Giáo án Toán Lớp 6 - Bài: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

I/Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm vững được cách vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài của đoạn thẳng đó, biết sử dụng các công cụ để vẽ đoạn thẳng.

- Nhận biết được thứ tự các điểm trên một tia, hình thành thêm một cách nhận biết khác về một điểm nằm giữa hai điểm khác để vận dụng linh hoạt trong quá trình giải bài tập.

2. Phẩm chất: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng suy luận bài toán và biết cách trình bày bài toán. Kĩ năng vẽ hình đảm bảo trực quan

4. Nội dung lồng ghép và tích hợp: Giới thiệu hình chữ nhật tỉ lệ vàng, ứng dụng của nó trong thiên nhiên, hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh Từ đó giáo dục HS về cảm nhận cái đẹp.

II/Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.

2. Học sinh: Sách giáo khoa. Ôn lại kiến thức về độ dài đoạn thẳng. Đọc trước bài mới.

III/Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định :

2. Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 6 - Bài: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THI GVG TRƯỜNG ( TIẾT BẮT BUỘC)
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nắm vững được cách vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài của đoạn thẳng đó, biết sử dụng các công cụ để vẽ đoạn thẳng.
- Nhận biết được thứ tự các điểm trên một tia, hình thành thêm một cách nhận biết khác về một điểm nằm giữa hai điểm khác để vận dụng linh hoạt trong quá trình giải bài tập.
2. Phẩm chất: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng suy luận bài toán và biết cách trình bày bài toán. Kĩ năng vẽ hình đảm bảo trực quan
4. Nội dung lồng ghép và tích hợp: Giới thiệu hình chữ nhật tỉ lệ vàng, ứng dụng của nó trong thiên nhiên, hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh Từ đó giáo dục HS về cảm nhận cái đẹp.
II/Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh: Sách giáo khoa. Ôn lại kiến thức về độ dài đoạn thẳng. Đọc trước bài mới.
III/Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định :
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Đưa ra các chủ đề kiểm tra bài cũ để HS lựa chọn:
Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng trên tia

Giới thiệu kiến thức
Kiến thức 1: Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng a cm
Kiến thức 2: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = a cm, ON = b cm. Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
GV nêu VD1
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi tụ nghiên cứu SGK và trình bày cách vẽ.
Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
GV chốt lại cách vẽ:
Cách vẽ: Mút O đã biết. Ta vẽ mút M như sau:
Đặt cạnh của thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia
Vạch số 2 cm của thước cho ta điểm M. Ta có đoạn thẳng OM.
Hỏi: Trên tia Ox, ta vẽ được mấy điểm M thỏa mãn OM = 2cm
HS: duy nhất một
GV nêu VD2
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi tự nghiên cứu SGK và trình bày cách vẽ.
GV chốt lại có 2 cách thực hiện đó là dùng thước thẳng và compa
Hướng dẫn HS trình bày lời giải thích điểm nằm giữa hai điểm vào vở.

1. Vẽ đoạn thẳng trên tia
Ví dụ 1: Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2cm
Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a ( đơn vị độ dài)
Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
Trả lời: Trên tia Ox, ta có OM < ON ( vì 2cm < 3cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

Hoạt động 3: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia

- GV nêu VD 
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tự vẽ hình và lên bảng thực hiên.
Hãy đưa ra nhận xét về ví tría của M và N với trường hợp tổng quát.
Hướng dẫn HS trình bày lời giải thích điểm nằm giữa hai điểm vào vở.
Trả lời: Trên tia Ox, ta có OM < ON ( vì 2cm < 3cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia
Ví dụ : Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm, ON = 3cm. Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Nhận xét : Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N
Hoạt động 4: Luyên tập – củng cố

Hoạt động nhóm thực hiện 2 bài tập trong 3 phút. Trình bày kết quả trên bảng phụ.
Các nhóm khác và GV chỉnh sửa, góp ý, cho điểm.
Trò chơi con số may mắn.
Bài tập 1 : Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OA và OB biết OA = 20cm, OB = 30cm. Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Bài tập 2 : Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 25cm, ON = 35cm. Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Xem lại cách vẽ một đoạn thẳng, hai đoạn thẳng trên tia
 Xem lại cách giải thích một điểm nằm giữa hai điểm
 Xem trước bài 8 “ Khi nào thì AM + MB = AB”

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_bai_ve_doan_thang_cho_biet_do_dai.doc