Giáo án Số học 6 - Tuần 3 - Tiết 7: Luyện tập - Đỗ Thừa Trí

Hoạt động 3: (9‘)

 GV cho HS tìm hiểu phần hướng dẫn trong sách sau đó vận dụng cách tính.

Câu a: HD tách số 45= 41 + 4

 Yêu cầu HS lên bảng làm

Câu b: HD tách số 37= 35 + 2

 Yêu cầu HS lên bảng làm.

GV yêu cầu HS cho biết đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để tính nhanh.

Hoạt động 4: (6‘)

GV hướng dẫn HS tìm quy luật của dãy số bằng cách phân tích lời giải trong SGK.

Hãy viết tiếp bốn số nữa vào dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8, . theo qui luật.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần 3 - Tiết 7: Luyện tập - Đỗ Thừa Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03– 09 – 2014
Ngày dạy : 06 – 09 – 2014
Tuần: 3
Tiết : 7
LUYỆN TẬP §5.1
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. HS biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
	2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
	3. Thái độ:
- Giáo dục tính chính xác, và biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
II. Chuẩn Bị:
 Giáo Viên
Học Sinh
Giáo án, SGK.
 - Máy tính bỏ túi, bảng phụ.
SGK, chuẩn bị bài mới. 
Máy tính bỏ túi, bảng nhóm và bút viết bảng.
III. Phương pháp:
	- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 
6A2:/
6A5:/
HS vắng: .......................................................
HS vắng: ............................................................
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 	GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.
HS1:- Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng? Làm bài 28.
HS2:- Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng. Làm bài 27b,d.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (7’)
Bài 30:
 GV gợi ý cho HS về tính chất 
Nhân với số 0
 (x-34).15 = 0 thì (x-34) = ? vì sao?
 Vậy x = ?
 Nhân với số 1
18.(x –16) =18 thì (x –16)= ? vì sao ? Vậy x = ?
 HS: nhắc lại tính chất của một số nhân với 0 hoặc 1 
 vì 15.0 = 0 
 nên x -34 = 0
 vậy x = 34
 vì 18.1 = 18 
 nên x – 16 = 1
	 vậy x = 17
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x – 34).15 = 0 ; x -34 = 0 ; x = 34
b) 18.(x –16) = 18 ; x – 16 = 1 ; x = 17
Hoạt động 2: (10’)
Bài 31:
 Gợi ý cách nhóm: (kết hợp các số hạng sao cho được số tròn chục hoặc tròn trăm).
	HS: lần lượt lên bảng làm theo sự hướng dẫn của GV.
Tính nhanh:
a) 135 + 360 + 65 + 40
 	= (135+65)+(360+40)	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
 Câu a) kết hợp cặp số nào?)	
 Câu b) kết hợp cặp số nào? 
 Câu c) kết hợp cặp số nào? 
GV; cho HS nhận xét bài trên bảng.
a) (135+65)+(360+40 )
b) (463+137)+(318+22) 
 c) (20+30)+(21+29)+(22+28)
 +(23+27)+(24+26)+25
 HS nhận xét. 
 =200+400 = 600
b) 463 + 318 + 137 + 22
 	= (463+137)+(318+22)
	= 600+340 = 940
c) 20+21+22++29+30 
	= (20+30)+(21+29)+(22+28)
	+(23+27)+(24+26)+25
	= 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 = 275
Hoạt động 3: (9‘)
Bài 32:
 GV cho HS tìm hiểu phần hướng dẫn trong sách sau đó vận dụng cách tính.
Câu a: HD tách số 45= 41 + 4
 Yêu cầu HS lên bảng làm
Câu b: HD tách số 37= 35 + 2
 Yêu cầu HS lên bảng làm.
GV yêu cầu HS cho biết đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để tính nhanh.
 HS: tìm hiểu bài làm mẫu, rút ra cách làm. 
a) 996 + 45= 996 + (4 + 41)
= (996 + 4) + 41
b) 37 + 198 = (35+2) +198
=35+(2+198
- áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
Ví dụ: 97 + 19 = 97 + ( 3 + 16) 
 = (97+3) +16 = 100 + 16 = 116
a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41)
= (996 + 4) + 41 =1 000 + 41 = 1041
b) 37 + 198 = (35+2) +198
	= 35+(2+198) = 35+200 = 235
Hoạt động 4: (6‘)
Bài 33:
GV hướng dẫn HS tìm quy luật của dãy số bằng cách phân tích lời giải trong SGK.
Hãy viết tiếp bốn số nữa vào dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8, .... theo qui luật.
HS: tìm thử một cặp số vd:
 3 = 2+1
 5 = 3+ 2
....................
13 = 8 + 5
 Một HS lên viết 2 con số. Cứ như vậy, cho 4 HS lên bảng.
1,1,2;3;5;8;13;21;34;55
	4. Củng Cố: ( 3’)
 - Nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán. 
	5. Dặn Dò: (2’)
	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải
	6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSH6T7(1).doc
Giáo án liên quan