Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 26: Tam giác - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS nắm được định nghĩa tam giác, kí hiệu và cách gọi tên tam giác.

- HS biết đâu là đỉnh, góc, cạnh của tam giác, và tam giác có bao nhiêu đỉnh, góc, cạnh. HS biết điểm nào là điểm trong, điểm ngoài của tam giác.

- HS biết cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của tam giác.

2. Kĩ năng:

- HS xác định được đỉnh, góc, cạnh của tam giác, điểm trong, điểm ngoài của tam giác.

- HS thực hiện thành thạo cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của tam giác.

3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

- HS có tính cách tư duy nhanh, tìm tòi sáng tạo. tính thực tiễn của toán học và những bài tập liên hệ với thực tiễn.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực tư duy logic, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ hình học, hoạt động nhóm cho học sinh.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 19/10/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 26: Tam giác - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết: 26


Ngày soạn: 20/03/2019
Ngày dạy:/03/2019

TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa tam giác, kí hiệu và cách gọi tên tam giác.
- HS biết đâu là đỉnh, góc, cạnh của tam giác, và tam giác có bao nhiêu đỉnh, góc, cạnh. HS biết điểm nào là điểm trong, điểm ngoài của tam giác.
- HS biết cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của tam giác.
2. Kĩ năng: 
- HS xác định được đỉnh, góc, cạnh của tam giác, điểm trong, điểm ngoài của tam giác.
- HS thực hiện thành thạo cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của tam giác.
3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
- HS có tính cách tư duy nhanh, tìm tòi sáng tạo. tính thực tiễn của toán học và những bài tập liên hệ với thực tiễn.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực tư duy logic, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ hình học, hoạt động nhóm cho học sinh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: 
	- Bảng phụ có chỗ trống để học sinh điền phát hiện ra các yếu tố cơ bản của tam giác. Các câu hỏi và hình ảnh liên hệ thực tế.
	- Phiếu bài tập cho phần hoạt động nhóm.
	- Bút dạ, phấn màu, thước kẻ, máy tính bỏ túi, máy chiếu, giáo án.
2. Học sinh: 
	- Ôn tập các kiến thức về đường tròn, các điểm thẳng hàng và không thẳng hàng.
	- Máy tính bỏ túi, thước kẻ, bút dạ.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
1.2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Vẽ đoạn thẳng BC dài 4cm. Vẽ đường tròn (B; 3cm) và đường tròn (C; 2cm) cắt nhau tại A và D.
HS2: Dựa vào hình vẽ trên bảng tính độ dài đoạn AB, AC. 
GV: Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
GV: Nêu vấn đề vào bài.
 	Các em quan sát hình vẽ trên bảng và cho Cô biết ba điểm A, B, C có thẳng hàng hay không? Ba điểm này tạo ra hình mà các em đã được biết qua từ các lớp trước, đó là hình tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì? Cách vẽ tam giác ABC như thế nào? Ta vào bài hôm nay tiết 26 – TAM GIÁC.
1.3. Bài mới: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tam giác ABC là gì? 
GV: đưa hình 53 lên bảng phụ cho HS quan sát nhận xét vị trí của ba điểm A, B, C và hình này gồm những đoạn thẳng nào?
HS: thảo luận và 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
Hình này gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA.
GV: Hình trong hình 53 chính là tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là hình thỏa mãn những điều kiện gì?
HS: Nêu định nghĩa tam giác ABC.
GV: Ngược lại hình gồm những điều kiện gì thì được gọi là tam giác ABC.
GV: Trình chiếu một số hình ảnh, trong 4 hình sau, hình nào là tam giác?
GV: Nêu cách gọi tên và kí hiệu của tam giác ABC
GV: Ngoài ra tam giác ABC còn có cách gọi tên và kí hiệu nào khác?
HS: 
GV: Giới thiệu một số hình ảnh tam giác trong cuộc sống.
GV: Đưa lên máy chiếu bảng tóm tắt các yếu tố cơ bản của tam giác và yêu cầu HS thảo luận điền vào chỗ trống
 HS: Đứng tại chỗ điền vào chỗ trống.
- GV: Giới thiệu về điểm trong của tam giác, và điểm ngoài của tam giác.
HS: Lên bảng chỉ điểm trong và ngoài của tam giác.
M, P là điểm trong của tam giác.
N là điểm ngoài của tam giác.
GV: nhận xét bài làm.
GV: Tổ chức hoạt động nhóm.
GV: Chia lớp làm 3 nhóm, phát phiếu BT cho các nhóm, cử nhóm trưởng.
HS: Về vị trí của các nhóm
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và làm vào phiếu BT trong thời gian 2 phút. Sau đó các nhóm trao đổi bài cho nhau. 
GV: Cung cấp đáp án và thang điểm để các nhóm chấm chéo nhau. Nhóm nào làm tốt sẽ được cả lớp động viên khen thưởng.
HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

1. Tam giác ABC là gì?
a) Định nghĩa:
Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Kí hiệu: 
b) Các yếu tố cơ bản của 
- 3 đỉnh: A, B, C.
- 3 cạnh: AB, BC, CA.
- 3 góc: 
PHIẾU HỌC TẬP
( Đính kèm sau giáo án)
Hoạt động 2: Vẽ tam giác.
GV: Quay trở lại phần vẽ hình bài cũ, hãy cho Cô biết độ dài các cạnh của tam giác ABC?
HS: BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm.
GV:Để vẽ ABC khi biết độ dài ba cạnh ta cần xác định những yếu tố nào ?
- Để xác định ba đỉnh A, B, C ta dựa vào đâu ? 
HS:Dựa vào độ dài đoạn thẳng BC, AB, AC 
GV:Ta đã biết cách vẽ độ dài đoạn thẳng. Giả sử ta đã vẽ cạnh BC = 4 cm thì ta xác định được đỉnh nào ?
HS:Đỉnh B, C 
GV:Cần phải xác định đỉnh A. Vậy đỉnh A phải thoả mãn điều kiện gì ?
HS:Đỉnh A cách đỉnh B một khoảng bằng 3 cm, cách đỉnh C một khoảng bằng 2 cm.
GV:Vậy đỉnh A thuộc đường nào ?
HS:Theo định nghĩa đường tròn thì điểm A thuộc cung tròn tâm B bán kính 3 cm, cung tròn tâm C bán kính 2 cm.
GV:Vậy đỉnh A vừa thuộc cung tròn tâm B, vừa thuộc cung tròn tâm C thì điểm A nằm ở đâu? 
HS:....Giao điểm hai cung tròn tâm B, C
GV: Qua phần vẽ của bạn hãy nêu các bước cơ bản để vẽ tam giác ABC khi biết ba cạnh.
HS: Nêu các bước.
GV: Yêu cầu HS lấy compa, thước kẻ để thực hiện ví dụ.
GV: Vẽ tam giác ABC theo từng bước, HS dưới lớp cùng làm.
HS: Thực hiện vẽ tam giác ABC.

2. Vẽ tam giác.
Ví dụ: Vẽ tam giác ABC, biết ba cạnh 
BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm.
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm 
- Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3 cm
- Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 2 cm
Lấy A là một giao điểm của hai cung trên 
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC cần vẽ 

3.Hoạt động luyện tập: 
- GV cùng với HS khắc sâu các kiến thức về tam giác thông qua bài tập.
Bài tập
Dựng biết ; ; .
Nêu các đỉnh, cạnh và góc của .
Lấy 1 điểm trong và 1 điểm ngoài của 
- GV: Yêu cầu hai bạn cùng bàn thảo luận và làm vào phiếu bài tập.
- HS thảo luận và làm.
- GV: Gọi HS lên chữa, sau đó nhận xét và kết luận.
4. Hoạt động vận dụng:
- GV tổ chức chơi trò chơi AI LÊN CAO HƠN
- GV: Thông qua luật chơi, chia đội và nêu vị trí của các đội chơi.
- HS: Về vị trí đội của mình.
- Các câu hỏi trong trò chơi:
1. Tam giác MNP có mấy đỉnh, góc, cạnh? Đáp án: 3 đỉnh, 3 góc, 3 cạnh.
2. Hãy kể tên các góc, cạnh của tam giác MNP.
Đáp án: Tam giác MNP có các góc là, các cạnh là MN, MP, NP.
3. Trong hình bên hai tam giác nào có hai góc kề bù? 
Đáp án: và 
4. Trong hình trên, cạnh AI là cạnh chung của những tam giác nào?
Đáp án: AI là cạnh chung của tam giác ABI và tam giác AIC.
5. Hãy kể thêm vài tên gọi khác của tam giác MNP. Đáp án: 
6. Điền vào chỗ trống: Tam giác MNP là hình..
Đáp án: Tam giác MNP là hình gồm ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng 
- GV: Tổng kết điểm và trao thưởng cho đội chiến thắng trong trò chơi.
- HS: Thông qua trò chơi để vận dụng kiến thức của bài vào giải quyết các bài tập liên quan.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo.
- Làm các BT 43; 45; 46; 47 SGK- T 94; 95 và BT 41; 42 SBT – Trang 95
- Chuẩn bị BT để tiết sau Ôn tập chương II: Xem lại các kiến thức của chương II
- Hướng dẫn về nhà bài 47 SGK: 
 + Vẽ đoạn thẳng IR = 3cm
 + Vẽ cung tròn tâm I bán kính 2,5 cm; vẽ cung tròn tâm R bán kính 2cm; hai cung tròn cắt nhau tại T.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tiet_26_tam_giac_nam_hoc_2018_2019.docx
Giáo án liên quan