Giáo Án Tự Chọn Nâng Cao Môn Hóa Học Bậc THCS - Lớp 9
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh cần nắm vững tính chất hóa học của oxit ba zơ, oxit axit, phân loại oxit trên cơ sở tính chất hóa học của oxit, hiểu thêm về oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài tập định tính, định lượng, một số bài tập nâng cao trên cơ sở tính chất hóa học của oxit, viết thành thạo phương trình tạo muối aluminat.
B. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phân loại oxit và tính chất hóa học của oxit:
1) Oxit ba zơ: Thí dụ: K2O ; CaO ; Fe2O3 .
- Tính chất hóa học (3 tính chất - SGK hóa học lớp 9)
Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu (2) Chất rắn A gồm Cu và Ag có khối lượng là 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 (g) b) Nồng độ các muối trong dd B c) Các phản ứng hòa tan: Ag + 2HNO3 AgNO3 + NO2 + H2O (3) Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (4) Theo các phản ứng 3 và 4 ta thấy: = = 0,02 + 2.0,03 = 0,08 (mol) Vậy thể tích NO2 bằng 0,08.22,4 = 1,792 (l) Câu 11: Hướng dẫn 2M + 2xHCl 2MClx + xH2 3M + 4yHNO3 3M(NO3)y + yNO + 2yH2O a) Theo phương trình Theo giả thiết: Do hóa trị của kim loại M trong muối nitrat và trong muối clorua 4 nên x = 2 ; y = 3 Giả sử số mol M phản ứng = 1 thì lượng clorua = (M + 71) và lượng nitrat = (M + 186) Ta có M + 86 = (M + 71)1,905 M = 56 là Fe. Câu 12: Tính Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Mg, Al, Cu trong hỗn hợp A Nung A trong không khí ta có các phản ứng 2Mg + O2 2MgO (1) x (mol) x( mol) 4Al + 3O2 2Al2O3 (2) y (mol) 2Cu + O2 2CuO (3) z (mol) z (mol) Theo phương trình 1, 2 và 3 ta nhận thấy khối lượng của hỗn hợp A tăng đó là khối lượng oxi đã phản ứng = 49,2 - 30,64 = 18,56 (g) = 0,58.22,4 = 12,992 (l) ; Theo phương trình 1,2,3 và theo bài ra ta có 24x + 27y + 64z = 30,64 (a) = 49,2 (b) Cho A tác dụng với HCl chỉ có Al và Mg phản ứng Mg + 2HCl MgCl2 + H2 # (4) x (mol) x (mol) 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 # (5) y (mol) 1,5 y (mol) Theo phương trình 4,5 và theo bài ra ta có Nếu có x + y + z mol hỗn hợp A phản ứng với dung dịch HCl sinh ra (x + 1,5y) mol H2 (đktc) Theo bài 0,24 (mol) hỗn hợp A phản ứng với HCl thu được 0,25 mol H2 Ta có (x + y + z)0,25 = (x + 1,5y) 0,24 (c) Kết hợp a, b, c ta có 24x + 27y + 64z = 30,64 (a) = 49,2 (b) (x + y + z)0,25 = (x + 1,5y) 0,24 (c) Giải ra ta được x = 0,4 ; y = 0,4 ; z = 0,16 %Cu = 100% - (31,332 + 35,248) = 33,42% CHỦ ĐỀ III: PHI KIM - SƠ LƯỢC BẢNG TUÀN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (9 tiết) BÀI 7(5 tiết): TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM - CLO A. MỤC TIÊU Học sinh cần nắm và vận dụng được tính chất lí, hóa học của phi kim vận dụng để viết được các phương trình hóa học, sơ lược nắm được mức độ hoạt động hóa học mạnh yếu của phi kim. Nắm được trong các phản ứng hóa học phi kim thường thể hiện tính oxi hóa (nhận e để tao ion âm). Biết được clo có những tính hóa học chung của phi kim, ngoài ra clo còn có tính chất riêng (tác dụng với nước, với dung dịch ba zơ), tính tẩy màu của clo ẩm. Các phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Hiểu và vận dụng các tính chất hóa học để viết sơ đồ phản ứng cho dãy biến hóa, bài tập nhận biết, tính theo phương trình có sử dụng nồng độ. B. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1) Tính chất chung của phi kim Đặc điểm: - Không có ánh kim, không có tính dẻo, không dẫn điện, không dẫn nhiệt (trừ than chì dẫn điện tốt) - Các nguyên tử phi kim thường có 4, 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng - Một số phi kim C; Si ; N ; P ; O ; S ; Cl ; Br... tạo hợp chất khí với hiđro Tính chất hóa học * Phản ứng với hi đro tạo hợp chất khí S + H2 H2S O2 + 2H2 2H2O Phi kim nào càng dễ phản ứng với hi đro tính phi kim càng mạnh * Phản ứng với kim loại: S + Mg MgS 3O2 + 4Al 2Al2O3 * Phản ứng với oxi (trong trường hợp này phi kim thể hiện tính khử): S + O2 SO2 N2 + O2 2NO (điều kiện phản ứng là có tia lửa điện) * Mức độ hoạt động hóa học của phi kim được xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim đó với hi đro hoặc với kim loại: + Hỗn hợp F2 và H2 với tỷ lệ 1:1 về số mol nổ trong bóng tối + Hỗn hợp Cl2 và H2 với tỷ lệ 1:1 về số mol nổ khi chiếu sáng + Brom phảm ứng với hiđro khi đung nóng + Clo đẩy được Br, Brom đẩy được iot ra khỏi dung dịch muối Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Br2 + 2NaI 2NaBr + I2 + Clo phản ứng với Fe tạo muối sắt(III), lưu huỳnh tác dụng với sắt chỉ tạo hợp chất sắt có hóa trị II Mức độ hoạt động hóa học của một số phi kim giảm dần theo thứ tự sau: F > O > Cl > Br > S > P.... * Lưu ý: Nếu 1 phi kim tạo ra nhiều axit có oxi, axit nào nhiều oxi hơn axit đó mạnh hơn VD: S tạo ra 2 axit: H2SO3 và H2SO4. H2SO4 có tính axit mạnh hơn H2SO3 Cl: HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO 2) Clo: Là khí rất độc, có màu vàng lục, mùi hắc Clo có những tính chất hóa học của phi kim - Tác dụng với H2 tạo hợp chất khí và tác dụng với kim loại tạo muối clorua, không tác dụng với oxi (SGK - Hóa 9) - Trong các phản ứng clo là chất oxi hóa( dễ nhận e) Clo còn có những tính chất hóa học khác - Khi tan trong nước một phần clo tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HClO (axit hipoclorơ) (1) + axit hipoclorơ là axit yếu không bền, có tính oxi hóa rất mạnh, có tác dụng tẩy màu, do vậy clo ẩm có tính tẩy màu - Tác dụng với dung dịch ba zơ: + Tác dụng với dd NaOH Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O (2) Nước gia ven (Bản chất của phản ứng trên là đầu tiên clo tác dụng với nước (1), sau đó các axit tạo thành tác dụng với kiềm) + Tác dụng với dd Ca(OH)2 2Cl2 + 2Ca(OH)2 CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O + Tác dụng với bột Ca(OH)2 khô Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O Clorua vôi - Clorua vôi và nước gia ven là những chất có tính oxi hóa rất mạnh trong không khí ẩm các hợp chất này tác dụng với với CO2 và hơi nước giải phóng dần dần axit hipoclorơ là chất có tính oxi hóa mạnh, do vậy được dùng làm chất tẩy trắng bông vải, sợi thực vật, thuốc sát trùng diệt khuẩn. 2CaOCl2 + H2O + CO2 CaCO3 + CaCl2 + 2HClO NaClO + H2O + CO2 NaHCO3 + 2HClO 3) Điều chế khí clo a) Trong phòng thí nghiệm: - Dùng chất oxi hóa mạnh như MnO2 ; KMnO4 ; KClO3 ... tác dụng với dd HCl đặc MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O b) Trong công nghiệp: điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong thùng điện phân có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA I) Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Chọn một phương án đúng 1) Để làm khô khí clo người ta dùng: A. Axit sunfuric đặc B. Vôi sống C. NaOH rắn D. Canxi cacbonat 2) Clo phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây A. Fe ; O2 ; H2 B. O2 ; H2 ; CuO ; H2O C. H2 ; Fe ; H2O ; KOH D. H2O ; KOH ; S ; Fe 3) Khi cho một mẩu giấy quỳ tím và nước clo thấy hiện tượng là: Giấy quỳ tím chuyển màu xanh. Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ sau đó mất màu Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ Giấy quỳ tím không chuyển màu 4) Điều chế clo trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong thùng điện phân có màng ngăn xốp vì: Ngăn không cho khí H2 phản ứng với khí Cl2 Ngăn không cho khí Cl2 phản ứng với dd NaOH Ngăn không cho khí H2 tiếp xúc với dung dịch NaCl Ngăn không cho dd NaOH tiếp xúc với cực âm của bình điện phân 5) Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn khí này sục vào: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaCl C. Dung dịch MgCl2 D. Dung dịch Ca(OH)2 6) Tính chất nào sau đây không phải của khí clo Tan hoàn toàn trong nước Có màu vàng lục Có tính tẩy trắng khi ẩm Mùi hắc rất độc 7) Các hỗn hợp khí sau 1. H2 và O2 ; 2. SO2 và O2 ; 3. H2 và Cl2 tồn tại trong điều kiện nào Tồn tại bất cứ điều kiện nào Tồn tại ở nhiệt độ thấp không có xúc tác hoặc trong bóng tối. Không thể tồn tại vì có phản ứng xảy ra Tất cả đều sai 8) Biết nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo oxit phi kim tương ứng. Vậy dãy phi kim nào dưới đây mà tất cả các phi kim trong dãy tác dụng được với oxi: A. C ; S : P ; Si B. Cl2 ; Br2 ;; C ; N2 C. I ; F ; Ne ; Si D. He ; P ; S ; Br2 9) Người ta thực hiện thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Đốt hỗn hợp bột S và Fe trong bình kín theo tỷ lệ 1:2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất A. Thí nghiệm 2: Cho A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được khí B. 1 - Thành phần của chất rắn A là A. Chỉ có Fe B. FeS và S dư C. FeS và Fe dư D. Fe ; FeS ; và S 2 - Thành phần của khí B là A. Chỉ có H2S B. Chỉ có H2 C. H2S và H2 D. SO2 và H2S 3 - Thành phần của dung dịch thu được sau thí nghiệm 2 là: A. Chỉ có FeCl2 A. Chỉ có FeCl3 C. FeCl2 và FeCl3 D. FeCl2 v à HCl dư 10) R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hi đro có công thức là RH2 chứa 5,88% H. Hỏi R là nguyên tố nào sau đây. A. Cacbon B. Nitơ C. Photpho D. Lưu huỳnh II) Câu hỏi và bài tập tự luận a - Viết các phương trình phản ứng thực hiện những sự chuyển đổi hóa học sau: MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl Cl2 CuCl2 AgCl b - Nêu cách tách khí Cl2 ra khỏi hỗn hợp Cl2 có lẫn N2 ; H2 Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch HCl thu được 6 chất khí khác nhau. Viết các phương trình phản ứng xảy ra Có các chất KMnO4 ; MnO2 ; HCl. Nếu khối lượng các chất KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn ? Nếu số mol các chất KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn ? Nếu muốn điều chế được một lượng clo nhất định, chọn chất oxi hóa nào để tiết kiệm được HCl ? Hãy chứng minh cho câu trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở những phản ứng hóa học a) Nêu tính chất hóa học chính của nước gia ven và clorua vôi. Tại sao clorua vôi được dùng rộng rãi hơn nước gia ven ? b) Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất NaCl ; MnO2 ; NaOH và H2SO4 đặc có thể điều chế được nước gia ven không ? Viết các phương trình hóa học ? Hãy phân biệt 3 chất rắn màu đen CuO ; MnO2 ; C. Bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho các sơ đồ phản ứng (A) (B) + (C) + (D) (C) + (E) (G) + (H) + (I) (A) + (E) (K) + (G) + (I) + (H) (K) + (H) (L) + (I) + (M) - Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ trên. - Biết: (D) ; (I) ; (M) là các đơn chất khí, (I) có tỷ khối với khí CH4 là 4,4375. Để trung hòa hết 2,8 gam kiềm L cần 200 ml dd HCl 0,25M Muối A tạo bới kim loại M hóa trị II và phi kim X hóa trị I. Hòa tan một lượng muối A vào nước được dd B, nếu thêm AgNO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 50% lượng A. Xác định công thức phân tử muối A. Cho
File đính kèm:
- Tu chon hoa 9.doc