Giáo án Tự chọn Chủ đề 2: các phép tính về số tự nhiên
A. Mục tiêu
1/ Kiến thức: Ôn tập, bổ sung và hệ thống lại các kiến thức đã được học về phép cộng và phép nhân.
2/Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hiện các phép tính nhanh nhờ áp dụng các tính chất của phép toán.
- Rèn luyện tư duy nhạy bén linh hoạt trong cách biến đổi các phép toán.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện.
C. Chuẩn bị:
- GV : Hệ thống bài tập có liên quan
- HS: Ôn tập về phép cộng, phép nhân
6 } mặt khác x ≠ 0 và x ≠ 1 nên x = 5 hoặc x = 6. Nếu x = 5 thì ta có 555.5 = 2775 Nếu x = 6 thì ta có 666.6 = 3996 Vậy: x = 5 hoặc x = 6. HĐ3: Củng cố: GV nhắc cho HS một số chú ý khi thực hiện tính nhanh với số đặc biệt */ Muốn nhân 1 số có 2 chữ số với 11 ta cộng 2 chữ số đó rồi ghi kết quả váo giữa 2 chữ số đó. Nếu tổng lớn hơn 9 thì ghi hàng đơn vị váo giữa rồi cộng 1 vào chữ số hàng chục. Vd : 34 .11 =374 ; 69.11 = 759 d ) 79.101 = 79(100 +1) = 7900 +79 = 7979 */ muốn nhân một số có 2 chữ số với 101 thì kết quả chính là 1 số có được bằng cách viết chữ số đó 2 lần khít nhau Vd: 84 .101 = 8484 ; 63 .101 = 6363 ; 90.101 = 9090 */ Muốn nhân một số có 3 chữ số với 1001 thì kết quả chính là 1 số có được bằng cách viết chữ số đó 2 lần khít nhau Ví dụ: 123.1001 = 123123 HĐ4: Hướng dẫn về nhà. HS ôn tập lại kiến thức theo bài học và sgk Xem lại các dạng bài tập đã chữa. Ngày soạn: 04/09/2014 Ngày giảng: ....../09/2014 Tiết 4: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA A. Mục tiêu 1/ Kiến thức: Ôn tập, bổ sung và hệ thống lại các kiến thức đã được học về phép trừ và phép chia. 2/ Kỹ năng: Rèn luyện các kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hiện các phép tính nhanh nhờ áp dụng các tính chất của phép toán. Rèn luyện tư duy nhạy bén linh hoạt trong cách biến đổi các phép toán. 3/ Thái độ: Nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV Hệ thống bài tập có liên quan - HS: Ôn tập kíến thức về phép trừ, chia các số tự nhiên. C. Tổ chức các họat động: HĐ1. Ổn định lớp Hoạt động 2: Kiểm tra kiến thức cũ GV đưa ra hệ thống các câu hỏi, HS ôn tập kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi đó. - Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên? Lấy ví dụ, minh hoạ phép trừ bằng tia số. - Nêu tổng quát phép chia hai số tự nhiên a cho b? - Điều kiện để có phép chia a cho b là gì? - Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b khác 0)? Cho ví dụ. - So sánh số dư và số chia trong phép chia có dư? - HS - GV chuẩn hoá và khắc sâu các kiến thức cơ bản về phép trừ và phép nhân. I. Lý thuyết. 1. Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ. 2. Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên bkhác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho : a = b.q 3. Trong phép chia có dư: Số bị chia = Số chia Thương + Số dư a = b.q + r (0 < r < b) Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. 4. Số chia bao giờ cũng khác 0. Hoạt động 2: Nội dung bài học GV đưa ra hệ thống các bài tập, tổ chức các hoạt động học tập cho HS, hướng dẫn cho HS (nếu cần): Bài 1: Tính nhẩm bằng cách: a) Thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một đơn vị: 57 + 49 ; b) Thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một đơn vị: 413 – 98 ; c) Nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số: 24 . 25 ; d) Nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số: 700 : 25 ; e) Áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết): 78 : 6 . Bài 2: Tính nhanh: (1 400 + 70) : 14 ; (2 400 – 48) : 24 . - Hãy nêu cách làm nhanh đối với mỗi biểu thức trên Bài 3: Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 45) – 113 = 0 ; 315 + (144 – x) = 402 ; 2448 : x = 12 ; 7.x – 5 = 709 ; 12 . (x – 1) = 0 ; 0 : x = 0 ; x – 32 : 16 = 12 ; (x – 32) : 16 = 12 - Để làm được các bài toán tìm x ta cần sử dụng kiến thức nào? Hãy nhắc lại các quan hệ đó - GVHD: HS thực hiện theo nhóm bàn hoặc cá nhân, thảo luận, trao dổi kết quả, sau đó lần lượt lên bảng trình bày lời giải. - HS nhận xét bổ sung, GV chuẩn hoá lời giải và cách trình bày lời giải. Bài 4: Trong phép chia một số tự nhiên cho 6, số dư có thể bằng bao nhiêu? Viết dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 4, chia cho 4 dư 1, chia cho 4 dư 2, chia cho 4 dư 3. - GVHD: (cách làm tương tự bài tập 46(sgk)). II. Bài tập. Bài 1: a) 57 + 49 = (57 - 1) + (49 + 1) = 56 + 50 = 106 ; b) 413 – 98 = (413 + 2) - (98 + 2) = 415 -100 = 315 c) 24 . 25 = (24 : 4) . (25 . 4) = 6 . 100 = 600 d) 700 : 25 = (700 . 4) : (25 . 4) = 2800 : 100 = 28 e) 78 : 6 = (60 + 18) : 6 = 60 : 6 + 18 : 6 = 10 + 3 = 13. Bài 2 : a) = 1 400 : 14 + 70 : 14 = 100 + 5 = 105 ; b) = 2 400 : 24 + 48 : 24 = 100 + 2 = 102 . Bài 3: a) (x - 45) = 113 x = 113 + 45 = 158 ; b) 315 + (144 – x) = 402 (144 - x) = 402 - 315 144 - x = 87 x = 144 - 87 = 57 c) 2448 : x = 12 x = 2448 : 12 x = 204 d) 7.x – 5 = 709 7.x = 709 + 5 7.x = 714 x = 714 : 7 = 102 e) 12 . (x – 1) = 0 x - 1 = 0 x = 1 ; f) 0 : x = 0 x = 1; 2; 3; 4; 5; . . . g) x – 32 : 16 = 12 x – 2 = 12 x = 14 ; h) (x – 32) : 16 = 12 x – 32 = 18 . 12 x – 32 = 336 x = 336 + 32 = 368 . Bài 4: a) Trong phép chia một số tự nhiên cho 6, số dư có thể bằng: 0; 1; 2; 3; 4; 5. b) Dạng tổng quát của số tự nhiên: + chia hết cho 4 : 4k (k N) + chia cho 4 dư 1: 4k + 1 (k N) + chia cho 4 dư 2: 4k + 2 (k N) + chia cho 4 dư 3: 4k + 3 (k N) HĐ3: Củng cố - Luyện tập: - Qua các bài tập vừa làm, em hãy nhắc lại các kiến thức đã được vận dụng, PP làm của từng dạng như thế nào? - Khi thực hiện các biểu thức có phép trừ và chia cần chú ý điều gì? - GV chốt lại kiến thức vận dụng và kĩ năng cần rèn. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà. Ôn tập và rèn luyện tính toán, đặc biệt là các phép tính nhanh Xem lại các bài tập đã làm Làm bài tập sau: Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 1062. Số trừ lớn hơn hiệu là 279. Tìm số bị trừ và số trừ. Ngày soạn: 11/09/2014 Ngày giảng: ...../09/2014 Tiết 5: TÍNH NHẨM – TÍNH NHANH A/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Hệ thống hóa các bài toán về phép tính cộng, trừ , phép nhân, chia số tự nhiên. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính nhanh về các số tự nhiên. 3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong quá trình làm bài B/ Chuẩn bị: - GV: Sách tham khảo - HS: Ôn tập các kiến thức về phép tính số tự nhiên. C/ Tổ chức các họat động: 1/ Tổ chức lớp : 2/ KTBC:Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát các tính chất phép cộng và phép nhân 3/ Bài mới: GV ghi bài tập trên bảng Bài 1 : Tính nhanh: a) 59.74 + 59.26 b) 76 . 113 – 76. 13 c) 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33 d) 4. 31. 8 + 2. 42. 16 + 32. 27 - HS thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng trình bày. - Nhận xét các bài làm trên bảng. (*)/ Hãy nêu các kiến thức cần sử dụng trong mỗi ý của bài tập trên, các kiến thức căn cứ vào đâu? - GV nêu tiếp bài tập - HS suy nghĩ làm bài theo nhóm - Em hiểu cách viết như thế nào? - GV gợi ý: Thực hiện phép chia như trên các số. Đại diện các nhóm đọc kết quả - GV đưa ra đề bài. - Yêu cầu của bài toán này là gì? - HS làm bài theo yêu cầu ? 997 thiếu mấy đơn vị thì tròn trăm? - HS1 lên bảng tính - Nhận xét của lớp - GV khắc sâu kiến thức - Tương tự HS2 lên bảng - GV đưa ra đề bài. - HS làm theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày - HS, GV nhận xét. - GV đưa ra đề bài. - Hãy nêu lại tính chất phân phối của phép cộng đối với phép nhân - Với bài tập này ta sử dụng tính chất đó như thế nào? - GV yêu câu HS làm bài cá nhân. - GV gọi 3 HS lên bảng trình bày - HS, GV nhận xét - GV đưa ra tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ - Yêu cầu HS vận dụng tính chất đó làm bài 6 - Ta nên tách thừa số nào. Gợi ý: 19 = 20 - 1 - BT nâng cao (dành cho lớp chọn) - HS : áp dụng quy tắc cộng trên để thức các bước tính tổng và tìm kết quả Bài 1 : Tính nhanh a) 59.74 + 59.26 = 59.(74 + 26) = 59. 100 = 5900 b) 76 . 113 – 76. 13 = 76. (113 – 13) = 76. 100 = 7600 b) 26 + 27 + 28 + 29 + ............... + 73 + 74 = (26 + 74) + (27 + 73) + ..... + (49 + 51) + 50 = 100.24 + 50 = 2450 c) 4. 31. 8 + 2. 42. 16 + 32. 27 = 32. 31 + 32. 42 + 32. 27 = 32. (31 + 42+ 27 ) = 32.100 = 3200 - HS nhận xét, tổng hợp kiến thức được sử dụng trong bài tập. Bài 2: Tìm thương: Giải: Bài 3: Tính nhẩm a) 997 + 37 b) 49 + 194 Giải: a) = 997 + (3 + 34) = (997 + 3) + 34 = 100 + 34 = 134 b) = (43 + 6) + 194 = 43 + (6 + 194) = 4 + 200 = 204 Bài 4: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: a) 18.4 b) 25.32 Giải: a) 18.4 = 18.(2.2) = (18.2).2 = 36.2 = 72 b) 25.32 = 25.(4.8) = (25.4).8 = 100.8 = 800 Bài 5: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng a) 14.12 b) 54.11 c) 65.101 Giải: a) 14.12 = 14.(10 + 2) = 14.10 + 14.2 = 140 + 28 = 168 b) 54.11 = 54.(10 + 1) = 54.10 + 55.1 = 530 + 53 = 583 c) 65.101= 65. (100 + 1) = 65. 100 + 65.1 = = 6500 + 65 = 6565 Bài 6: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất a.(b - c) = ab – ac a) 7.19 b) 35.98 Giải: a) 7.19 = 7.(20 - 1) = 7.20 - 7.1 = 140 - 7 = 133 b) 35.98 = 35.(100 - 2) = 35.100 - 35.2 = 3500 - 70 = 3430 Bài 7:Tính tổng sau: a) A = 1 + 2 + 3 + 4 + .. . + 100 b) B = 2 + 4 + 6 + 8 + .. . + 100 c) C = 4 + 7 + 10 + 13 + .. . + 301 d) D = 5 + 9 + 13 + 17 + .. .+ 201 KQ: A = (100 + 1) .100 : 2 = 5050 B = (100 +2).49 :2 = 551 .49 = 2499 C = (301 +4).100 :2 = 30500: 2 = 15250 */Họat động củng cố: - Hãy nêu lại các dạng bài tập đã chữa? - Qua các bài tập đã được ôn lại các kiến thức cơ bản nào? (HS chỉ ra được về phép tính cộng, trừ , phép nhân, chia số tự nhiên ). */ Họat động hướng dẫn về nhà: - Học kĩ về các phép tính các số tự nhiên và xem lại các dạng bài tập đã chữa - Làm bài 43; 44; 45; 46 T.8 SBT. Ngày soạn: /09/2014 Ngày giảng: ………./09/2014 Tiết 6: TÌM SỐ TỰ NHIÊN x A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm vững các phép tính và các tính chất về phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 2. Kĩ năng : Vận dụng tốt các tính chất đó vào dạng toán tim x 3. Thái độ: Có ý thức tính cẩn thận. B. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị các dạng bài tập. HS: Làm tốt các bài tập, ôn lại các phép tính, tính chất đã học. C. Tổ chức các họat động: Họat động 1. Ổn định tổ chức: Họat động 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: - Nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên (viết công thức, phát biểu). HS2: - Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên (viết công thức, phát biểu). Họat động 3. Bài mới: - GV đưa ra đề bài. - GV hướng dẫn HS cách làm - Gọi 2 HS lên bảng tr
File đính kèm:
- GIAO AN TU CHON TOAN 6 HKII CD 2.doc