Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tuần 14
I. Mục tiêu
Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kỹ năng
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ
Tích cực ôn tập kiến thức và thực hành.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên. Giáo án
2. Học sinh. Soạn bài.
III. Phương pháp. Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở
IV. Tiến trình giờ dạy.
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p
2. Kiểm tra: 0p
3. Bài mới
Tuần 14 Ngày soạn: 15/11/2013 Tiết thứ: 14 Ngày dạy: 18/11/2013 Bài: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Các phương châm hội thoại ... cách dẫn gián tiếp) I. Mục tiêu Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I 1. Kiến thức - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp - …. 2. Kỹ năng Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 3. Thái độ Tích cực ôn tập kiến thức và thực hành. II. Chuẩn bị: Giáo viên. Giáo án Học sinh. Soạn bài. III. Phương pháp. Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở … IV. Tiến trình giờ dạy. Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p Kiểm tra: 0p Bài mới Giới thiệu: 1P Để hệ thống kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở lớp 9, các em thực hiện tiết ôn tập hôm nay. Các hoạt động. THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I 8P Cho HS nhắc lại các khài niệm phương châm hội thoại? Hướng dẫn học sinh làm bài tập? Nhận xét kết quả của học sinh. I. Phương châm hội thoại: 1. Khái niệm: 2. Bài tập: a. Câu tục ngữ “Ăn cho nên đọi (chén/bát) nói cho nên lời” khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại nào? - Nói rõ rang, mọi người nghe và hiểu được nội dung. - Phương châm cách thức. b. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại nào? - Lời nói tế nhị dễ nghe không phiền lòng ai. - Phương châm lịch sự. HOẠT ĐỘNG II 8P Nêu các phương thức phát triển của từ vựng? Cho HS làm bài tập Nhận xét việc làm của học sinh? II. Sự phát triển của từ vựng. 1. Phương thức phát triển nghĩa. 2. Tạo từ mới. 3 Bài tập. a. Câu thơ: “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” (Tố Hữu – Ta đi tới) Từ nào được sử dụng bằng phương thức chuyển nghĩa? Đó là phương thức chuyển nghĩa nào? - Từ: chân - Chuyển nghĩa ẩn dụ. b. Câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Từ nào được sử dụng bằng phương thức chuyển nghĩa? Đó là phương thức chuyển nghĩa nào? - Từ: Mặt trời. - Chuyển nghĩa ẩn dụ. HOẠT ĐỘNG III 8P Cho học sinh nêu khái niệm thuật ngữ? Cho học sinh lấy ví dụ minh họa? III. Thuật ngữ: 1. Khái niệm. 2. Bài tập. Ba zơ là hợp chất mà phân tử gồm có có một nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. HOẠT ĐỘNG IV 8P Cho học sinh sửa lỗi diễn đạt Tại sao lại có lỗi trên? Chúng ta phải làm gì để tranh lỗi sai. IV. Trau dòi vốn từ. 1. Bài tập: Sửa lỗi diễn đạt trong câu sau? Giải thích tại sao lại có lỗi này? “Các nhà bác học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm” - Sai từ : dự đoán – chưa tới - Sửa lại: thay bằng từ phỏng đoán. 2. Bài tập. Sửa lỗi diễn đạt trong câu sau? Giải thích tại sao lại có lỗi này? “Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội” - Sai từ : đẩy mạnh – thúc đẩy tiến lên - Sửa lại: thay bằng từ mở rộng. => Do không hiểu nghĩa từ. HOẠT ĐỘNG V Cho học sinh viết đoạn văn (về nhà) V. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Bài tập. Viết đoạn văn, chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp? Sau đó viết lại đoạn văn trên bằng lời dẫn gián tiếp? Củng cố: 2P Nhắc lại nội dung bài ôn? Dặn dò. 1P - Học nội dung ôn tập, làm bài tập. - Chuận bị: Kiểm tra Tiếng Việt. V. Rút kinh nghiệm. Duyệt tuần 14
File đính kèm:
- Tuần 14.doc