Giáo Án Tự Chọn Hóa Học 8 - Trần Đăng Lưu - Trường PTDTBT – THCS Pắc Ma

I/ MỤC TIÊU:

- Củng cố các khái niệm, các công thức,phân loại, cách gọi tên.

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập CTHH và kỹ năng sử dụng quy tắc hoá trị.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1) GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

2) HS: Ôn lại các công thức chuyển đổi giữa m, n, V đã học và các bước lập PTHH.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1) Ổn định: GV kiểm tra ss học sinh.

2) Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Tự Chọn Hóa Học 8 - Trần Đăng Lưu - Trường PTDTBT – THCS Pắc Ma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/03/2012 
Ngày giảng: 13/03/2012
 Tiết: 11
Bài : oxit ( 1 tiết)
I/ Mục tiêu:
Củng cố các khái niệm, các công thức,phân loại, cách gọi tên.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập CTHH và kỹ năng sử dụng quy tắc hoá trị.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
1) GV: Phiếu học tập, bảng phụ.
2) HS: Ôn lại các công thức chuyển đổi giữa m, n, V đã học và các bước lập PTHH.
Iii/ Tiến trình lên lớp.
1) ổn định: GV kiểm tra ss học sinh.
2) Bài mới:
	A-Kiến thức cần nhớ:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về oxit:
Hs thảo luận nhóm trả lời từng . 
HS khác theo dõi và ghi nhớ kiến thức
Hoạt động 2: 
Bài 1; Cho các oxit sau: CO2, K2O, Fe2O3, SiO2, Al2O3, CO
Oxit axit là 
Oxit bazơ là:
Oxít lưỡng tính là:
Oxit trung tính là:
Hs thảo luận nhóm tiến hành làm bài tập:
I. Khái niệm:
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi .
Ví duù :
SO2 , P2O5 , Fe2O3 
II. Công thức chung
RxOy trong đó: R là nguyên tố; x, y ≤ 7
III. Phân loại
Có 2 loại chính :
a) Oxit axit :
Ví duù : SO2 , P2O5 , CO2
SO2 tương ứng với axit H2SO3
P2O5 à H3PO4 . CO2 à H2CO3 
b) Oxit bazơ :
Ví duù : CuO , Na2O , Al2O3
CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2 
Na2O à NaOH. Al2O3 à Al(OH)3
IV Cách gọi tên oxit
Tên oxit : tên nguyên tố + oxit 
Ví dụ:
Na2O : Natri oxit. CaO : Canxi oxit
– Nếu kim loại có nhiều hóa trị :
Tên oxit bazơ : Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
Ví duù :
Fe2O3 : Sắt (III) oxit. FeO : Sắt (II) oxit
– Nếu phi kim có nhiều hóa trị :
Tên oxit axit : Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Ví duù :
CO2 : Cacbon đioxit. SO3 :Lưuhuỳnh trioxit
P2O3:Điphotpho trioxit 
N2O5 :Đinitơ pentaoxit
B-Bài tập:
Bài 1; Cho các oxit sau: CO2, K2O, Fe2O3, SiO2, Al2O3, CO
Oxit axit là CO2 , SiO2
Oxit bazơ là: K2O, Fe2O3
Oxít lưỡng tính là: Al2O3, 
Oxit trung tính là: CO
Bài 2: Hãy đánh dấu X vào bảng sau và cho biết đâu là oxi axit dâu là oxit bazơ.
Hợp chất
Oxit axit
Oxit bazơ
Tên gọi
CaO
N2O3
MnO2
CO
FeO
P2O5
SO3
Al2O3
N2O5
SO2
Bài 3: Xác định hóa trị của các nguyên tố S,N,P,Cl, trong các hợp chất sau:
	a.H2S,SO2,SO3,K2S,MgS,Al2S3.	b.NH3,N2O,NO,N2O3,NO2,N2O5.
	c.PH3,P2O3,P2O5,Ca3P2.	d.HCl,Cl2O,Cl2O3,Cl2O7.
3- Củng cố- Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK
- HS thảo luận nhóm làm các bài tập 
- GV gọi một số HS lên bảng chữa bài tập trên.

File đính kèm:

  • docTC 8.doc