Giáo án tự chọn Toán 9 - Tuần 23: Luyện tập các bài toán liên quan đến hệ phương trình (Tiết 2)
Ôn tập các khái niệm đã học
- GV cho HS nêu lại cách lập phương trình đối với dạng toán chuyển động ( dạng đi gặp nhau và đuổi kịp nhau )
- GV chốt lại cách làm tổng quát của toán chuyển động
- Nêu cách làm của loại toán quan hệ số GV chốt lại cách làm .
- GV treo bảng phụ tập hợp các kiến thức đó . * Toán chuyển động :
- Dùng công thức S = v.t từ đó tìm mối quan hệ giữa S , v và t .
+ Toán đi gặp nhau cần chú ý đến tổng quãng đường và thời gian bắt đầu khởi hành .
+ Toán đuổi kịp nhau chú ý đến vận tốc hơn kém và quãng đường đi được cho đến khi đuổi kịp nhau .
* Toán quan hệ số :
- Một số có hai chữ số :
- Tìm hai số Tìm tổng hiệu tích thương và số dư của chúng .
Tuần 23/Tiết 22: LUYỆN TẬP CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ PHƯƠNG TRÌNH (Tiết 2) Soạn: 6/01/2014 Dạy: 18/01/2014. A. Mục tiêu : - Củng cố cho học sinh cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình . - Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ở dạng toán chuyển động và quan hệ số . Học sinh có kỹ năng nhận dạng bài toán và biết cách lập hệ phương trình . - Có tinh thần tự giác trong học tập. B. Chuẩn bị của thày và trò : Thày : Soạn bài , đọc kỹ bài soạn , chọn bài tập để chữa . Bảng phụ ghi tóm tắt cách lập hệ phương trình của toán chuyển động và quan hệ số . Trò : Học thuộc và nắm chắc các khái niệm đã học . Xem lại các ví dụ và bài tập đã chữa về toán chuyển động và toán quan hệ số C. Tiến trình dạy học : 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu các dạng toán chuyển động thường gặp , cách lập hệ phương trình . 3. Bài mới : 1. Ôn tập các khái niệm đã học - GV cho HS nêu lại cách lập phương trình đối với dạng toán chuyển động ( dạng đi gặp nhau và đuổi kịp nhau ) - GV chốt lại cách làm tổng quát của toán chuyển động - Nêu cách làm của loại toán quan hệ số ® GV chốt lại cách làm . - GV treo bảng phụ tập hợp các kiến thức đó . * Toán chuyển động : - Dùng công thức S = v.t từ đó tìm mối quan hệ giữa S , v và t . + Toán đi gặp nhau cần chú ý đến tổng quãng đường và thời gian bắt đầu khởi hành . + Toán đuổi kịp nhau chú ý đến vận tốc hơn kém và quãng đường đi được cho đến khi đuổi kịp nhau . * Toán quan hệ số : - Một số có hai chữ số : - Tìm hai số ® Tìm tổng hiệu tích thương và số dư của chúng . 2. Bài tập luyện tập - Đọc bài toán? - Cho học sinh thảo luận theo nhóm? - Đại diện nhóm lên trình bài? - GV và các nhóm còn lại nhận xét đánh giá? - Tương tự làm bài tập 48? - Bài toán cho biết những yếu tố nào? Yêu cầu tìm những đại lượng nào? - Học sinh nêu phương pháp làm? - Cho học sinh thi giải toán nhanh thông qua bài tập 36/9 * Bài tập 47 ( SBT – 10 ) - Gọi vận tốc của Bác Toàn là x (km / h ) , vận tốc của cô Ba Ngần là y ( km/h) . ĐK : x , y > 0 - Quãng đường Bác Toàn đi trong 1,5 giờ là : 1,5 .x km . - Quãng đường cô Ba Ngần đi trong 2 giờ là : 2y km . Theo bài ra ta có phương trình : 1,5 x + 2y = 38 (1) - Sau 1giờ 15’ Bác Toàn đi được quãng đường là ( km ) cô Ba Ngần đi được quãng đường là ( km) . Vì hai người còn cách nhau 10,5 km ® ta có phương trình : ( 2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : Û Ta có : x = 12 ( km /h); y = 10 ( km/h) thoả mãn điều kiện bài toán . Vậy vận tốc của Bác Toàn là 12 km/h , vận tốc của cô Ba Ngần là 10 km/h . * Bài tập 48 ( SBT ) Gọi vận tốc của xe khách là x ( km/h) , vận tốc của xe hàng là y ( km/h) ( x > y > 0) - Quãng đường xe khách đi là : ( km) , quãng đường xe hàng đi là ( km) . Theo bài ra ta có phương trình (1) - Quãng đường xekhách đi sau 13 giờ là 13.x ( km) , qunãg đường xe hàng đi sau 13 giờ là 13.y ( km) . Do ga Dầu Giây cách ga Sài Gòn 65 km ® ta có phương trình : 13x = 13y + 65 Û 13x – 13y = 65 Û x – y = 5 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : Vậy vận tốc của xe khách là 52 (km/h) , vận tốc của xe hàng là 47 ( km/h) . * Bài tập 36 ( SBT – 9 ) Gọi tuổi mẹ năm nay là x tuổi , tuổi con năm nay là y tuổi ( x , y nguyên dương và x > y ) . - Bảy năm trước tuổi mẹ là ( x – 7 ) tuổi , tuổi con là ( y – 7 ) tuổi . Theo bài ra ta có phương trình : ( x – 7) = 5( y – 7 ) + 4 Û x – 5y = - 24 ( 1) - Năm nay tuổi mẹ gấp đúng ba lần tuổi con ® ta có phương trình : x = 3y Û x – 3y = 0 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : Vậy tuổi mẹ là 36 tuổi , tuổi con là 12 tuổi 4. Củng cố: - Nêu lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình . - Nêu cách giải tổng quát dạng toán chuyển động và toán quan hệ số - Lập phương trình bài 42 ( SBT - 10 ) 5. Hướng dẫn: Xem lại các bài toán đã chữa , nắm chắc cách giải từng dạng toán . Giải các bài tập trong SBT - 9 , 10 , 11 BT42: Gọi số HS của lớp là x học sinh, số ghế của lớp là y ghế (x, y nguyên dương) Ta có hệ phương trình : Gợi ý bài 43: Gọi năng xuất loại giống mới là x tấn / ha , giống cũ là y tấn / ha (x, y > 0) Theo bài ra ta có hệ phương trình: - Tiếp tục ôn tập về hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn sốvề định nghĩa, cách giải, cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình đã chữa. - Ôn tập về các loại góc trong đường tròn, về tứ giác nội tiếp để chuẩn bị cho chủ đề V.
File đính kèm:
- TC TOAN 9 Tiet 23.doc