Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 25: Giao tiếp với hệ điều hành - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

• Hiểu được qui trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.

• Hiểu được các thao tác xử lí: sao chép tệp, xoá tệp, đổi tên tệp, tạo và xoá thư mục.

• Biết được các cách giao tiếp với hệ điều hành.

 2. Về kỹ năng:

• Biết thực hiện một số thao tác cơ bản xử lí tệp.

• Thực hiện được một số lệnh thông dụng.

• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xoá, di chuyển, đổi tên thư mục và tệp.

 3. Về tư duy, thái độ: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn.

 2. Học sinh: Xem bài trước, SGK, viết

III. Phương pháp dạy học:

• Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.

IV. Tiến trình của bài học:

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

 2. Bài cũ: Nêu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp. Cho VD

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 25: Giao tiếp với hệ điều hành - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 13	 Ngày soạn: 07/11/2014
Tiết PPCT: 25	 Ngày dạy: 10/11/2014
Bài 12: Giao Tiếp Với Hệ Điều Hành
I. Mục tiêu: 
 1. Về kiến thức: 
Hiểu được qui trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
Hiểu được các thao tác xử lí: sao chép tệp, xoá tệp, đổi tên tệp, tạo và xoá thư mục.
Biết được các cách giao tiếp với hệ điều hành.
 2. Về kỹ năng: 
Biết thực hiện một số thao tác cơ bản xử lí tệp.
Thực hiện được một số lệnh thông dụng.
Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xoá, di chuyển, đổi tên thư mục và tệp.
 3. Về tư duy, thái độ: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn...
 2. Học sinh: Xem bài trước, SGK, viết
III. Phương pháp dạy học:
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.
IV. Tiến trình của bài học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
 2. Bài cũ: Nêu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp. Cho VD
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng - Trình chiếu
Hoạt động 1: Nạp hệ điều hành
GV: ĐVĐ - ở các bài trước chúng ta đã hiểu khái niệm HĐH, chức năng và các vấn đề liên quan đến HĐH. Vậy có thể làm việc với HĐH chúng ta phải thực hiện như thế nào?
 - Mời các em mở sgk, trang 68 để học bài 12, giao tiếp với HĐH.
HS: Làm theo.
GV: Các đĩa trên có thể có sẵn, nếu không chúng ta hoàn toàn có thể tạo được.
GV: Hệ thống sẽ lần lượt tìm chương trình khởi động trên các ổ, nếu không thấy trên ổ C, D nó sẽ tìm sang ổ A và ổ CD.
GV: Khi bắt đầu làm việc với máy tính, thao tác đầu tiên ta cần làm gì?
HS: Thao tác đầu tiên cần làm là nhấn nút nguồn khởi động máy tính.
GV: Đó chính là thao tác nạp HĐH cho máy tính.
HS: Tiếp thu.
1. Nạp hệ điều hành
 - Nạp hệ điều hành cần đĩa khởi dodọng - đĩa chức các chương trình phục vụ việc nạp HĐH ( có thể là ổ cứng C, D, ổ đĩa mềm hoặc ổ CD).
Thực hiện một trong các thao tác:
 - Bật nguồn (nếu máy đang ở trạng thái tắt)
 - Nếu máy đang ở trạng thái hoạt động ta có thể thực hiện một trong các thao tác sau:
-> Nhấn nút Reset hoặc nhấn đồng thời 3 phím Ctrl + Alt + Delete để khởi động lại máy
* Phương pháp nạp hệ thống bằng cách bật nút nguồn chỉ áp dụng trong 2 trường hợp:
- Lúc bắt đầu làm việc, khi bất máy lần đầu.
- Khi máy bị treo, hệ thống không chấp nhận tín hiệu từ bàn phím và trên máy không có nút Reset.
* Phương pháp nạp hệ thống bằng nút Reset: được áp dụng trong trường hợp máy bị treo.
* Phương pháp nạp hệ thống bằng cách nhấn đồng thời 3 phím Ctrl +Alt +Delete: áp dụng khi đang thực hiện một chương trình nào đó mà bị quẩn không thoát ra được song bàn phím chưa bị phong toả
Hoạt động 2: Cách làm việc với hệ điều hành
GV: ĐVĐ - Hệ điều hành và người dùng thường xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc.
GV: ĐVĐ - Sau khi nạp hệ điều hành chúng ta sẽ trực tiếp làm việc với hệ điều hành đó. Vậy người sử dụng sẽ giao tiếp với nó như thế nào?
HS: Trả lời - Người sử dụng đưa ra các yêu cầu cho máy tính xử lý, máy tính có nhiệm vụ thông báo cho người sử dụng biết các bước thực hiện, các lỗi gặp phải và kết quả khi thực hiện chương trình.
GV: Mỗi cách giao tiếp có một ưu điểm khác nhau.
 - Sử dụng các lệnh làm cho hệ thống biết chính xác công việc cần làm nên lệnh thực hiện ngay. Sử dụng bảng chọn hệ thống cho 
biết làm những công việc gi và tham số nào được đưa vào. Người dùng chỉ việc lựa chọn biểu tượng nút lệnh thực hiện.
Ví dụ: Khi chúng ta nhấn chuột phải ra vùng trống của màn hình desktop thì có thêm menu thả xuống, chúng ta lựa chọn một lệnh nào đó.
GV: Nói chung dùng bảng chọn dễ dàng hơn và dễ hoàn thiện kỹ năng khai thác hệ thống.
 - GV đưa ra VD minh hoạ
Vào menu Start ® Run ® gõ câu lệnh vào hộp Open
VD: C:\WINDOWS\explorer.exe
Đặt vấn đề: Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc, ta muốn tắt máy để nghỉ. Vậy ta nên làm như thế nào để bảo vệ được máy và dữ liệu?
 - Cho các nhóm thảo luận về các cách ra khỏi hệ thống.
HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến.
GV: Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc và muốn ra khỏi hệ thống. Người dùng có thể có những cách nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Thông thường người sử dụng chọn chế độ Shutdown. Khi đó mọi thông tin đã được lưu lại. Chúng ta có thể yên tâm không sợ mất dữ liệu. Các chế độ còn lại đều không an toàn. 
 - GV sử dụng tranh minh hoạ để hướng dẫn các cách ra khỏi hệ thống.
F Chọn nút start ở góc trái bên dưới màn hình nền của Windows và chọn một trong các chế độ 
Stand by
Restart
Turn Off
Nhấn phím Shift và chọn chế độ Hibernate
2. Cách làm việc với hệ điều hành
Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống :
 - Sử dụng bàn phím (dùng câu lệnh).
 - Sử dụng chuột (dùng bảng chọn).
 * Sử dụng bàn phím (câu lệnh)
- Ưu điểm: giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
- Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.
* Sử dụng chuột (bảng chọn)
- Hệ thống sẽ chỉ ra những công việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người sử dụng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.
- Bảng chọn có thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp và văn bản với biểu tượng.
· Sử dụng các lệnh:
 - Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
 - Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.
3. Ra khỏi hệ thống
 - Khi không sử dụng máy (kết thúc làm việc), người dùng phải xác lập chế độ ra khỏi hệ thống để hệ điều hành dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng,...
- Có 2 chế độ thoát khỏi hệ thống:
+) Tắt máy (shut down hoặc turn Off) 
-> tắt máy trong trường hợp kết thúc làm việc, HĐH sẽ dọn dẹp hệ thống sau đó tắt nguồn. Mọi thay đổi trong thiết bị hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.
+) Tạm ngừng (stand By)
-> chọn chế độ này để máy tạm nghỉ trong trường hợp cần ngừng một thời gian, hệ thống sẽ lưu các trạng thái cần thiết, tắt các thiết bị tốn năng lượng. Tuy nhiên nên lưu công việc đang thực hiện trước khi tắt máy bằng Stand by. Khi cần trở lại ta chỉ 
cần di chuột hoặc nhấn một phím bất kỳ trên bàn phím.
 +) Hibernate: chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó (ví dụ: Các chương trình đang làm việc, các tài liệu còn mở...)
 4. Củng cố: Các cách nạp HĐH ?
 5. Dặn dò:
 - Tập thao tác trên máy tính
 - Chuẩn bị bài “ Bài tập và thực hành 3”
 6. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • doc25.doc