Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 2+3: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2009-2010
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin;
- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong MT
- Hiểu đơn vị đo thông tin là bit, byte và các bội số của byte;
- Biết cách sử dụng bảng mã ASCII.
2. Kỹ năng
- Bước đầu nhận biết được thông tin, dữ liệu và các dạng thông tin.
- Biết cách mã hóa thông tin dạng văn bản thành dãy bit.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên
- Các ví dụ về: thông tin, cách biểu diển thông tin trong máy tính, các dạng thông tin.
2.Học sinh
- Những kiến thức về máy tính điện tử.
III. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Tổ chức lớp: ổn định và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu khái niệm tin học?
Nêu các vai trò và đặc tính ưu việt của MTĐT?
3 .Tiến trình dạy học
BÀI SOẠN LÝ THUYẾT Ngày soạn: 17/08/2009 Ngày dạy: Tiết: 2-3 BÀI 2:THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU( tiết ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin; - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong MT - Hiểu đơn vị đo thông tin là bit, byte và các bội số của byte; - Biết cách sử dụng bảng mã ASCII. 2. Kỹ năng - Bước đầu nhận biết được thông tin, dữ liệu và các dạng thông tin. - Biết cách mã hóa thông tin dạng văn bản thành dãy bit. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên - Các ví dụ về: thông tin, cách biểu diển thông tin trong máy tính, các dạng thông tin. 2.Học sinh - Những kiến thức về máy tính điện tử. III. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Tổ chức lớp: ổn định và kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu khái niệm tin học? Nêu các vai trò và đặc tính ưu việt của MTĐT? 3 .Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THÔNG TIN DỮ LIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Hàng ngày chúng ta nhắc nhiều tới thông tin Hỏi: Hàng ngày, con người chúng ta có nhu cầu gì để tiếp nhận thông tin? Hỏi: Thông tin đó mang lại cho con người những gì? * Diễn giải: Trong cuộc sống xã hội, sự hiểu biết về một thự thể nào đó cáng nhiều thì những suy đoán về thự thể đó càng chính xác. Sự hiểu biết càng ít thì con người càng khó xác định thực thể đó. - Lấy ví dụ về một thông tin và giải thích VD1: Nhữmg đám mây đen đùn lên ở chân trời phía đông chứa đựng thông tin báo hiệu về trận mưa lớn sắp xảy ra. Màu đen của mây, vận tốc di chuyển của mây chứa các thông tin về khí tượng. VD2: Hương vị chè cho biết thông tin gì? VD3: Biểu đồ thống kê sản phẩm hàng tháng của một phân xưởng banhe kẹo chứa đựng thông tin gì? *Diễn giải: Khi tiếp nhận những thông tin con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó đi tới những phản ứng nhất định. VD: Người tài xế chăm chú quan sát, người, xe cộ đi lại trên đường, độ tốt xấu của mặt đường, tính năng kỹ thuật, vị trí của xe để quyết định cấn tăng vận tốc hay hãm phanh, bẻ cần lái sang trái hoặc phải nhằm đảm bảo cho chuyến đi được an toàn tối đa + Tất cả những ví du: đám mây, biểu đồ. Hương vị chè đều là thông tin. Vậy em hiểu thông tin là gì? Hỏi: Em hãy cho một vài ví dụ về thông tin? * Rút ra kết luận cuối cùng -TL: Nhu cầu để tiếp nhận thông tin + Đọc báo, nghe đài, xem phim, đi tham quan, du lịch TL: Sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn hơn về những đối tượng tròn cuộc sống, xã hội, trong thiên nhiên giúp họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt được mục đích một cách tốt hơn - Đám mây là một thông tin: Trời sẽ có mưa - Mây nhiều, màu đen, vận tốc của mây: mưa lớn, mưa nhiều Yêu cầu: Dọn dẹp, đi nhanh để tránh mưa TL: Hương vị chè cho biết chất lượng của chè: Ngon hoặc không ngon TL Biểu đồ thống kê: cho biết năng suất và chất lượng (tốt hay không tốt) -TL: Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó để lưu trữ, xử lý -TL câu hỏi 1. Khái niêm thông tin và dữ liệu a. Khái niệm thông tin - Thông tin là sự hiểu biết, nhận thức của con người về một thực thể nào đó có thể thu thập, lưu trữ và xử lý được VD:1. Bạn Lan: 18 tuổi, cao 1m56: đó là thông tin về Lan 2. Lớp 10 C9 có 24 nam và 26 nữ: đó là thông tin về lớp 10C9 Hỏi: Những thông tin trên ( đám mây, biểu đồ, hương vị chè) con người biết được là nhờ vào đâu? Hỏi: Vậy những thông tin đó, chỉ có con người biết được, với máy tính có thể hiểu biết được không? Hỏi: Vậy với máy tính có được những thông tin đó là nhờ vào đâu? Vậy những thông tin được đưa vào máy tính người ta gọi là dữ liệu. Vậy thế nào là dữ liêu? -TL: Nhờ vào sự quan sát, nhìn nhận - TL: Máy tính không thể nhận biết được -TL: Nhờ những thông tin đó phải được đưa vào máy tính b. Khái niệm dữ liệu - Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐƠN VỊ ĐO LƯỢNG THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hỏi: Chúng ta đã học những đơn vị đo nào? Đơn vị đo đó dành cho những đối tượng nào? Diễn giải: Dựa vào đơn vị đo ta biết được thông tin mà đối tượng được đo. Câu hỏi đặt ra liệu thông tin có đơn vị đo hay không? Muốn nhận biết 1 đối tượng nào đó ta phải biết đủ lượng thông tin về nó. Như vậy. Muốn MT nhận biết được một đối tượng nào đó ta cần cung cấp cho máy tính đầy đủ lượng thông tin về đối tượng này. Có những thông tin luôn ở 1 trong 2 trạng thái hoặc đúng hoặc sai. Do vậy người ta nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn thông tin trong MT + Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có 2 trạng thái và khả năng xuất hiện của 2 trạng thái như nhau. Người ta dùng 2 con số 0 và 1 trong hệ nhị phân với khả năng sử dụng con số đó là như nhau để quy ước VD: Trạngt hái của bóng đèn có thể là sáng hoặc tối. Ta quy ước: sáng là 1 và tối là 0 Nếu ta có 8 bóng đèn trong đó bóng 1, 3, 5,6 sáng còn lại là tối thì dãy 8 bóng đèn trên được biểu diễn như thế nào dưới dạng 2 số 0 và 1? Hỏi: Nếu dãy 8 bóng đèn trên có các bóng 2,4,8 sáng còn lại là tối thì em biểu diễn thế nào? * Diễn giải: Dãy 8 bóng đèn được biểu diễn bằng 1 dãy 8 bit, 8bit=1 byte Vậy em hiểu thế nào là bit và byte? - Giới thiệu thêm: Ngoài đơn vị là bit và byte còn có các đơn vị là bội của byte (cho hs đọc sgk) - Đưa ra kết luận cuối cùng -TL: Đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến Đơn vị đo độ dài: m, km, cm Đơn vị đo thể tích: m3.. - Nghe giảng - Quan sát ví dụ - TL b1 b2 b3 b4 b5 b6 b7 b8 1 0 1 0 1 1 0 0 - TL: 0 1 0 1 0 0 0 1 2. Đơn vị đo lượng thông tin. -Đơn vị cơ bản đo thông tin là bit - Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để phần nhỏ nhất của máy tính để lưu trữ một trong 2 ký hiệu, được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính là 0 và 1. - Ngoài đơn vị là bit, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 byte = 8 bit. Người ta còn dùng các đơn vị là bội của byte. Ký hiệu Đọc là Độ lớn KB Ki-lô-bai 1024 byte MB Me-ga-bai 1024 KB GB Gi-ga-bai 1024 MB TB Tê-ra-bai 1024 GB PB Te-ta-bai 1024 TB HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CÁC DẠNG THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Diễn giải: Thế giới quanh ta rất đa dạng nên có rất nhiều dạng thông tin khác nhau và mỗi dạng thông tin có các cách thể hiện khác nhau. - Quan sát các ví dụ về thông tin sau + 3.14, 5, 7 + Bạn Hà chăm ngoan học giỏi + Trời đang mưa to + Tiếng gà gáy báo hiệu trời đã sáng Hỏi: Em có nhận xét gì về các thông tin trong các ví dụ trên? - Gọi học sinh lấy thêm một vài ví dụ và cho biết dạng biểu diễn của từng thông tin đó? Hỏi: Qua các ví dụ về thông tin trên, ta thấy thông tin thể hiện ở những dạng nào? * Diễn giải: Những dạng thông tin trên gọi chung là dạng phi số và dạng số. Hỏi: Đọc sgk và cho biết các dạng thông tin trên? - Đưa ra kết luận cuối cùng - Nghe giảng - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi + 3.14 số pi, 5 và 7 là các số nguyên hoặc số tự nhiên + Bạn Hà: dạng văn bản + Trời đang mưa: dạng hình ảnh + Tiếng gà gáy: Dạng âm thanh - Lấy ví dụ và giải thích -TL: dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh, dạng số - Đọc sgk và trả lời câu hỏi 3. Các dạng thông tin. - Có thể phân loại thông tin thành + Loại số (số nguyên và số thực) + Loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh) * Một số thông tin loại phi số thường gặp a) Dạng văn bản: Là dạng quen thuộc nhất và thường gặp trên các phương tiện mang thông tin VD: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài b) Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp.. là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh c) Dạng âm thanh: tiếng chim hót, tiếng đàn. Là thông tin dạng âm thanh. Băng từ, đĩa từ có thể là dùng làm vật chứa thông tin dạng âm thanh IV. CỦNG CỐ - Yêu cầu HS lần lượt nhắc các khái niệm về thông tin, dữ liệu, đơn vị đo lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin trong máy tính mà các em vừa học. - Có thể HS trả lời không hoàn chỉnh, GV có thể gợi ý giúp HS hoàn thành câu trả lời. Bài tập về nhà: Bài tập 1.5, đến 1.10 trang 9-10 sách bài tập Tin học lớp 10. Xem trước phần biểu diễn thông tin trong máy tính.
File đính kèm:
- tin 10 bai 2.doc