Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 41, Bài 2: Tập hợp các số nguyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số. Số đối của số nguyên.

2. Kĩ năng: Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.

3. Thái độ:

+ Tích cực, tự giác, chủ động, thêm yêu thích bộ môn

+ Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo, thước thẳng, phấn màu.

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, ĐDHT, nghiên cứu §2 SGK

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 19/10/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 41, Bài 2: Tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......../........./...........
Ngày dạy: ......../........./...........
Tiết 41. §2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số. Số đối của số nguyên. 
2. Kĩ năng: Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
3. Thái độ: 
+ Tích cực, tự giác, chủ động, thêm yêu thích bộ môn
+ Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo, thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, ĐDHT, nghiên cứu §2 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: HS lấy được ví dụ thực tế có số nguyên âm, vẽ được trục số,biểu diễn được số nguyên âm trên trục số. Rèn tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ và biểu diễn số nguyên âm trên trục số.
Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, Hoạt độngnhóm ..
HS lên báo cáo nhiệm vụ giao về nhà
N1+2: Em hãy cho ví dụ thực tế có số nguyên âm và giải thích ý nghĩa của số nguyên âm đó?
N3+4: Vẽ trục số và cho biết:
a. Những điểm nào cách điểm 2 ba đơn vị?
b. Những điểm nào nằm giữa các điểm -3 và 4?
- GV: Giới thiệu bài mới
- đại diện các nhóm lên bảng báo cao
- nhóm khác nhận xét

Hoạt động 2: Tìm hiểu Số nguyên
Mục tiêu: Học sinh biết được tập hợp các số nguyên, mối quan hệ giữa tập hợp N và Z
Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn
Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, hợp tác nhóm ..
GV: Giới thiệu:
- Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là số nguyên dương, đôi khi còn viết +1; +2; +3;... nhưng dấu “+” thường được bỏ đi.
- Các số -1; -2; -3; ... là các số nguyên âm.
- Tập hợp gồm các số nguyên âm, nguyên dương, số - là tập hợp các số nguyên. Ký hiệu: Z. viết: Z = {..; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ...}
♦ Củng cố: Làm bài 6. 70 SGK.
Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô vuông các câu. 
- 4 N ; 4 N ; 0 Z 
 5 N ; - 1 N ;1 N 
- GV: Hỏi: Cho biết tập hợp N và tập hợp Z có quan hệ như thế nào?
- GV: Minh họa bằng hình vẽ.
 Z
 N
- GV: Giới thiệu: Chú ý và nhận xét SGK.
- Cho HS đọc chú ý SGK.
- GV: Các đại lượng trên đã có qui ước chung về dương, âm. Tuy nhiên trong thực tế và trong giải toán ta có thể tự đưa ra qui ước. Để hiểu rõ hơn ta qua ví dụ và các bài tập . SGK.
- GV: Cho HS đọc ví dụ trên bảng phụ ghi sẵn đề bài và treo hình 38. 69 SGK.
♦ Củng cố: Làm ?1, ?2, ?3. 
HS Hoạt động nhóm
Nhóm 1: ?1
Nhóm 2: ?2
Nhóm 3: ?3
Nhóm 4: Bài 10. 71 SGK.
- GV: Qua bài ?2, ?3. Ta nhận thấy trên thực tế, đôi lúc gặp trường hợp hai kết quả khác nhau nhưng câu trả lời như nhau (đều cách điểm A 1m) vì lượng giống nhau nhưng hướng ngược nhau => mở rộng tập N là cần thiết, số nguyên có thể coi là số có hướng.

- HS: nghe GV giảng
- HS: N Z
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đại diện từng nhóm lên bảng trình bày 
 Các nhóm còn lại nhận xét, bố sung
1. Số nguyên
- Các số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
- Các số -1; -2; -3; ... gọi là số nguyên âm.
- Tập hợp các số nguyên gồm các số nguyên dương, số 0, các số nguyên âm.
Ký hiệu: Z
Z = {..; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ...}
+ Chú ý: (SGK)
+ Nhận xét: (SGK)
Ví dụ: (SGK)
- Làm?1
Điểm C được biểu là +4km, D là -1km, E là -4km
- Làm ?2.
Câu a, b chú ốc sên đều cách A 1m
- Làm ?3
 Đáp số của hai trường hợp như nhau, đều cách điểm A 1m, nhưng kết quả thực tế lại khác nhau:
+ Trường hợp a: Cách A 1m về phía trên.
+ Trường hợp b: Cách A 1m về phía dưới.
b. Đáp số của ?2 là: a) +1m ; b) - 1m
Bài 10. 71: Yêu cầu HS nhìn hình 40 SGK và đứng lên trả lời tai chỗ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Số đối
Mục tiêu: Học sinh nắm hai số đối nhau là gì? Tìm được số đối của một số cho trước
Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
- GV: Dựa vào hình vẽ trục số giới thiệu khái niệm số đối như SK.
♦ Củng cố: Làm ?4

- HS: Quan sát hình vẽ trục số và trả lời tại chỗ.
2. Số đối
Trên trục số, hai điểm cách đều điểm 0 và nằm hai phía của điểm 0 là hai số đối nhau.
Ví dụ: 1 và -1; 2 và -2; 3 và -3... là các cặp số đối nhau.
Cách đọc: SGK
- Làm ?4
V. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI
- Củng cố: (05 phút) 
	+ GV: Khoanh tròn vào chữ cái câu em cho là đúng nhất:
A. Tập hợp các số nguyên gồm các số nguyên dương.
B. Tập hợp các số nguyên gồm các số nguyên dương và các số nguyên âm.
C. Tập hợp các số nguyên gồm các số nguyyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
	+ HS: trả lời
	+ GV: nhấn mạnh lại các kiến thức đã học
+ GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: (02 phút)
+ Nắm vững kiến thức về số nguyên, số đối

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tiet_41_bai_2_tap_hop_cac_so_nguyen.docx