Giáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 1 năm 2012
Bài 1 : Tiết học đầu tiên
I.Mục tiêu:
-Tạo không khí vui vẻ trong lớp, hs tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. Đồ dùng
- SGK toán 1
- Bộ đồ dùng học toán
III. Lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs
2.Dạy bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp ghi đầu bài lên bảng: hs đọc CN-ĐT.
b.Giảng bài:
* Hướng dẫn hs sử dụng sách Toán 1. Bìa sách.
- Hs mở trang có bài: Tiết học đầu tiên.
-Giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1từ bìa đến bài : Tiết học đầu tiên
-Hs thực hành gấp sách,mở sách,gv nhắc hs giữ gìn sách.
3.Hướng dẫn hs làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1
-Hsqs tranh SGK.Thảo luận cặp đôi
+Tranh 1:Cô giáo giới thiệu sách Toán 1 và những đồ dùng học Toán như
à ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. -------------------- ------------------ Thứ sáu, ngày 03 tháng 01 năm 2014 Tiết 1 + 2: Tiếng việt Luyện tập -------------------- ------------------ Tiết 3: Thể dục ( GV chuyên sâu dạy ) -------------------- ------------------ Tiết 4: Thủ công Gấp mũ ca lô ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy. - Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. II. Đồ dùng dạy- học: + GV: 1 chiếc mũ ca lô mẫu có kích thước lớn. 1 tờ giấy hình chữ nhật to. + HS: 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở ô ly, vở thủ công. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. B. Bài mới: (27’) 1. Giới thiệu bài: => Ghi đầu bài lên bảng HS đọc CN- ĐT. 2. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu: + GV đưa mũ mẫu ra. - Cho 1 HS thử đội cho cả lớp quan sát. ? Cái mũ này màu gì? ? Hình thù ra sao? ( Hình chữ nhật ) ? Mũ thường dùng để làm gì? ( Đội lúc chào cờ ) 3. Hướng dẫn mẫu: - Từ tờ giấy hình chữ nhật, gấp chéo xé bỏ phần giấy thừa ta sẽ được hình vuông. - Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường gấp chéođể lấy đường dấu giữa sau đó gấp 1 phần bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên của điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa lật mặt sau gấp tương tự ta được hình tiếp theo. - Gấp 1 lớp giấy của hình 5 lên cao sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như hình 6, gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên được hình 8. - Lật mặt sau làm tương tự được hình mũ. + HS thực hành gấp trên giấy vở ô ly. + GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng. 4. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nhắc lại từng bước gấp để HS nhớ kĩ hơn. - Liên hệ thực tế. - nhận xét giờ học. - Dặn về tập gấp ở nhà, chuẩn bị tiết sau gấp trên giấy màu. Tiết 5: Sinh hoạt Nhận xét các hoạt động trong tuần I. Mục tiêu: - HS biết nội dung của tiết sinh hoạt. - Biết nhận xét đúng, sai về các bạn trong lớp. II. Lên lớp: 1.Ổn định: - Lớp hát tập thể. 2. Nội dung: - Lớp trưởng đánh giá lại tình hình trong tuần vừa qua. - Các tổ báo cáo tình hình về tổ. - GV nhận xét: a- Ưu điểm: - Có xếp hàng vào lớp, thực hiện tốt 15 phút đầu giờ. - Đa số các em đi học đều, đúng giờ. - Có chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. b- Nhược điểm: - Xếp hàng vào lớp còn chậm, đi học muộn: Hoài. - Nghỉ học không có lí do: Kiều. - Một số bạn vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học, chưa tập trung vào bài, chưa học bài ở nhà: Kiên Định, Phong, Dũng, Hân, Lan, Đình Anh,... - Chưa mang đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập cụ thể như: Vân, Hà, Huynh, Lan, Phong,... - Tuyên dương các bạn ngoan, học tốt: Trâm, Diệu, Hồng, Hạnh, Linh, Phượng,... 3. Kế hoạch tuần tới: - Duy trì và phát huy những ưu điểm. - Khắc phục các khuyết điểm. - Tham gia đầy đủ các mặt hoạt động của nhà trường. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 20: Thứ hai, ngày 06 tháng 01 năm 2014 Tiết 1: Tập trung -------------------- ----------------- Tiết 2 + 3: Tiếng việt Nguyên âm đôi uô Vần có âm cuối: uôn, uôt -------------------- ------------------ Tiết 4: Toán Tiết 77: Phép cộng dạng 14 + 3 I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng (không nhớ ) trong phạm vi 20; biết cộng nhẩm dạng 14 + 3. * HS khá, giỏi hoàn thành cả 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bó chục que tính và một số que rời. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 1 HS lên bảng viết các số 16, 17, 18, 19, 20, hai mươi còn được gọi là gì? ( hai chục ) - HS, GV nhận xét. B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp ghi đầu bài lên bảng. HS đọc CN - ĐT. 2. Giảng bài: - Giới thiệu phép cộng dạng 14 + 3: - GV thao tác trên que tính: - Lấy ra 1 chục và 4 que tính rời. ? Có tất cả mấy que tính? (14 que tính) => Ghi bảng : 14 - Lấy ra 3 que tính rời nữa đặt thẳng với 4 que tính rời. => Ghi bảng: 3 ? Có tất cả mấy que tính rời? (7 que rời) => Ghi bảng: 7 ? Một chục và 7 que rời nữa là có tất cả mây que tính ? (17 que tính) => Ghi bảng 17 - Hướng dẫn HS đặt tính dọc. - Viết số 14 rồi viết số 3 sao cho thẳng với 4 cột đơn vị. - Viết dấu cộng rồi kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng. 14 ● 4 cộng 3 bằng 7, viết 7. + 3 ● Hạ 1, viết 1 17 - Tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. 3. thực hành: Bài 1: Tính. HS nêu CN - ĐT. - GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính, các phép tính còn lại. HS làm vào bảng con mỗi lần 2 phép tính. - HS làm xong, GV nhận xét bảng con, sửa sai cho HS. 14 15 13 11 16 + 2 + 3 + 5 + 6 + 1 16 18 18 17 17 12 17 15 11 14 + 7 + 2 + 1 + 5 + 4 19 19 16 16 18 Bài 2: Tính. HS nêu CN - ĐT. - GV hướng dẫn cột 1, cột 2, 3 HS làm vào vở ô li. - 2 HS lên bảng làm. 12 + 3 = 15 13 + 6 = 19 12 + 1 = 13 14 + 4 = 18 12 + 2 = 14 16 + 2 = 18 13 + 0 = 13 10 + 5 = 15 15 + 0 = 15 - HS làm xong GV nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu): HS nêu CN - ĐT. * 2 HS lên bảng làm 1 HS khá, giỏi làm phần 2. 13 6 5 4 3 2 1 19 18 17 16 15 14 14 1 2 3 4 5 15 16 17 18 19 - HS làm xong GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nhắc lại nội dung bài. - Liên hệ thực tế. - Nhận xét giờ học. - Dặn về học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị cho bài sau. -------------------- ------------------ Tiết 5: Đạo đức: Bài 9: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (Tiết 2) I. Mục tiêu: - HS Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo - Biết vì sao cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - Thực hiện lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo; * Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử với thầy, cô giáo. * HS khá giỏi hiểu được thế nào là lễ phép với thầy, cô giáo. Biết nhắc nhở bạn biết lễ phép với thầy ,cô giáo. II. Đồ dùng dạy- học: - VBT Đạo đức 1 - Bút chì màu III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo? - 1, 2 HS nêu. - HS, GV nhận xét tuyên dương. B. Bài mới : (25’) 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp ghi đầu bài lên bảng ( HS đọc CN - ĐT ) 2. Giảng bài : a) Hoạt động 1: HS làm bài tập 3: - GV nêu y/cầu bài tập. - Một số HS kể trước lớp. - Cả lớp trao đổi. - GV kể 1 - 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi câu chuyện, cả lớp nhận xét. Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo? b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 4: - GV chia nhóm và nêu yêu cầu. Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy, cô giáo? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, nhận xét. => GV kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy. c) Hoạt động 3: HS vui múa hát về chủ đề: "Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo". - HS đọc 2 câu thơ cuối bài. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Tiết đạo đức hôm nay chúng ta học bài gì? - Vì sao em phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo? - Nhận xét tiết học. - Dặn các em cần phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, chuẩn bị bài sau: “Bài 10: Em và các bạn”. -------------------- ------------------ Thứ ba, ngày 07 tháng 1 năm 2014 (Đ/ C Nông Thị Ngọc lên lớp) -------------------- ------------------ Thứ tư, ngày 08 tháng 1 năm 2014 Sáng: Tiết 1+ 2: Tiếng việt Tiết 5 + 6: Luyện tập ------------------------ ------------------------- Tiết 3: Toán TiÕt 79: PhÐp trõ d¹ng 17 - 3 I. Mục tiêu: - Biết làm các phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20; biết trừ nhẩm dạng 17 - 3. * HS khá, giỏi hoàn thành cả 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bó chục que tính và các que rời. III. Các hoạt độnh dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 em lên bảng làm bài: 15 + 2 = 17 14 + 1 = 15 - HS làm xong, GV nhận xét. B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp ghi đầu bài lên bảng. HS đọc CN - ĐT. 2. Giảng bài: - Giới thiệu phép trừ dạng 17 – 3. - GV và HS cùng thao tác trên que tính: - Lấy ra 1 chục và 7 que tính rời tách thành 2 phần. - Phần bên trái 1 chục, phần bên phải 7 que rời. - Từ 7 que rời tách lấy 3 que tính. ? Còn bao nhiêu que tính ? (14 que tính) - GV: Số que tính còn lại là 1 chục và 4 que rời, tức là 14 que tính. - Hướng dẫn HS đặt tính dọc. - Viết số 17 rồi viết số 3 sao cho thẳng với 7 cột đơn vị. - Viết dấu trừ rồi kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng. - HS nêu cách đặt tính: + 17 ● 17 trừ 3 bằng 4, viết 4. 3 ● Hạ 1, viết 1 14 - Tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. 3. thực hành: Bài 1: Tính. HS nêu CN - ĐT. - HS làm bảng con mỗi lần 2 phép tính. - HS làm xong, GV nhận xét bảng con, sửa sai cho HS. - - - - - a) 13 17 14 16 19 2 5 1 3 4 11 12 13 13 15 - - - - - b) 18 18 15 15 12 7 1 4 3 2 11 17 11 12 10 Bài 2: tính. HS nêu CN - ĐT. -HS làm vở ô li, GV chữa bài. 12 - 1 = 11 13 - 1 = 12 14 - 1 = 13 17 - 5 = 12 18 - 2 = 16 19 - 8 = 11 14 - 0 = 14 16 - 0 = 16 18 - 0 = 18 - HS làm xong GV nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống( theo mẫu): HS nêu CN - ĐT. * HS khá, giỏi lên bảng làm. 16 1 2 3 4 5 15 14 13 12 11 19 6 5 4 3 2 1 13 14 15 16 17 18 - HS làm xong GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị cho b
File đính kèm:
- Giao an lop 1.doc