Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tuần 20

I. Mục tiêu

Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.

1. Kiến thức

Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

2. Kỹ năng

- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.

3. Thái độ

Tích cực học tập, rèn luyện phép phân tích và tổng hợp.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: giáo án

2. Học sinh: Soạn bài

III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy.

1. Ổn định.(1P)

- Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

2. Kiểm tra: (0P)

Câu hỏi:

3. Bài mới

a. Giới thiệu: (1P)

Ta đã biết thế nào là phép phân tích và tổng hợp, hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập phân tích và tổng hợp!

b. Các hoạt động

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 04/01/2014
Tiết thứ: 20
Ngày dạy: 10/01/2014
Bài: 
ÔN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu
Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
1. Kiến thức
Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Kỹ năng
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
3. Thái độ
Tích cực học tập, rèn luyện phép phân tích và tổng hợp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định.(1P)
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra: (0P)
Câu hỏi:
Bài mới
Giới thiệu: (1P)
Ta đã biết thế nào là phép phân tích và tổng hợp, hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập phân tích và tổng hợp!
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 9P
Cho học sinh trình bày
Phép phân tích?
Phép tổng hợp?
Nhận xét hoạt động của học sinh
I. Lý thuyết .
1. Phép lập luận phân tích: chia vấn đề ra thành các bộ phận, rồi chỉ ra đặc điểm từng bộ phận của vấn đề đó bằng cách nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, chứng minh, giải thích…
2. Phép tổng hợp: 
- Chốt lại vấn đề 
- Phép tổng hợp thường đặt ở vị trí kết bài.
HOẠT ĐỘNG II 30P
Cho học sinh làm bài tập 3 trang 10:
Tác giả phân tích tầm quan trọng của đọc sách như thế nào?
Cho học sinh làm bài tập 4 trang 10. 
Phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
Giả thử không phân tích mà ta kết luận ngay được không? Vì sao?
Cho học sinh làm bài tập 3 trang 12.
Chỉ ra bản chất của việc đọc sách
- Tri thức nhân loại
- Muốn tiến bộ
- Chọn sách
- Cách đọc
Nhận xét hoạt động của học sinh
Cho học sinh làm bài tập 4 trang 12. 
- Tổng hợp tác hại của việc học đối phó
- Tổng hợp về việc đọc sách 
Nhận xét hoạt động của học sinh
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
Tầm quan trọng của đọc sách.
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn là đọc nhiều mà qua loa, không có lợi ích gì.
2. Bài tập 2:
Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận, vì qua sự phân tích lợi – hại, đúng – sai , thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
3. Bài tập 3:
- Sách là nơi đúc kết tri thức nhân loại từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ thì phải đọc sách.
- Cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó thì mới có ích.
- Bên cạnh đọc sách chuyên sâu thì phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp cho việc hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
4. Bài tập 4:
- Tổng hợp tác hại của việc học đối phó: là lối học bị động, hình thức; làm cho người học mệt mỏi; không tạo ra nhân tài.
- Tổng hợp về việc đọc sách: đọc sách là con đường ngắn nhất của học vấn, chọn kỹ sách để đọc, đọc phải nghiền ngẫm, đọc cả sách chuyên sâu lẫn thường thức
Củng cố(3P)
Nhắc lại nội dung bài học.
Dặn dò.(1P)
- Làm bài tập
- Chuẩn bị: Ôn tập cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTuần 20.doc
Giáo án liên quan