Giáo án Tin học Lớp 7 - Chương trình học kỳ I
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm chương trình bảng tính.
- Nắm được các tính chất cơ bản của bảng tính, các thành phần cơ bản của màn hình làm việc Excel.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân biệt những loại dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng tính.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học, tập trung cao độ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính
2. Học sinh. HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
Giáo viên giảng giải qua các ví dụ thực tế: sổ đầu bài, số điểm cá nhân
Giáo viên dùng máy chiếu, chiếu ví dụ về bài mẫu “Bảng điểm lớp 7A” (cấu trúc của bảng tính), đàm thoại nêu vấn đề: “bảng tính này giúp ta những gì?”
Giáo viên tổng hợp các ý kiến.
VD1: Bảng điểm lớp 7A.
Giáo viên dùng máy chiếu, chiếu ví dụ về bài mẫu “Bảng theo dõi kết quả học tập” (cấu trúc của bảng tính), đàm thoại nêu vấn đề: “bảng tính này giúp ta những gì?”
Giáo viên tổng hợp các ý kiến.
VD 2: Bảng theo dõi kết quả học tập.
Tác dụng của bảng tính:
- Nhập điểm từng môn
- Theo dõi điềm TB cá nhân.
- Thúc đẩy học tập
Giáo viên dùng máy chiếu, chiếu ví dụ về bài mẫu “Tình hình sử dụng đất” (cấu trúc của bảng tính kèm theo biểu đồ minh hoạ), đàm thoại nêu vấn đề: “bảng tính này giúp ta những gì?”
Giáo viên tổng hợp các ý kiến.
VD3: Bảng số liệu về tình hình sử dụng đất (có biểu đồ
- HS: Lắng nghe, ghi chép
- HS: Quan sát, lắng nghe, tư duy và trả lời theo ý hiều.
- HS: Lắng nghe, ghi chép.
- HS: Quan sát, lắng nghe, tư duy và trả lời theo ý hiều.
- HS: Lắng nghe, ghi chép.
- HS: Quan sát, lắng nghe, tư duy và trả lời theo ý hiều.
- HS: Lắng nghe, ghi chép.
1> Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng.
Các thông tin được biểu diễn dưới dạng bảng để tiện theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán
Tác dụng của bảng tính:
- Nhập dữ liệu.
- Sử dụng dữ liệu có sẵn để tạo biểu đồ minh họa trực quan, cô đọng.
- Một số chương trình bảng tính:
+ Quatro Pro
+ Lotus
oạt các hàm cơ bản. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận trong quá trình làm bài. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính. 2. Học sinh: HS: Sách giáo khoa, vở ghi. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình thực hành 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn thường xuyên - Giáo viên giao bài tập cho học sinh - Luyện tập: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh làm bài - Học sinh nhận bài tập, đọc đề bài đưa ra các câu hỏi (nếu cần). - Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. - - Học sinh làm theo chỉ dẫn của giáo viên. + Bài tập 3: Sử dụng AVERAGE, MAX, MIN + Bài tập 4: Sử dụng hàm SUM Hoạt động 2: Hướng dẫn kết thúc - GV: Tổng hợp, đánh giá kết quả buổi thực hành. - GV: Nhắc nhở học sinh thực hiện - HS: lắng nghe 3> Hướng dẫn kết thúc - Đánh giá kết quả buổi thực hành. - Vệ sinh phòng máy 3. Củng cố - luyện tập - Chấm một số bài tập hoàn thành tốt và đưa lên làm mẫu - Xem lại các bài tập trong Sách bài tập - Giờ sau giờ bài tập xem lại phần lý thuyết bài 3 và bài 4 4. Hướng dẫn học tập ở nhà. - Xem lại các bài tập trong Sách bài tập - Giờ sau giờ bài tập xem lại phần lý thuyết bài 3 và bài 4 D. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt của Tổ trưởng Ngày kí duyệt: Nguyễn Duy Tỉnh Tuần: 12 Ngày soạn:.. Tiết: 23 Ngày dạy:. BÀI TẬP A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống lại các kiến thức đã học. 2. Kỹ năng - Nhớ lại các thao tác cơ bản trên trang tính. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận trong quá trình làm việc với chương trình bảng tính. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, SGK 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra bài cũ - CH1: Khái niệm về hàm và cách nhập hàm trong ô tính? Cho ví dụ? - CH2: Nêu cấu trúc hàm tính tổng, tính trung bình, giải thích cú pháp và cho ví dụ? 2. Bài mới Hoạt động của G V Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Một số khái niệm cơ bản về trang tính Giáo viên đàm thoại gợi nhớ cùng học sinh, đưa ra bài tập về các khái niệm dưới dạng câu hỏi tự luận và yêu cầu học sinh trả lời. Sau mỗi câu trả lời, giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và giải đáp câu hỏi. - Ghi chép nội dung câu hỏi và vở ghi. - Tư duy và suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập. - Câu hỏi 1: Em hãy nêu một số ví dụ về bảng trong đó có thực hiện tính toán. Em hãy cho biết các bảng thực hiện tính toán bằng tay có ưu nhược điểm gì? - Câu hỏi 2: Dùng hệ soạn thảo cũng tạo được bảng. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa tạo bảng bằng chương trình bảng tính và bảng tạo bằng hệ soạn thảo văn bản? - Câu hỏi 3: Các thành phần cơ bản trong trang tính?Trong chương trình bảng tính có điểm nào đặc trưng? - Câu hỏi 4: Việc thực hiện tính toán trên trang tính có ưu điểm gì nổi bật? - Câu hỏi 5: Hàm trong chương trình bảng tính có nghĩa gì? Nêu các hàm tính toán cơ bản? Hoạt động 2: Một số bài tập cơ bản Giáo viên đưa ra bài tập về các thao tác thực hiện tính toán trên trang tính và yêu cầu học sinh trả lời. Giáo viên giao bài tập theo nhóm và yêu cầu các nhóm lên làm bài trực tiếp trên máy. Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và giải đáp câu hỏi. - Học sinh chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh chú ý lắng nghe câu hỏi, tư duy và làm bài. - Học sinh các nhóm cử đại diện lên làm bài trực tiếp trên máy. - Học sinh chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - Bài tập 1: Tính điểm trung bình cá nhân các môn học của bản thân - Bài tập 2: Tính lượng hàng hoá tồn kho của kho A mỗi khi có sự thay đổi hàng hóa. - Bài tập 3: Tính điểm trung bình cuối kỳ của cả lớp. - Bài tập 4: Thực hiện một số phép toán cơ bản. 3. Củng cố Nhắc lại nhanh các thành phần chính trên trang tính 4. Hướng dẫn học tập ở nhà Xem lại các câu hỏi và bài tập đã làm. D. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt của Tổ trưởng Ngày kí duyệt: Nguyễn Duy Tỉnh Tuần: 12 Ngày soạn:.. Tiết: 24 Ngày dạy:. KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Đánh giá kiến thức học sinh nhận thức được qua các bài đã học. 2. Kỹ năng - Tổng kết và cho điểm học sinh 3. Thái độ - Rút kinh nghiệm trong quá trình dạy- học B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu phát tay. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Bài mới - Hình thức kiểm tra: Viết (trắc nghiệm và tự luận) - Nội dung kiến thức kiểm tra: Nội dung kiến thức về các thao tác trên bảng tính. ĐỀ KIỂM TRA A. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn đáp án ghép đúng nhất Câu 1. Giả sử tại ô D2 có công thức = B2*C2/100. Nếu sao chép công thức đến ô G6 sẽ có công thức là: A. = E2*C2/100 B. = B6*C6/100 C. = E6*F6/100 D. =B2*C2/100 Câu 2.Giả sử tại ô A1 chứa giá trị 15, ô B1 chứa 23, tại ô C1 chứa 7. Để tính tổng tại ô D1 cách nào sau đây là đúng? A. = (A1 + 23 + 7) B. = (15 + 23 + 7) C. = (A1 + B1 + C1) D. Tất cả đều đúng Câu 3. Khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì: A. Dữ liệu kiểu số mặc nhiên căn lề trái trong ô B. Dữ liệu kiểu số mặc nhiên căn lề phải trong ô C. Dữ liệu kiểu ký tự mặc nhiên căn lề trái trong ô D. Câu B và C đúng Câu 4. Chọn câu đúng nhất A. Khi sao chép công thức từ 1 ô này sang ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng thì đó là loại địa chỉ tương đối. B. Khi sao chép công thức từ 1 ô này sang ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng thì đó là loại địa chỉ tuyệt đối. C. Khi sao chép công thức từ 1 ô này sang ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng thì đó là loại địa chỉ hỗn hợp. D. Tất cả đều sai. B. Phần tự luận (8điểm) Câu 1: Chương trình bảng tính là gì? (2điểm) Câu 2: Hãy trình bày cách nhập công thức vào bảng tính các giá trị sau: (1điểm) 152 : 4 + 5 - 32 (144 :6) + 3 x 52 Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2điểm) Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, hàm SUM dùng để tính ., hàm tính giá trị trung bình có tên .., hàm xác định giá trị lớn nhầt là , hàm được dùng để tính giá trị nhỏ nhất. Câu 4: Cho bảng dữ liệu sau (3điểm) a) Em hãy lập công thức để tính tổng điểm các môn của HS Lê Thái Anh. (1 điểm). b) Lập công thức để tính điểm trung bình cộng của HS Đinh Vạn Hoàng An. (1 điểm). c) Lập công thức để xác định điểm thấp nhất môn Anh Văn của các HS trong bảng trên. (1 điểm). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án B D D A Biểu điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 B. Phần tự luận (8điểm) Câu 1: Chương trình bảng tính là gì? (2điểm) Chương trình bảng tính là chương trình phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng biểu, thực hiện tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn trực quan các số liệu có trong bảng. Câu 2: Cách nhập công thức vào bảng tính (1 điểm) = 15^2 / 4 + 5- 3^2 0.5 điểm b. = (144/6) + 3 * 5^ 0.5 điểm Câu 3: (2 điểm) Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, hàm Sum dùng để tính tổng, hàm tính giá trị trung bình có tên Average, hàm xác định giá trị lớn nhất là Max, hàm Min được dùng để tính giá trị nhỏ nhất. Câu 4: ( 3 điểm ) a) =SUM(C4:F4) (1điểm) b) =AVERAGE(C2:F2) (1điểm) c) = MIN(F2:F11) (1điểm) D. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt của Tổ trưởng Ngày kí duyệt: Nguyễn Duy Tỉnh Tuần: 13 Ngày soạn:.. Tiết: 25 Ngày dạy:. BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết điều chỉnh kích thước của dòng, cột. - Biết chèn hoặc xoá dòng, cột 2. Kỹ năng - Chỉnh sửa bảng tính phù hợp với yêu cầu bài tập 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong thao tác. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án thực hành, phòng máy máy tính có cài Excel. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra bài cũ: - CH1: Trong ô A1 chứa giá trị 5, trong các ô B1 và C1 không có dữ liệu. Sử dụng hàm tính giá trị tính trung bình từ A1 đến C1 ta được kết quả là 5. Giải thích kết quả. - CH2: Cho bảng tính như sau (giáo viên nhập sẵn nội dung): Yêu cầu học sinh tính điểm trung bình theo 2 cách (Sử dụng công thức đơn giản, sử dụng hàm) 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng Giáo viên đưa ra bảng tính mẫu sau và giải thích: Dãy kí tự quá dài được hiển thị ở các ô bên phải Số quá dài Dãy kí tự quá dài bị khuất sau các ô bên phải (Cột hẹp) Cột quá rộng Giáo viên đàm thoại nêu vấn đề: “Nhìn vào bảng tính em cho biết ô nào chứa nhiều ký tự, cột nào hẹp, cột nào rộng và làm thế nào để điều chỉnh cho hợp lý?” Giáo viên giải thích trường hợp với ô A1: - Tại ô A1 nhập: “Bảng điểm lớp 7A” - Nháy chuột tại A1: trên thanh CT có ND - Nháy chuột tại ô B1: Trên thanh công thức không có gì. - Nếu nhập ND vào ô B1: ND của A1 sẽ bị che lấp phần dài quá. Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh độ rộng của cột sao cho phù hợp - Đưa con trỏ chuột đến đường biên của tên cột (vách ngăn giữa hai cột) - Khi xuất hiện mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang phải hoặc sang trái để điều chỉnh độ rộng của cột. Giáo viên đưa ra cách thức làm tương tự như đối với cột: - Đưa con trỏ chuột đến đường biên của tên hàng (vách ngăn giữa hai hàng) - Khi xuất hiện mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột lên trên hoặc xuống dưới để điều chỉnh độ cao của hàng. Lưu ý: Giáo viên giảng giải và làm mẫu Muốn điều chỉnh độ cao của hàng và độ rộng của cột một cách nhanh chóng và vừa khít với dữ liệu có trong cột hoặc hàng đó ta có thể nháy đúp chuột vào vạch phân cách giữa hai hàng hoặc hai cột. - Học sinh quan sát trên máy chiếu và đưa ra nhận xét. + Ô A1, ô B3- B7 nhiều ký tự. + Cột B, F hẹp + Cột E rộng - Học sinh tư duy và trả lời câu hỏi: Thay đổi độ rộng của cột để điều chỉnh cho hợp lý. - Học sinh chú ý quan sát - Học sinh chú ý quan sát và ghi chép bài. - Có thể gọi một học sinh lên làm lại thao tác giáo viên vừa thực hiện. - Học sinh chú ý quan sát và ghi chép bài. - Có thể gọi một học sinh lên làm lại thao tác giáo viên vừa thực hi
File đính kèm:
- Bai thuc hanh 1 Lam quen voi chuong trinh bang tinh Excel(1).doc