Giáo án tự chọn Hoá Học 8 - Lê Tuấn Nghĩa
Tên chủ đề: Khái niệm, tính chất, ứng dụng cơ bản về hoá học- Bài tập
Chủ đề: Bám sát
Thời lượng: 6 Tiết
I. Mục tiêu.
- Kiến thức:
+ Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản trong chương I (Chất - Nguyên tử- phânn tử) nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất, hợp chất và phân tử, công thức hoá học.
+ Nắm được một số kí hiệu
- Kỹ năng:
+ Giải một số bài tập liên quan đến kiến thức về khái niệm.
+ Sử lý thông tin qua bài tập.
+ Nghiên cứu kiến thức SGK.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức về các khái niệm đã học.
- Các dạng bài tập liên quan,
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định:
8A: /33 8B: / 36 8C: /35
2. Kiểm tra (Trong tiết học)
3. Bài mới:
o? Các ng/tử nào liên kết với nhau? * Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về số ng/tử mỗi loại? Liên kết trong phân tử? - GV cho các nhóm trình bày ý kiến. * Từ nhận xét trên em hãy rút ra kết luận về PƯHH? - GV yêu cầu HS nhớ lại 2 TN ở bài trước và nêu câu hỏi: * Khi nào có PƯHH xảy ra? * Nếu để ít bột lưu huỳnh, than trong không khí thì các chất có tự bốc cháy được không? - GV yêu cầu HS liên hệ quá trình chuyển hóa tinh bột -> rượu. * Quá trình đó cần điều kiện gì? Trong thực tế còn quá trình nào cần đến đk này? - GV giới thiệu về chất xúc tác. - GV nêu câu hỏi mở rộng: * Trong 1 PƯHH khi nào PƯHH sẽ kết thúc? - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. I- Định nghĩa. - Cá nhân tự thu thập thông tin. - 1 HS trả lời: * Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - 1 HS trả lời, HS khác bổ sung. - HS nghe và ghi bài. * Cách ghi: Tên các chất P/ư Tên các sản phẩm. VD: Lưu huỳnh + Sắt Sắt (II) Sunfua. - HS làm BT vào vở. II- Diễn biến của phản ứng hóa hoc. - HS quan sát hình vẽ. - HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác bổ sung. - 1- 2 HS nêu kết luận: * Trong các PƯHH chỉ có liên kết giữa các ng/tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. III- Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời, HS khác bổ sung. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. - 2 HS trả lời. - HS ghi bài: * PƯHH xảy ra khi: + Các chất p/ư được tiếp xúc với nhau. + Cần đun nóng đến 1 nhiệt độ nào đó. + Cần có mặt của chất xúc tác, Tiết 2- HĐ2: Định luật bảo toàn khối lượng - GV hướng dẫn HS làm TN. + Cân 2 cốc đựng dd BaCl2 và Na2SO4. Ghi lại khối lượng của mỗi cốc. + Đổ cốc 1 vào cốc 2 Quan sát hiện tượng. + Cho lên cân lại sản phẩm thu được. So sánh khối lượng trước và sau p/ư. - GV chiếu trên màn hình kết quả của một số nhóm. * Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của chất tham gia và tổng khối lượng sản phẩm? - GV biểu diễn TN: + Cân 2 cốc đựng dd HCl và CaCO3 (Đọc khối lượng cho HS ghi lại) + Đổ dd HCl vào CaCO3. Cân sản phẩm thu được. * Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của chất tham gia và sản phẩm? - GV yêu cầu HS viết phương trình chữ của phản ứng hóa học. - GV giải thích khối lượng không bằng nhau do khí CO2 không còn trong dd. - GV yêu cầu HS phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - GV chốt lại kiến thức. - GV giới thiệu về 2 nhà khoa học đã tìm ra định luật (SGV). - GV treo tranh: Sơ đồ phản ứng giữa H2 và O2. * Bản chất của phản ứng hóa học là gì? * Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không? * Khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau phản ứng có thay đổi không? * Khi phản ứng hóa học xảy ra có những chất mới được tạo thành nhưng vì sao tổng khối lượng của các chất vẫn không thay đổi? - GV chốt lại kiến thức bằng cách cho HS đọc phần giải thích. - GV cho HS viết biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng (Nếu kí hiệu m là khối lượng chất). Cho 2 phương trình chữ ở trên (ở 2 TN vừa làm). - GV đưa kết quả của một số HS. - GV yêu cầu HS viết biểu thức tổng quát của Định luật bảo toàn khối lượng bằng cách cho phương trình chữ. - GV yêu cầu HS làm BT 2 (SGK-T54). - GV đư ra kết quả của một số HS. - GV yêu cầu HS làm BT sau: Than cháy trong oxi tạo thành khí cacbonic theo phương trình: t0 Cacbon + oxi khí cacbonic Cho biết khối lượng của cacbon là 3 kg, của khí cacbonic là 11 kg, khối lượng của oxi đã tham gia p/ư là: a. 9 kg; b. 8 kg; c. 7,5 kg; d. 14 kg - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. * Vậy định luật bảo toàn khối lượng được áp dụng như thế nào? Nếu có n chất p/ư? 1- Thí nghiệm. - HS tiến hành TN; ghi lại kết quả. - HS ghi lại phản ứng hóa học bằng phương trình chữ. - 1 - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS lên đọc cân. - 1 HS nêu hiện tượng. - 1 HS lên đọc cân. - 1 - 2 HS trả lời. - 1 HS ghi lên bảng. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. 2- Định luật. - 2 HS phát biểu. - HS ghi bài. * Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời: Vì trong phản ứng chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không thay đổi. - 2 HS đọc bài. * Giải thích (SGK). 3- áp dụng. - HS ghi vào phim trong: mBariclorua + mNatrisunfat = mBarisunfat + mNariclorrua + Phương trình: A + B C + D. Theo Định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD mA = (mC + mD) - mB. - HS làm BT vào phim trong. - HS chữa bài vào vở. - HS thảo luận nhóm tìm ra đáp án đúng. - Đại diện nhóm trả lời. - 2 HS trả lời. Tiết 3- HĐ3: Phương trình hoá học - GV dựa vào PT chữ của BT 3 (SGK-T54) HS vừa chữa Yêu cầu HS viết PT chữ Viết CTHH của các chất có trong p/ư. - GV dẫn dắt để HS cân bằng PTHH. - GV treo tranh: sơ đồ p/ư giữa H2 + O2 Yêu cầu HS lập PTHH theo các bước: + Viết PT chữ. + Viết CTHH của các chất có trong p/ư. + Cân bằng PTHH. - GV yêu cầu HS phân biệt hệ số và chỉ số của các chất. - GV yêu cầu HS thảo luận. * Cho biết các bước lập PTHH? - GV cho HS báo cáo kết quả. - GV chốt lại kiến thức. - GV lưu ý cho HS cách viết như ở SGK - T56. - GV chiếu lên màn hình bài tập 1. Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. - GV chữa bài cho điểm HS làm tốt. - GV yêu cầu HS làm bài tập 2. - GV chữa bài. I- Lập phương trình hoá học. 1- Phương trình hoá học. - 1 HS lên bảng ghi lại sơ đồ p/ư, HS khác bổ sung. * VD 1: t0 Magie + Khí Oxi Magieoxit t0 Mg(r) + O2(r) MgO(r) 2Mg + O2 2MgO - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng , HS khác nhận xét, bổ sung. * VD 2: t0 Khí Hiđro + Khí Oxi Nước t0 H2 + O2 H2O 2H2 + O2 2H2O - 1 HS trả lời. 2- Các bước lập PTHH. - HS thảo luận theo nhóm (1 bàn) thống nhất ý kiến. - Đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. - HS ghi bài: Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng. Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Bước 3: Viết PTHH. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. Bài tập 1: Biết Photpho khi cháy trong khí oxi thu được hợp chất có công thức: P2O5. Hãy lập PTHH của phản ứng. - Cá nhân HS làm bài tập vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài tập. - HS chữa bài vàp vở. Bài tập 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: t0 a. Fe + Cl2 FeCl3 b. SO2 + O2 SO3 c. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + NaCl d. Al2O3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O Hãy lập PTHH của phản ứng. - HS làm bài tập vào vở. - 4 HS lên bảng. - HS chữa bài vào vở. Tiết 4 - HĐ4: Mol - GV giải thích "Vì sao có khái niệm mol" - GV lấy ví dụ: 1 yến gạo = 10 kg Phân tích. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu khái niệm "mol". - GV chốt lại kiến thức. - GV giải thích con số 6.1023 gọi là số Avogađro (N). - GV cho HS đọc mục: "Em có biết" để hình dung ra con số 6.1023 to lớn như thế nào. - GV yêu cầu HS phân biệt mol nguyên tử, mol phân tử. * Nói 1 mol khí O2, 1 mol khí CO2 em hiểu như thế nào? 1 mol Cu và 1 mol Al có số nguyên tử khác nhau không? Tại sao 1 mol Cu có khối lượng > 1 mol Al? - GV nêu vấn đề: Các em đã biết khối lượng của 1 tá bút chì là khối lượng của 12 chiếc bút chì. Tương tự như vậy. * Khối lượng mol là gì? - GV chốt lại kiến thức. - GV yêu cầu HS tính NTK, PTK của một số chất điền vào cột 2 của bảng. - GV đưa giá trị khối lượng mol vào cột 3. * Em hãy so sánh phân tử khối của 1 chất với khối lượng mol của chất đó? - GV chốt lại kiến thức. - GV yêu cầu HS phân biệt khối lượng mol ng. tử với khối lượng mol phân tử. - GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Tính khối lượng mol của các chất sau: H2SO4; Fe2O3; CuSO4; NaOH; Br2. * Em hiểu thể tich mol của chất khí là gì? - GV cho HS nghiên cứu SGK. * Hình 3.1 SGK cho em biết điều gì? * Khi nào thể tích các chất khí bằng nhau? - GV chốt lại kiến thức. I- Mol là gì? - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. - 2 HS trả lời. * Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - 1 HS thực hiện. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. II- Khối lượng mol là gì? - 2 HS nêu khái niệm. * Khối lượng mol (M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam (g) của nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - 1 HS lên bảng thực hiện. Giá trị Chất NTK (PTK) M Cu 64 đvC 64 (g) O2 32 đvC 32 (g) CO2 44 đvC 44 (g) CuSO4 160 đvC 160(g) - 1 HS trả lời. * Khối lượng mol của nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với nguyên tử khối, phân tử khối của chất đó. - HS làm vào vở. - 1 HS lên bảng. III- Thể tích mol của chất khí là gì? - 1 HS trả lời - Cá nhân HS thu thập thông tin. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - HS ghi bài. * ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, các chất khí khác nhau có thể tích mol bằng nhau. * ở ĐKTC (00C; 1atm) V của 1 mol bất kì chất khí nào cũng bằng 22,4 (l). Tiết 5- HĐ5: Chuyển đổi giữa n,m,V - GV hướng dẫn HS quan sát phần kiểm tra của HS1 và nêu câu hỏi: * Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất (Số mol) ta phải làm như thế nào? * Nếu đặt kí hiệu n là số mol chất, m là khối lượng. Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng? - GV chữa và kết luận. - GV cho HS vận dụng công thức để giải bài tập. Bài 1: Tính khối lượng của: a. 0,25 mol Fe2O3. b. 0,5 mol NaOH. Bài 2: Tính số mol của: a. 49 g H2SO4. b. 16 g CuSO4. Bài 3: Tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 gam? - GV chữa bài. - GV cho HS xem lại phần kiểm tra bài cũ của HS 2 và trả lời câu hỏi: * Vậy muốn tính khối lượng chất khí (ĐKTC) ta làm thế nào? * Nếu đặt n là số mol chất, V là thể tích chất khí (ĐKTC). Em hãy rút ra công thức tính? - GV cho HS vận dụng công thức để giải các bài tập sau: Bài tập: 1- Tính V (ĐKTC) của: a. 0,25 mol khí H2 b. 0,5 mol khí SO2 2- Tính số mol của: a. 4,48 (l) O2 (ĐKTC) b. 6,72 (l) khí CH4 (ĐKTC) - GV chiếu lên màn hình 1 số bài. I- Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng như thế nào? - 1 HS trả lời. - HS ghi ra phim trong các biểu thức biến đổi. - HS ghi bài. m = n x M n = M = - HS thảo luận nhóm và làm bài tập vào phim trong. II- Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất
File đính kèm:
- tu cho hoa 8 2010.doc