Giáo án tự chọn môn Sinh học 6 - Tuần 20 đến 22 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Củng cố kiến thức cơ bản về cấu tạo trong và hoạt động sinh lí của lá.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng ghi nhớ và củn cố kiến thức.

3. Thái độ :

- Có ý thức yêu thích bộ môn học.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên :

- Một số bài tập dạng cơ bản.

2. Học sinh :

- Ôn kiến thức chương “Lá”.

III. Phương pháp :

- Vấn đáp, gợi mở, trao đổi, thảo luận.

IV. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định tổ chức : 1’

2. Bài cũ : Không kiểm tra

3. Bài Mới :

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung

Bài tập 1 : 10’

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhóm bài tập 1 và lên bảng hoàn thành.

- Nhận xét chung.

- Nội dung ghi theo bảng

- Thảo luận nhóm trong 7’

- Đại diện hoàn thành trên bảng phụ

- Đại diện nhận xét

- Ghi nội dung theo bảng. Bài tập 1:

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn môn Sinh học 6 - Tuần 20 đến 22 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết cành
+ ghép cây
+ nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
4. Ý nghĩa :
- Trong đời sống của cây : giúp cây bảo tồn nòi giống trong những điều kiện khó khăn.
- Người ta ứng dụng SSSD để nhân giống cây nhanh, ít tốn công, duy trì những đặc tính tốt, của cây mẹ và kết hợp được một số đặc tính mong muốn trong ghép cây.
II. Bài tập:
Bài 1 : Ở một số cây : trong tầng phát sinh của rễ, thân, lá có nhiều tế bào có khả năng phân chia mạnh. Trong điều kiện thích hợp, những tế bào này sẽ phân chia nhanh để tạo thành chồi, rễ mới.
- Ở một số cây có các tế bào phân chia mạnh tập trung ở đốt thân hoặc cành.
Bài 2: 
- Tế bào thực vật có tính toàn năng: từ một tế bào sinh dưỡng (soma) bất kỳ, trong đ/k thích hợp có thể tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh (một cây hoàn chỉnh)
- Tế bào động vật cũng có tính toàn năng, nhưng chỉ ở giai đoạn hợp tử từ khoảng 2-4 tế bào: có khả năng tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
- Hiện tượng phản phân hóa ở thực vật xảy ra rất dễ dàng, dưới sự tác động của các hormone(auxin và cytokinin) . 
- Ở đ/v quá trình phản phân hóa cũng xảy ra nhưng không dễ như ở thực vật và nói chung chỉ phản phân hóa thành precusor của chính nó thôi (để tiếp tục phân chia) chứ không phải là thành một tế bào đa năng hay toàn năng.
VD : giống khoai tây, lan, cúc, dưa hấu,..........
4. Củng cố : 2’
- GV nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học.
5. Dặn dò :2’
- VN ôn kiến thức bài hoc và thụ phấn chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày soạn : 8/1/2012	Tuần : 21
Ngày dạy : 10/1/2012	Tiết : 3
Chủ đề 2:
Tiết 2 : THỤ PHẤN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các cách thụ phấn. Cho ví về mỗi cách. 
- Trình bày được khái niệm thụ phấn. Thụ tinh.
- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh.
- Giải thích được vì sao thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ phân tích, tổng hợp và ghi nhớ.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích môn học, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức .
	 - Bài tập nâng cao vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần thụ phấn, thụ tinh.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức thụ phấn và thụ tinh.(10’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thụ phấn và thụ tinh?
? Có mấy hình thức thụ phấn ? kể tên ? Nêu ví dụ về mỗi cách thụ phấn?
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức thụ phấn và thụ tinh.(20’)
2. Bài tập củng cố kiến thức và nâng cao:
Bài 1? Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Vì sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?
Bài 2: 
? Mọt số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ nhưng cánh hoa không có màu sắc sặc sỡ, em giải thích như thế nào về hiện tượng này?
Bài 3: Vì sao có hoa nở ban ngày, có hao nở ban đêm ?
Bài 4: Tại sao hoa cắm trong bình bị héo ? 
- Nhắc lại khái niệm
- Đại diện nhận xét bổ sung.
- Thảo luận cặp và nêu câu trả lời.
- Bổ sung nhận xét.
- Ghi kết luận.
- Thảo luận cặp nêu câu trả lời.
- Đại diện trình bày
- Bổ sung nhận xét và rút ra kết luận.
- Suy nghĩ các nhân và nêu câu trả lời.
- Suy nghĩ các nhân và nêu câu trả lời.
- Suy nghĩ các nhân và nêu câu trả lời.
1. Hệ thống kiến thức:
- Khái niệm thụ phấn :
- Khái niệm thụ tinh : 
* Có 2 cách thụ phấn :
- Tự thụ : hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó. Hiện tượng tự thụ chỉ xảy ra trong một hoa lưỡng tính và có nhị, nhụy chín cùng lúc. 
VD: hoa lúa, chanh, ..
- Giao phấn : hạt phấn của hoa này chuyển đến đầu nhụy của hoa khác, hiện tượng xảy ra giữa hai hay nhiều hoa khác nhau, những hoa đó có thể là hoa đơn tính hay lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng lúc.
VD: Hoa ngô, bưởi, đu đủ, đậu, liễu, bí, mướp, dưa chuột
+ Giao phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió, nhờ con người.
2. Bài tập :
Bài 1 Phân biệt thu phấn và thụ tinh: 
Thụ phấn
Thụ tinh
- Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Xảy ra tại đầu nhụy
- Thụ phấn chỉ tạo điều kiện cho TBSD đực trong hạt phấn đến gặp được tế bào SD cái trong noãn
- Là hiện tượng TBSD đực kết hợp với TBSD cái tạo thành một tế bào mới là hợp tử.
- Xảy ra tại noãn.
- Hiện tượng có sự kết hợp giữa hai loại tế bào để tạo thành hợp tử là cơ sở hình thành cơ thể mới.
* Thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì :
- Có thụ phấn mới có thụ tinh sau đó hạt phấn nảy mầm thì thụ ttinh mới thực hiện đựơc
- Có một số trường hợp có thụ phấn nhưng không có thụ tinh và hạt phấn không nảy mầm được.
Bài 2: 
- Lá đài biến đổi thành nhiều hình dạng và màu sắc hấp dẫn.
- Ví dụ :
+ Hoa giấy : Hoa nhỏ mọc thành cụm ba chiếc một. Lá bắc làm cho cụm hoa trông giống một bông hoa giả bằng giấy.
+ Cây xương rắn : lá bắc phát triển và có đủ màu sắc. 
+ Cây chuối hoa : có nhị không sinh sản nên biến đổi thành bản dạng cánh có màu sắc giống cánh hoa.
Bài 3: 
- Hoa nở lúc sáng sớm : hoa bìm bìm, lúc 9-10 giờ có hoa mười giờ; nửa đêm có hoa quỳnh, hoa huệ, hoa phấn; gần sáng có hoa nhài,
- Nguyên nhân:
+ Sự phụ thuộc vào các loài côn trùng thụ phấn cho hoa.
+ Điều kiện bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,.ảnh hưởng đến các loài. Ví dụ : hoa bìm bìm nở cần cần ánh nắng mặt trời nhưng là ánh nắng yếu. Khi đến buổi trưa nắng gắt , hoa bị mất nước nên cánh hoa bị héo đi.
Bài 4: 
Nguyên nhân: +trong nước có nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ làm cành bị ủngkhông thể hút nước cung cấp cho hoa.
+ Vì nhựa cây chảy ra bị đông đặc tại vết cắt nút kín mạch dẫn làm nó không hút nước được.
4. Củng cố : 2’
- GV nhắc lại kiến thức cơ bản bài học.
5. Dặn dò : 2’
- Về nhà coi lại bài đã học, ôn kiến thức bài quả và hạt chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn : 8/1/2012	Tuần : 21
Ngày dạy : 10/1/2012	Tiết : 4
Chủ đề 2:
Tiết 3 : THỤ TINH KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày khái niệm thụ tinh. 
- Biết sự tạo quả, từ đó biết sơ lược vòng đời cây có hoa.
- Nêu lên vị trí và ý nghĩa của sự thụ tinh.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ phân tích, tổng hợp và ghi nhớ.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích môn học, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức .
	 - Bài tập nâng cao vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần thụ tinh, kết hạt, tạo quả.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: ôn tập kiến thức : 20’
- GV nhắc một số kiến thức cơ bản và vấn đáp học sinh những kiến thức đã học.
? hiện tượng nảy mầm của hạt phấn là gì?
? Thụ tinh là gì?
* GV giải thích hiện tượng thụ tinh ở cây có hoa là hiện tượng thụ tinh kép : ở hạt phấn có 2 tinh tử. Khi hạt phấn nảy mầm đưa hai tinh tử vào đầu bầu nhụy, một tinh tử thụ tinh cho nhân cực tạo thành phôi nhũ chứa chất dự trưc cho hạt, một tinh tử thụ tinh cho nãn( tế bào sinh dục cái) tạo thành hợp tử phát triển thành phôi.
? Sau khi thụ tinh. Bộ phận nào tạo quả và hạt ?
* Giảng về sự tạo thành quả và hạt.
- Một tinh tử kết hợp với nhân cực và phát triển nhanh tạo thành phôi nhũ chứa chất dự trữ cho hạt khi nảy mầm.
- Sau khi naõn biến đổi thành hạt thì bầu nhụy cuãng biến đổi thành quả chứa hạt, các bộ phận khác héo dần rồi rụng.
? Theo em, sự thụ tinh có ý nghĩa gì?
Hoạt động 1: bài tập củng cố : 19’
Bài 1: Trong trưường hợp nào thì sự thụ phấn nhờ người là cần thiết?
Bài 2 :
? Trình bày những biến đổi sau khi thụ tinh ?
? Thụ tinh kép là gì ? ý nghĩa sự thụ tinh kép ?
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Tự nêu câu trả lời.
- Nêu câu trả lời.
- Nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức và ghi bài.
- Nêu câu trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
? Suy nghĩ và nêu câu trả lời.
- Bổ sung nhận xét.
- Thảo luận nhóm hoàn thành
- Suy nghĩ và nêu câu trả lời.
1 Kiến thức :
a. HIện tượng nảy mầm của hạt phấn :
- Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu trương lên rồi nảy mầm tạo thành một ống phấn. Tinh tử di chuyển xuống đầu ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và bầu nhụy tiếp xúc với noãn . Phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
b. Thụ tinh : tại noãn : tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
* Thụ tinh kép : Tế bào sinh dục đực có 2 tinh tử , 1 tinh tử kết hợp với nhân cực tạo thành phôi nhũ, 1 tinh tử kết hợp với noãn tạo thành hợp tử.
c. sự kết hạt và tạo quả :
-Sự tạo thành hạt : Noãn sau khi thụ tin có những biến đổi, tế bào hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi, Vỏ noãn biến thành vỏ hạt, phần còn lại tạo thành phôi nhũ, mỗi noãn tạo thành một hạt.
- Sự tạo quả : Trong khi noãn biến đổi thành hạt thì bầu nhụy cũng biến đổi thành quả chứa hạt. 
+ Có một số vẫn còn dấu tích của một số bộ phận của hoa: lá đài, đầu nhụy.
- Ngày nay, người ta có biện pháp để ngăn cản sự thụ tinh hoặc tạo tính bất thụ để tạo giống không hạt : cà chua, dưa hấu, quýt, cam, chanh,.
d. Ý nghĩa sự thụ tinh:
- Có quá trình thụ tinh kép tạo thành chất dự trữ cho phôi phát triển cho đến khi cây có khả năng tự dưỡng đảm bảo thế hệ sau thích nghi tốt với môi trường.
- Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái nên hợp tử mang những đặc tính tốt của 2 hay nhiều cơ thể.
2. Bài tập :
Bài 1: 
Khi thời tiết bất lợi.
Việc thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
Bài 2: 
- Ghi theo nội dung đã học.
4. Củng cố : 3’
- GV nhắc kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : 2’
- HS ôn kiến thức đã học, ôn kiến thức bài “các loại quả và các bộ phận của hạt” để tiết sau học.
Ngày soạn : 30/1/2012	Tuần : 22
Ngày dạy : 31/1/2012	Tiết : 5
Chñ ®Ò 2: 
Tiết 4: SỰ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở CÂY XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược về púa trình sinh sản hữu tính ở cây: từ thụ phấn đến thụ tinh kết hạt và tạo quả, sự nảy mầm của hạt. 
- Vẽ sơ đồ tư duy về các loại quả.
2. Kĩ năng :
- Rèn tư duy logic.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích môn học,

File đính kèm:

  • doctu chon sinh 6.doc