Giáo án tư chọn ngữ văn lớp 11

A. NGUYỄN KHUYẾN (1835 - 1909)

I. Mục tiêu bài học:

- Hiểu được sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Khuyến.

- Nắm được những nét lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khuyến.

II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (11).

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?

3. Vào bài mới:

 Nguyễn Khuyến là một tác gia tiêu biểu trong làng thơ cổ điển Việt Nam. Để hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài “Tác gia Nguyễn Khuyến”.

 

doc25 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tư chọn ngữ văn lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (1956); “Triều lên” (1958).
- Phê bình, tiểu luận: “Tiếng thơ” (1951); “Ba thi hào dân tộc” (1959), “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” (1981, 1982),
c) Về dịch thuật:
Xuân Diệu là nhà thơ tích cực dịch và giới thiệu của các nhà thơ nổi tiếng thế giới với công chúng Việt Nam.
TIẾT 2
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GVG:
Say mê và chịu ảnh hưởng từ 2 nhà thơ lãng mạn Pháp: La-Mác-tin và Véc-len, Xuân Diệu mang vào thơ niềm tự hòa của cái tôi,
GVG:
Cái tôi ý thức được phần đời đẹp nhất của con người là tuổi trẻ “Nói làm chithắm lại” 
à Kêu gọi tuổi trẻ sống cao độ và luôn giục giã.
GVG:
Cái tôi ấy khao khát giao cảm với đời nhưng cuộc đời băng giá, lạnh lùng à 2 dòng cảm xúc trên tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng lại của thơ Xuân Diệu trước 1945.
Nhiều cung bậc của tình yêu:
à Diễn tã những rung động đầu đời “Hôm naybuồn” (Chiều).
à Tìm cách định nghĩa tình yêu: “Yêu là chết trong lòng một ít”(Yêu).
à Tình yêu trong sáng ngây thơ: “Anh chỉ có” (Tình thứ nhất).
à Những đòi hỏi trong tình yêu: “Có một bận” (Xa cách).
à Nhận ra sự đắng cay trong tình yêu “Người ta khổ”.
Ÿ HS lắng nghe.
Ÿ HS lắng nghe.
Ÿ HS lắng nghe.
2. Những đặc sắc về nội dung:
a) Cái tôi tự ý thức sâu sắc:
- Cái tôi biết mình thật giàu có:
“Đây là quán tha hồ muôn khách đến / Đây là bình thu hợp trí muôn phương” (Cảm xúc).
- Cái tôi thiết tha yêu cuộc sống, luôn sống cao độ và giục giã.
“Mau với chứrồi”. (Giục giã)
- Cái tôi rợn ngợp trong nỗi cô đơn:
“Ta là một là riêng là Thứ Nhất / Không có chi bè bạn nỗi cùng ta”. (Hy Mã Lạp Sơn).
b) Ông hoàng của thơ tình:
- Xuân Diệu đã cắm một cột mốc quan trọng trong thơ tình Việt Nam.
- Ông mang đến cho thơ tình yêu một quan niệm đầy đủ nhất, một cách thể hiện phong phú, chân thực, tài hoa nhất.
c) Một quan niệm thẩm mĩ mới:
Lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực:
- “Lá liễu dài như một nét mi”.
- “Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối”.
- “Tháng giêng...môi gần”.
GVG:
Xuân Diệu là thi sĩ đi tiên phong trong việc mạnh dạn mở rộng diện tích bài thơ, câu thơ, táo bạo thể nghiệm cấu trúc mới, cú pháp mới, nhịp điệu, từ ngữ mới.
GVG:
Xuân Diệu hướng đến một lối diễn đạt chính xác, thông tin mang tính vi lượng.
Ÿ HS lắng nghe.
Ÿ HS lắng nghe.
3. Những đặc sắc nghệ thuật:
a) Cách tân táo bạo về nghệ thuật ngôn từ:
- Cách diễn đạt táo bạo, mạnh mẽ “Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu / Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì / Hư vô bóng khói trên đầu hạnh / Cành biếc run rung chân ý nhi”. (Thu)
- Áp dụng phương thức vắt dòng:
“Một tối bầu trời đắm sắc mây / Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy / Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ / Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy”. (Với bàn tay ấy).
- Cách diễn đạt rất Tây: “hơn một loài hoa”, “đôi nhánh khô gầy”, “ít nhiều thiếu nữ”,...
b) Thơ giàu nhạc tính:
Tôn vinh vẻ đẹp, phô diễn sự huyền diệu, tinh tế của tiếng Việt nhằm làm giàu nhạc tính cho câu thơ.
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời / Tương tư nâng lòng chơi vơi”.
c) Phong cách nghệ thuật:
- Một tâm hồn nhạy cảm trước sự vận động của thời gian.
- Luôn hướng đến tuổi trẻ, tình yêu bằng sự cuồng nhiệt, sôi nổi.
- Nỗ lực cách tân thơ Việt.
III. Kết luận:
- Xuân Diệu có trái tim nồng nhiệt, luôn khát khao giao cảm với đời.
- Xuân Diệu suốt đời đam mê, bền bỉ và cần cù trong lao động nghệ thuật.
- Sức sáng tạo dồi dào, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
4. Củng cố:
Yêu cầu HS sưu tầm về các sáng tác của Xuân Diệu.
5. Dặn dò:
Tiết sau chuẩn bị tìm hiểu tác gia “Nam Cao”.
	Chủ đề 3
Tuần: 7-8
Tiết: 7-8
Ngày soạn: 25/09/2010
Ngày dạy: 30;07/10/2010	
TÁC GIA: NAM CAO
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời Nam Cao, sự chi phối của các yếu tố tiểu sử, con người và hoàn cảnh sống đến sự nghiệp văn học của ông.
- Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp văn học của Nam Cao: quan điểm nghệ thuật, những thành tựu chủ yếu và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/).
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Trình bày hiểu biết của em về tác gia Xuân Diệu và những sáng tác của ông?
3. Vào bài mới:
	Chúng ta đã được tìm hiểu về tác gia Xuân Diệu, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tác gia Nam Cao để hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp văn học của ông.
TIẾT 1:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Dựa vào SGK trang 137, 138 hãy trình bày một vài nét về tác gia Nam Cao?
GVG:
Làng Đại Hoàng: nằm trong vùng đồng chime trũng thường bị thiên tai, mất mùa, hạn hán, nông dân nghèo khổ lại bị cường quyền ức hiếp, đục khoét tàn tệ.
? Nam Cao là con người như thế nào?
GVG: 
Nam Cao từng làm “giáo khổ trường tư”, gia sư, có khi phải sống nhờ vợ.
? Nam Cao 1943, Nam Cao tham gia vào tổ chức nào?
? Sau CMTT, Nam Cao tham gia vào những hoạt động nào?
Ÿ HS trình bày.
Ÿ HS lắng nghe.
Ÿ HS phát biểu.
Ÿ HS lắng nghe.
Ÿ HSTL.
Ÿ HS phát biểu.
I. Cuộc đời:
1. Tiểu sử:
- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri.
- Sinh ra trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng (tỉnh Hà Nam).
- Là người gắn bó sâu nặng với quê hương. Nam Cao thường viết về những sự việc, những con người trong làng Đại Hoàng.
- Học hết bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sang tác.
- Cuộc sống lận đận đã giúp Nam Cao thấu hiểu tình cảnh và bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
- Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia Hội Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng Sản tổ chức và lãnh đạo.
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở địa phương.
- 1946, Nam Cao tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách là phóng viên mặt trận.
- 1947, Nam Cao làm công tác báo chí, tuyên truyền ở Việt Bắc.
- 1950, ông tham gia chiên dịch Biên giới.
- 11/1951, Nam Cao hy sinh trong một chuyến đi công tác ở vùng địch hậu.
- Đầu năm 1998, hài cốt Nam Cao được chuyển về quê hương.
? Trình bày một vài nét về con người Nam Cao?
Ÿ HS trình bày.
2. Con người:
- Bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng nội tâm rất phong phú.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người dân nghèo khổ
- Nam Cao là một tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính.
- 1996, Nam Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
? Trước CMTT, tác phẩm nào được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao?
? Trong “Đời thừa” (1943), Nam Cao quan niệm như thế nào về nghệ thuật?
" Thế nào là một tác phẩm của giá trị?
" Thế nào là sự sáng tạo trong nghề văn?
Ÿ HS phát biểu.
Ÿ HS phát biểu.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm nghệ thuật:
- Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết” và rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.
- “Giăng sáng” (1942) là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước CMTT. Ông phê phán lối văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, yêu cầu nghệ thuật phải phản ánh đúng nỗi khổ của nhân dân lao động.
- Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến với quan niệm “sống rồi hãy viết”.
- Sáng tác của Nam Cao thường đặt ra vấn đề về cách nhìn và thái độ đối với con người và cuộc đời (Đôi mắt).
TIẾT 2:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 ? Sáng tác của Nam Cao trước CMTT tập trung vào những đề tài chính nào?
" Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
" Nội dung chính?
Ÿ HS phát biểu.
2. Sáng tác của Nam Cao trước CMTT – 1945:
- Đề tài người trí thức nghèo:
+ Tác phẩm: Giăng sáng; Đời thừa; Mua nhà; Những truyện không muốn viết; Quên điều độ, và tiểu thuyết “Sống mòn”.
+ Nội dung:
Ÿ Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Ÿ Phê phán xã hội phi nhân đạo.
Ÿ Khát khao vươn tới cuộc sống cao đẹp.
- Đề tài người nông dân nghèo:
+ Tác phẩm: Chí Phèo; Lão Hạc; Dì Hảo; Lang Rận; Một bữa no; Một đám cười,
+ Nội dung:
Ÿ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: nghèo đói, xơ xác, bế tắc và thê thảm vào những năm 1940-1945.
Ÿ Những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm, cùng đường bị hắt hủi, lăng nhục,
Ÿ Người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa.
_ Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
? Sau CMTT, tác phẩm nào được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao?
" Nam Cao thể hiện quan niệm gì qua tác phẩm đó?
Ÿ HS phát biểu.
3. Sáng tác của Nam Cao sau CMTT-1945:
- Sau CMTT, Nam Cao hòa mình vào cuộc kháng chiến, dung ngòi bút phục vụ kháng chiến, làm tuyên truyền viên cho kháng chiến. Ông quan niệm: “Nếu không cầm súng một phen thì cầm bút cũng vụng về” (bút kí “Đường vô Nam”).
- 1948, Nam Cao cho ra đời truyện ngắn “Đôi mắt” được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ văn nghệ sĩ theo Cách mạng và kháng chiến.
- Ngoài ra còn có: “Nhật kí ở rừng” (1948); kí sự “Chuyện biên giới” (1950).
? Trình bày vài nét chính về PCNT của Nam Cao?
Ÿ HS trình bày.
4. Phong cách nghệ thuật:
- Nam Cao luôn đề cao con người tư tưởng, coi hành động bên trong của con người là nguyên nhân của những hành động bên ngoài.
- Nam Cao có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
- Nam Cao thường viết về nhỏ nhặt, xoàng xĩnh để đặt ra vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn.
- Nam Cao có giọng điệu riêng, buồn thương chua chát, lạnh lung mà đằm thắm yêu thương.
? Anh (chị) có nhận xét như thế nào về Nam Cao?
III. Kết luận:
Nam Cao là cây bút truyện ngắn bậc thầy của VHVN TK XX, sáng tác của ông góp phần hoàn tất quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam từ đầu TK XX – CMTT.
4. Củng cố:
Yêu cầu HS tìm đọc và tóm tắt một vài tác phẩm của Nam Cao.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Soạn chủ đề 4.
Chủ đề 3
Tuần: 9
Tiết: 9
Ngày soạn:10/10/2010
Ngày dạy: 14/10/2010	
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC VIỆT NAM (08 TIẾT)
(Tiết 9)
ĐỜI THỪA – NAM CAO
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu và phân tích tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, quan điểm nghệ thuật và tư tưởng nhân văn sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.
- Nắm được những đặc sắc của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật, miêu tả và phân tích tâm lí, ngôn ngữ,
II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/).
2. 

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON NV 11 (10-11).doc