Giáo án Tự chọn 9 học kỳ 1 Năm học 2013-2014

I .MỤC TIÊU:

 - HS phân biệt được căn bậc hai và căn số học. Biết so sánh các căn thức . Sử dụng thành thạo hằng đẳng thức

 - Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng biến đổi căn bậc hai.

 - Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ.:

 - GV: bảng phụ, phấn màu.

 - HS: Ôn tập về căn bạc hai

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Vấn đáp, luyện tập thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài củ:

 3. Bài mới

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn 9 học kỳ 1 Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
HS lên bảng trình bày:
AN = AB . sin B = 11 . sin 380
= 6,772 cm
AC = 13,544 cm
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2 phút)
 - Học kĩ lại lý thuyết về các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
Xem lại các bài tập đã làm trên lớp.
Làm các bài tập 59, 60, 61 SBT.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
KÍ DUYỆT
Tuần 9 – Tiết 9
Ngày tháng 10 năm 2013
Tuần 10	Ngày dạy: /10/2013
Tiết 10 
SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN
TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU:
HS được củng cố các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác, tam giác nội tiếp đường tròn.
Hiểu rõ đường tròn là hình có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
 - Biết vẽ hình, suy luận, chứng minh một điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường tròn.
 - Rèn luyện tính tự giác học tập.
II.CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ ghi đề các bài tập.
 - HS: Xem trước bài, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 Vấn đáp - LT thực hành
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổ định lớp.
	2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : 
KIỂM TRA
Nêu yêu cầu kiểm tra:
Một đường tròn được xác định khi biết những yếu tố nào ?
HS: trả lời:
GV: Nhận xét và cho điểm
Khi biết:
-Tâm và bán kính của đường tròn.
-Hoặc biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn đó.
-Hoặc biết 3 điểm thuộc đường tròn đó.
Hoạt động 2: 
ÁP DỤNG GIẢI BÀI TẬP
Bài tập 1:5-128
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?
a) Hai đường tròn phân biệt có thể có hai điểm chung.
b) Hai đường tròn phân biệt có thể có 3 điểm chung phân biệt.
c) Tâm của một đường tròn ngoại tiếp tam giác bao giờ cũng nằm trong tam giác ấy.
GV: Cho HS thảo luận tìm câu đúng, sai.
HS: Thảo luận và trình bày kết quả thảo luận.
GV: Nhận xét và cho điểm
Bài tập 1:5-128
a)Đúng.
b)Sai vì: nếu có 3 điểm chung phân biệt thì chúng trùng nhau.
c)Sai vì:
-Tam giác vuông, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là trung điểm của cạnh huyền.
-Tam giác tù tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác.
Bài 2: 12-130
Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp đường tròn (O). đường cao AH cắt đường tròn ở D.
a).Vì sao AD là đường kính của đường tròn (O) ?
b).Tính số đo góc ACD.
c).Cho BC = 24cm, AC = 20cm. Tính đường cao AH và bán kính đường tròn (O).
HS đọc đề bài, cả lớp cùng nghe
HS khác lên bảng vẽ hình-cả lớp vẽ vào vỡ.
GV: Cho HS suy nghĩ giải bài, sau 5 phút hỏi:
a).Vì sao AD là đường kính của đường tròn (O) ?
HS: Trả lời:
b).Tính số đo góc ACD.
HS2: Trả lời:
c).Cho BC = 24cm, AC = 20cm. Tính đường cao AH và bán kính đường tròn (O).
HS3: Lên bảng trình bày:
Bài 2: 12-130
a).Ta có ABC cân tại A, AH là đường cao.
AH là trung trực của BC hay AD là trung trực của BC
Tâm O thuộc AD ( vì O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác)
 AD là đường kính của (O).
b). ADC có trung tuyến CO thuộc cạnh AD bằng nữa AD.
 ADC vuông tại C
Nên 
c). Ta có BH = HC = 
Trong tam giác vuông AHC
Có: AC2 = AH2 + HC2 (đ/l Pi ta go)
AH = 
AH = 
Trong tam giác vuông ACD có:
AC2 = AD . AH (Hệ thức lượng trong tam giác vuông)
AD = 
Bán kính đường tròn (O) bằng 12,5cm.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
GV yêu cầu:
 	- Học kĩ lại lý thuyết về các cách xác định một đường tròn..
	 - Phát biểu định lý về sự xác định đường tròn.
 -Nêu tính chất đối xứng của đường tròn.
 -Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông nằm ở đâu ?
 -Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì đó là tam giác gì ? 
HS trả lời:
V. RÚT KINH NGHIỆM: ...........................................................................................................
........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT
Ngày: ……tháng……..năm 2013
Tuần 10-Tiết 10
Tuần 11	 	Ngày dạy: /10/2013
Tiết 11 
ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA
ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU:
 	-HS được củng cố kiến thức về đường kính và dây của đường tròn. Cụ thể là đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và 2 định lí về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.
-Biết vận dụng các định lý để chứng minh đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.
 	-Rèn luyện kĩ năng suy luận chứng minh.
 	- Rèn luyện tính tự giác học tập, khả năng tự lập luận.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bảng phụ ghi đề các bài tập.
 - HS: Xem trước bài, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 Vấn đáp - LT thực hành
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp. (1 phút)
	2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : (4 phút)
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nêu yêu cầu kiểm tra:
-Phát biểu định lý so sánh độ dài đường kính và dây.
HS: trả lời:
-Phát biểu các định lý về quan hệ giữa đường kính và dây.
HS: trả lời:
GV: Nhận xét 
-Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
-Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
-Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không ddi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
Hoạt động 2: (35 phút)
ÁP DỤNG GIẢI BÀI TẬP
Bài tập 1:15-130
Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh rằng:
a).Bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn.
Hỏi: Để chứng minh bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn ta làm như thế nào?
b).HK < BC.
(Chú ý: Không xảy ra HK = BC )
Bài tập 1:15-130
HS: Chứng minh bốn điểm B, C, H, K cách đều điểm I ( I là trung điểm của BC)
a).Gọi I là trung điểm của BC.
Ap dụng t/c đường trung tuyến 
ứng với cạnh huyền đối với tam 
giác vuông BKC, BHC ta được: 
KI = BC, HI = BC.
Suy ra IB = IK = IH = IC 
Vậy bốn điểm B, C, H, K
cùng thuộc một đường 
tròn tâm I bán kính IB.
b).Trong đường tròn (I) nói trên, HK là dây, BC là đường kính nên HK < BC
Bài 2: 16-130
Tứ giác ABCD có 
a).Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.
HD: Làm phần a) tương tự như câu a) bài 1.
b).So sánh độ dài AC và BD. Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì ?
Bài 2: 16-130 
a).Gọi I là trung điểm của AC. Ta có BI, DI lần lượt là trung điểm ứng với cạnh huyền của tam giác vuông ABC. ADC nên BI = AI = CI = DI, chứng tỏ rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (I; IA)
b).BD là dây của đường tròn (I), còn AC là đường kính nên AC BD .
AC = BD khi và chỉ khi BD cũng là đường kính, khi đó ABCD là hình chữ nhật.
Bài 3: 18-130
Cho đường tròn (O) có bán kính OA = 3cm. Dây BC của đường tròn vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính độ dài BC.
GV: Cho HS suy nghĩ làm trong nháp, sau 5 phút gọi HS lên bảng trình bày lời giải.
Bài 2: 18-130 
HS: 
Gọi trung điểm của OA là H. vì OH = HA 
và BH OA nên AB = OB. Ta có
AB = OB = OA nên tam giác AOB là tam giác đều.
Vậy 
BH = BO . sin600 = 3. , 
BC = 2 BH = 3. (cm)
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5 phút)
	 -Phát biểu lại tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông.
 -Phát biểu lại các định lý về sự so sánh giữa đường kính và dây; đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.
 - Học kĩ lại các định lý về sự so sánh giữa đường kính và dây; đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.
 - Xem lại các bài tập đã làm trên lớp.
VI. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
KÝ DUYỆT
Ngày: ……tháng……..năm 2013
Tuần 11-Tiết 11
Tuần 12	 	Ngày dạy: /11/2013
Tiết 12 
LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ
KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY
I. MỤC TIÊU:
 - HS được củng cố kiến thức về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
 -Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
 -Rèn luyện kĩ năng suy luận chứng minh.
 - Rèn luyện tính tự giác học tập, khả năng tự lập luận.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bảng phụ ghi đề các bài tập.
 - HS: Xem trước bài, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 Vấn đáp - LT thực hành
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp. (1 phút)
	2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 : (5 phút)
 KIỂM TRA
Nêu yêu cầu kiểm tra:
Phát biểu các định lý về quan hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
.
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: trả lời:
-Trong một đường tròn:
a)Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm
b).Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau,
-Trong hai dây của một đường tròn:
a).Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
b).Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
Hoạt động 2: (35 phút)
ÁP DỤNG GIẢI BÀI TẬP
Bài tập 1:24-131
Cho hình vẽ dưới đây, trong đó MN = PQ. Chứng minh rằng:
a). AE = AF ; b). AN = AQ
Hỏi: Để chứng minh AE = AF ta làm như thế nào ?
 Hỏi: Làm cáh nào để chứng minh 
AN = AQ ?
Bài tập 1:24-131
HS: Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau => điều cần chứng minh.
a). Chứng minh AE = AF:
Ta có : MN = PQ => OE = OF
Nên: OEA = OFA ( cạnh huyền – cạnh góc vuông ).
Suy ra : AE = AF
Ta có: MN = PQ => EN = FQ (1)
Và kết quả chứng minh trên: AE = AF (2)
Từ (1) và (2) suy ra
AE – EN = AF – FQ, hay AN = AQ.
Bài 2: 25-131
Cho hình vẽ dưới đây, trong đó CD = EF và CD EF tại I, IC = 2cm, ID = 14cm. Tính khoảng cách từ O đến mỗi dây.
GV: Cho HS suy nghĩ làm trong nháp, sau 5 phút gọi HS lên bảng trình bày lời giải.
Bài 2: 25-131 
HS: lên bảng trình bày:
Kẻ OH CD, OK EF
Ta có CD = CI + ID = 2 + 14 = 16 (cm)
CH = CD = 8 (cm)
IH = CH – CI = 8 – 2 = 6 (cm)
Do CD = EF nên OH = OK.
Tứ giác OHIK là hình chữ nhật, lại có OH = OK nên là hình vuông.
Do đó OH = OK = IH = 6 (cm).
Bài 3: 29-132
Cho đường tròn (O), hai dây AB, CD bằng nhau và cắt nhau tại điểm I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh rằng:
a).OI là phân giác của một trong hai góc tạo bởi hai dây AB và CD.
b).Điểm I chia AB, CD thành các đoạn thẳng bằng nhau đôi một
GV: Cho HS suy nghĩ làm trong nháp, sau 5 phút gọi HS lên bảng trình bày lời giải.

File đính kèm:

  • docHKITự chọn 9.doc