Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 25: Đường tròn - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Qua tiết học này, học sinh đạt được:

1. Về kiến thức: Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính bán kính.

2. Về kĩ năng: Sử dụng được com pa để vẽ một đường tròn, cung tròn với bán kính cho trước.

3. Về thái độ

HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, biết bảo vệ quan điểm cá nhân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

+ Giáo viên: Giáo án, PHT, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ, thước kẻ (Ê ke, đo độ, thước thẳng), com-pa

+ Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập (Bộ thước kẻ học sinh), com-pa.

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

( Nội dung này được lồng ghép trong bài học)

3. Đặt vấn đề vào bài mới

“Như SGK”.

4. Làm việc với nội dung mới

 

docx3 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 25: Đường tròn - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/5/2020
Ngày dạy: 25/5/2020
Lớp dạy: 6B, 6C
Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua tiết học này, học sinh đạt được:
1. Về kiến thức: Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính bán kính.
2. Về kĩ năng: Sử dụng được com pa để vẽ một đường tròn, cung tròn với bán kính cho trước.
3. Về thái độ
HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, biết bảo vệ quan điểm cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
+ Giáo viên: Giáo án, PHT, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ, thước kẻ (Ê ke, đo độ, thước thẳng), com-pa
+ Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập (Bộ thước kẻ học sinh), com-pa. 
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
( Nội dung này được lồng ghép trong bài học)
3. Đặt vấn đề vào bài mới
“Như SGK”.
4. Làm việc với nội dung mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1 : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :14’ Nhận biết và vẽ đường tròn , hình tròn :
* Gv : Bằng thao tác vẽ các điểm cách đều một điểm cho trước , giới thiệu định nghĩa đường tròn .
* GV: Đường tròn tâm O , bán kính R là gì ?
* Gv : Giới thiệu điểm nằm trên , trong , ngoài đường tròn .
* Gv : Kiểm tra lại nhận biết của hs bằng một vài điểm có tính chất tương tự .
* Gv : Hãy đo độ dài OM = ?
OM là bán kính đúng hay sai ?
* Gv : Tương tự so sánh ON, OP với OM ?
* Gv : Ra câu hỏi kiểm tra ngược , so sánh khoảng cách cho biết điểm đó thuộc hay không thuộc đường tròn * Gv : Giới thiệu định nghĩa hình tròn :
* Gv : Giới thiệu như sgk , kiểm tra một điểm có nằm trong (thuộc) hình tròn không ?
HĐ2 :10’ Nhận biết và vẽ cung tròn , dây cung :
* Gv : Vẽ H.44, 45 (sgk : tr 90) .
* Gv : Cung tròn là gì ? dây cung là gì ?
* Gv : Chốt lại vấn đề , giới thiệu định nghĩa tương tự sgk .
HĐ3 :10’ Giới thiệu công dụng khác của compa : so sánh hai đoạn thẳng .
* Gv : Thực hiện các thao tác như sgk trong việc sử dụng compa so sánh hai đoạn thẳng , kết hợp đo độ dài đoạn thẳng .
* Hs : Quan sát thao tác vẽ hình .
*Hs : Phát biểu định nghĩa tương tự sgk : tr 89 .
* Vẽ H. 43a, b .
*Hs : Xác định trên H.43a điểm có tính chất như gv yêu cầu .
* Hs : Thực hiện việc đo độ dài và trả lời câu hỏi .
* Hs : ON < OM
 OP > OM.
* Hs : Nghe giảng và trả lời câu hỏi kiểm tra của Gv .
*Hs : Vẽ H. 44, 45 (sgk : tr 90) .
* Hs : Quan sát hình vẽ và trả lời theo nhận biết ban đầu .
* Hs : Đọc phần giới thiệu sgk : tr 90, 91 .
* Hs : Nghe giảng và dự đoán các thực hiện các thao tác .
I. Đường tròn và hình tròn :
1. Đường tròn :
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R , K/h : (O; R) .
VD: Đường tròn tâm O . bán kính
 OM = 1,7cm .
Trên H. 43b ta có :
- M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn .
- N là điểm nằm bên trong đường tròn 
- P là điểm nằm bên ngoài đường tròn .
2. Hình tròn 
 Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó .
II. Cung và dây cung 
- Hai điểm nằm trên đường tròn chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn .
- Đoạn thẳng nối hai điểm ấy được gọi là dây cung .
- Dây cung đi qua tâm O là đường kính .
- Đường kính dài gấp đôi bán kính .
III. Một công dụng khác của compa :
Người ta dùng compa để vẽ đường tròn , ngoài ra còn dùng compa để so sánh các đoạn thẳng , đặt các đoạn thẳng .

5. Củng cố 
- HS làm tại lớp bài tập 38, 40 SGK theo nhóm.
- HS nhắc lại các khái niệm đường tròn, hình tròn, dây cung, cung tròn, đường kính.
6. Hướng dẫn học ở nhà 
- HS học bài theo SGK và làm các bài tập 39, 41 và 42 ở nhà.
- Tiết sau : Học bài Tam giác.
V. Rút kinh nghiệm sau bài dạy.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tiet_25_duong_tron_nam_hoc_2019_2020.docx