Giáo án Toán Lớp 3 - Tìm số bị chia - Năm học 2016-2017
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các dạng bài tập: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học) . Biết cách giải bài toán dạng tìm số bị chia.
- Hiểu và vận dụng được quy tắc tìm số bị chia khi biết số chia và thương. Giải được bài toán có lời văn bằng một phép nhân. Dạy thoát li hoạt động 2 và bài tập 3.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương dành cho bà, cho mẹ.
Thứ ba ngày 07 tháng 3 năm 2017 TOÁN Tìm số bị chia I. Mục tiêu: - Biết tìm x trong các dạng bài tập: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học) . Biết cách giải bài toán dạng tìm số bị chia. - Hiểu và vận dụng được quy tắc tìm số bị chia khi biết số chia và thương. Giải được bài toán có lời văn bằng một phép nhân. Dạy thoát li hoạt động 2 và bài tập 3. - Giáo dục HS tình cảm yêu thương dành cho bà, cho mẹ. II. Đồ dùng dạy- học: - 6 hình vuông (HĐ1) - Bảng phụ bài 3 - 5 bông hoa giấy, mỗi bông hoa ghi sẵn một phép tính. (trò chơi) III. Các hoạt động dạy - học. 1.Kiểm tra bài cũ - YC HS trao đổi bảng chia 5 (2 phút) - Gọi 2 hs đọc thuộc bảng chia 5. - Gọi 1 HS nêu các thành phần của phép chia. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS. 2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững tên gọi các thành phần của phép chia và cách tìm số bị chia chưa biết., cô cùng các em học bài hôm nay: Tìm số bị chia. 2. Các hoạt động a. HĐ1: Nhận xét - GV gắn 6 hình vuông lên bảng. - Nêu bài toán: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? - Hãy nêu phép tính tìm số hình vuông của mỗi hàng? - Nêu tên gọi các thành phần của phép chia đó? - Có hai hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông? - Nêu phép tính tương ứng? - Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân. + Quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Đọc 2 phép tính vừa lập. - Trong phép tính 6: 2 = 3 thì 6 gọi là gì? - Trong phép nhân 3 2 = 6 thì 6 gọi là gì? - 3 và 2 gọi là gì trong phép chia 6: 2 = 3? - Nêu cách tìm số bị chia? b. HĐ2: Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết - Gọi HS nêu phép chia có số bị chia bị ẩn, thay bằng chữ x. - GV ghi bảng. VD. x : 2 = 5. - Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính trên. - Yêu cầu HS dựa vào nhận xét trên để tìm x. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Vậy muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào? - GV ghi bảng. c. HĐ3: Thực hành Bài 1 : Tính nhẩm. Gọi HS làm mẫu: 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 - Không cần tính, dựa vào đâu để nêu ngay kết quả phép nhân 3 x 2? - Trao đổi nhóm đôi các phép tính còn lại. (2 phút) => Gv chốt mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: SBC là tích của phép nhân, lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia. Bài 2 : Tìm x - Để làm bài tập này phải thực hiện qua những bước nào? - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? + Lưu ý cách trình bày. - Nhận xét, tuyên dương HS. => GV chốt các bước tìm x và quy tăc tìm số bị chia chưa biết. Bài 3: (TL SGK) (BP) Mẹ có một số bánh chia đều cho 2 con, mỗi con được 5 cái bánh. Hỏi mẹ có tất cả bao nhiêu cái bánh? - YCHS trao đổi bài theo cặp. - GV gạch chân các ý chính trong bài. Yêu cầu HS nêu tóm tắt. - GV ghi bảng: Tóm tắt 1 con: 5 cái bánh 2 con: cái bánh? - Nhận xét, tuyên dương HS, chốt cách giải bài toán. - Gọi HS lên bảng giải. - Chữa bài, nhận xét. => GV chốt cách giải bài toán dạng tìm số bị chia. (làm bằng phép nhân) d. Trò chơi: Hái hoa tặng mẹ - Sắp tới 8/3, em sẽ tặng mẹ món quà gi? Cô sẽ giúp các em có một món quà thật ý nghĩa tặng mẹ nhé! - GV gắn 5 bông hoa lên bảng. Giới thiệu cách chơi: Các em hãy cọn một bông hoa và nêu nhanh đáp án cho phép tính ở bông hoa đó trong vòng 5 giấy. - Nhận xét, tuyên dương HS. => GDHS dành tặng bà và mẹ tình cảm và món quà ý nghĩa trong ngày 8/3. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu lại cách tìm SBC? - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: Luyện tập. - HĐ nhóm bàn: - 2 HS đọc thuộc bảng chia 5. - Số bị chia- só chia- thương - Hs khác nhận xét. - HS ghi bài. - HS quan sát. - HS nghe, phân tích đề. - Mỗi hàng có 3 hình vuông. - Phép chia 6 : 2 = 3 - SBC, SC, thương. - Có tất cả 6 hình vuông. - Phép nhân 3 2 = 6 - Thừa số, thừa số, tích. - Đọc: sáu chia hai bằng ba; ba nhân hai bằng sáu. - Trong phép tính chia thì 6 gọi là số bị chia. - Trong phép tính nhân thì 6 gọi là tích. - 3 gọi là thương; 2 gọi là số chia. - Trong phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia. - Nhiều HS nhắc lại. * HS nêu. - Đọc: x chia cho hai bằng 5. - x là số bị chia chưa biết; 2 là số chia; 5 là thương. - 1 HS lên bảng. Lớp làm nháp. - Nhận xét. - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. - HS nêu nối tiếp. Đọc đồng thanh. - HS nêu yêu cầu. * HS làm mẫu, giải tích cách làm - HĐ nhóm đôi. * HS lấy thêm ví dụ tương tự và làm. - Nêu kết quả. - Nhiều HS nhắc lại kết luận. - Nêu yêu cầu. * Bước 1: Xác định thành phần cần tìm. Bước 2: Nhớ lại quy tắc tính. Bước 3: Tính. - ...lấy thương nhân với số chia. - Lớp làm cá nhân vào vở. Đổi bài kiểm tra chéo. - 1 Hs lên bảng. * HS thử lại bài, tự nêu phép tính khác để làm. - 2 HS nêu lại. - HS đọc bài toán. - HS trao đổi theo cặp. 2 cặp trao đổi trước lớp. * HS nêu. * HS đặt lại đề toán dựa vào tóm tắt. - HS xác định dạng bài: Tìm số bị chia chưa biết. * HS xác định các thành phần của phép chia trong bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán. Lớp làm vào vở. - HS nhận xét. Tự đối chiếu kiểm tra bài mình. * HS đặt được đề toán tương tự. - 1 số HS nêu lại. - HS nêu ý kiến. - HS lắng nghe. - HS lần lượt tham gia trò chơi. - Nhận xét đáp án. - 2 HS nêu.
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_tim_so_bi_chia_nam_hoc_2016_2017.doc