cứ tăng dần.
=> Đó là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
3. Khúc ngâm thứ 3:
 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn... Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
- Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi sầu nhân lên bất tận trở thành 1 khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ
=> Thể hiện tâm trạng vô vọng của người vợ trẻ trong nỗi nhớ chồng.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. 93
*4 Hoạt động 4: ( 4 phút )
4. Củng cố. Gọi HS đọc diễn cảm lại đoạn thơ.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 7. Phần tiếng việt
Tiết 27: Quan hệ từ.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái niệm QHT
- Biết sử dụng QHt trong giao tiếp và tạo lập văn bản
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết QHT trong câu
- Phân tích được tác dụng của QHT
3. Về thái độ:
- HS yêu thích tiếng Việt.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Đồ dùng: Bảng phụ	
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết những điều cần lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 - Từ “ như “ có phải là đại từ không? vì sao? 
- Từ “như” không phải là đại từ mà là quan hệ từ ->Bài mới 
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 25 phút )
- Gọi HS đọc VD trong sgk.
H: Xác định quan hệ từ có trong những câu trên?
- Của, như, bởi - nên, nhưng, và
H: Các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ?
H: Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ ?
- của: quan hệ sở hữu,
- như : quan hệ so sánh, 
- bởi - nên: quan hệ nhân quả,
- nhưng: quan hệ tương phản, 
- và: quan hệ tương đồng	
H: Thế nào là quan hệ từ ?
- HS đọc VD trong sgk.
H: Trong các câu đó, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ ? Trường hợp nào không bắt buộc phải có ? Vì sao ?
H: Em thấy sử dụng quan hệ từ như thế nào cho phù hợp trong khi nói và viết ?
- HS đọc VD 2 trong sgk.
H: Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây ? Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ đó ?
H: Như vậy em có nhận xét gì về khả năng hoạt động của các QHT ?
H: Cho biết những điều cần lưu ý khi sử dụng QHT ?
*3

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Giáo án liên quan