Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 11

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Có hiểu biết sơ giản về tác giả Đỗ Phủ

- Thấy được giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống con người.

- Hiểu giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

- Hiểu được vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ.

2. Về kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt

- Đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ:

- HS có thái độ yêu thương, đồng cảm với những người nghèo khổ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác, tiêu điều.
b. Khổ 2: Cảnh trẻ con cướp giật tranh.
 Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
 Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.
- Gợi cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
- Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
 Quay về, chống gậy lòng ấm ức !
=> Hình ảnh Già yếu, tội nghiệp, đáng thương.
c. Khổ 3: Cảnh nhà thơ ướt lạnh trong đêm
- Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
 Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
-> Gợi 1 không gian lạnh lẽo bị bóng tối dày đặc bao phủ.
- Liên tưởng tới 1 XH đen tối, bế tắc, đói khổ.
 Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt, 
 Con nằm xấu nết đạp lót nát
- Gia đình nghèo khổ, túng bấn, không có lối thoát.
- Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
 Đêm dài ướt át sao cho chót ?
- Câu hỏi tu từ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân đói khổ lầm than.
2. Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.
 “Ước được nhà rộng muôn nghìn gian,
 Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo” 
=> XH đói nghèo, khổ cực, không có sự công bằng.
- Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
 Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
- Sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung.
=> Phê phán thực trạng XH bế tắc, bất công.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T 134.
*4 Hoạt động 4: (7 phút )
4. Củng cố.
H: Giải thích tại sao văn bản này lại có tên là bài ca nhà tranh bị gió thu phá?
Bài ca: Vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả muốn cất cao tiếng hát về con người, khích lệ con người vượt lên mọi nỗi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới 1 tương lai tươi sáng. Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quí, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thi thánh”.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 42: kiểm tra văn
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Biết vận dụng nội dung kiến thức đã học về các tác phẩm trữ tình phần văn học dân gian và trung đại để làm được bài kiểm tra theo yêu cầu của đề.
- Biết vận dụng các vấn đề về nội dung và tư tưởng của các tác phẩm đã học
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra
- Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc trong thi cử
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Xây dựng ma trận đề
- Ra đề - Đáp án - Thang điểm.
2. Học sinh:
- Ôn tập theo hướng dẫn của GV - chuẩn bị kiểm tra
I - Ma trận đề.
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản nhật dụng.
1 
0,5
1 
0,5
Văn học dân gian.
1 0,5
1 
0,5
1 
 3
3 
 4
Văn học trung đại.
2 
1
1 
0,5
1 
 4 
4 
5,5
Tổng
4 
 2
3 
 4
1 
 4
8 
10
II - Đề kiểm tra.
A. Trắc nghệm khách quan: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung:
A. Tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trươqngf trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Tái hiện lại tâm tư của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Câu 2: Bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời” là lời:
A. Của người con nói với cha mẹ.
B. Của ông bà nói với cháu
C. Của người mẹ nói với con.
D. Của người cha nói với con.
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
D. Song thất lục bát.
Câu 4: Nôị dung chính của đoạn trích “Sau phút chia ly” là:
A. Cảnh chia tay lưu luyến giữa người chinh phu và chinh phụ.
B. Hình ảnh hào hùng của người chinh phu khi ra trận.
C. Tình cảm thuỷ chung, son sắt của người chinh ohụ với người chinh phu.
D. Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận
2. Trong những nhận xét sau, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai ? ( Điền chữ Đúng hoặc Sai vào sau nhận định)
A. Bài thơ “Qua đèo Ngang” và”Bạn đến chơi nhà” ều viết bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Hai bài thơ trên đã diễn tả tình bạn thân thiết, gắn bó giữa những tâm hồn tri âm.
C. Hai bài thơ đều kết thúc với ba từ “ta với ta” nhưng nội dung thể hiện của mõi bài lại khác nhau.
D. Cả hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm.
3. Nối cụm từ cột A với cụm từ cột B cho phù hợp giữa địa danh và đặc diểm được nói đến trong bài ca dao ở đâu năm cửa...
A
B
Sông Lục Đầu
Núi Đức Thánh Tản
Nước sông Thương
Tỉnh Lạng
Thành Hà Nội
Có thành tiên xây.
Sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Thắt cổ bồng có thánh sinh.
Bên đục bên trong.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Chép những câu ca dao – dân ca mà em nhớ bắt đầu bằng chữ “thân em”. Câu ca nào làm em xúc động nhất ? Vì sao ?
Câu 2: (4đ) Có bạn cho rằng: “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
II - Đáp án - Biểu điểm.
A. Trắc nghiệm KQ: (3đ) Mỗi câu đúng cho 0,5 đ.
Câu
1.1
1.2
1.3
1.4
2
3
Đáp án 
D
C
C
D
A-Đúng; B. Sai; 
C. Đúng; 
D. Sai
Nối: 1-b, 2-c,
3-d, 4-a.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) 
- Chép lại chính xác như SGK bài ca “ Thân em như trái bần trôi...” và một bài bất kỳ ngoài chương trình có chữ “thân em”. (2đ)
- Nêu được cảm nhận ngắn gọn về nội dung và NT của một bài để thể hiện ấn tượng của mình. (1đ)
Câu 2: ( 4đ) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau:
- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt. (1đ)
- Giải thích được nội dun g ý nghĩa của hai cụ từ trong từng bài: ở bài“Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. (1đ)
- Nếu “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa gai người mbạn tri kỷ, thì ở bài thơ “Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể xẻ chia của nhân vật trữ tình. (2đ)
C. Tiến trình.
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: (40 phút)
- GV giao đề kiểm tra
- GV đọc cho HS soát lại đề một lần
- HS làm bài dưới sự giám sát của GV
*2 Hoạt động 2: (2 phút)
- Thu bài: 
+ Lớp trưởng đi thu bài.
*3 Hoạt động 3: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức làm bài của HS
5. Dặn:
- HS về nhà xem lại đề kiểm tra, chuẩn bị nội dung giờ học sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 11. phần tiếng việt
Tiết 43: Từ đồng âm.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm từ đồng âm
- Nhận biết và sử dụng từ đồng âm trong nói và viết.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: biết phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
- Biết đặt câu phân biệt từ đồng âm
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm
3. Về thái độ:
 - HS có ý thức thận trọng tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa ? Đặt câu có từ trái nghĩa ? 
- Từ trái nghĩa được dùng để làm gì ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Cho ví dụ minh hoạ ? 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Đọc đoạn thơ của Đỗ Phủ:
 Tranh bay sang sông trải khắp bờ.
 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
 Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
- Tìm cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trên? Vì sao em biết đó là cặp từ trái nghĩa? (cao - thấp. Vì 2 từ này có nghĩa trái ngược nhau)
- Từ cao trong câu: “Mua cao về dán nhọt.” giống và khác từ cao trong đoạn thơ của Đỗ Phủ ở chỗ nào (giống về âm nhưng khác về nghĩa). Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau gọi là từ gì? (Đồng âm).
 Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (25 phút)
- HS đọc vd trong sgk.
H: Giải thích nghĩa của hai từ lồng ?
- Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
- Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa để nhốt chim.
H: Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào ? 
H: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm. Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
H: Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ “lồng” trong 2 ví dụ trên ? 
H: Câu: “Đem cá về kho.” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?
H: Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý gì ? 
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.(12 phút)
- Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh...
-Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. 
H: Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó ?
H: Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó ?
H: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan