Giáo án Tin học 9 - Học kì 2 - Ngô Dương Khôi

GV: màu sắc trên trang chiếu có tác dụng gì?

GV: Cho học sinh quan sát một số màu nền qua máy chiếu (như SGK).

GV: Cho học sinh nhận xét màu sắc trên các nền.

GV: Cho học sinh tìm vài ví dụ tương phản về màu nền không phù hợp với nội dung. (minh họa bằng máy chiếu)

GV: Theo em màu nền có tác dụng gì?

GV: Cho học sinh quan sát cách tạo màu nền với phần mềm PP trong SGK.

GV: Với PP ta sẽ tạo màu nền như thế nào?

 

doc36 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 9 - Học kì 2 - Ngô Dương Khôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu.
2. Kĩ năng
- Thao tác được trên phần mềm PowerPoint 2003.
- Làm được bài kiểm tra Chương III
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên	
	- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
	- Tài liệu, giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh
	- Vở ghi, tài liệu.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức của chươngIII
GV dùng hệ thống câu hỏi để giúp HS ôn tập.
G. Hãy nêu 1 vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
H. Trả lời
1. 1 vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu:
1. Tạo các bài trình chiếu phục vụ cho cuộc họp, hội thảo, bài giảng điện tử, bài kiểm tra trắc nghiệm...
2. Tạo các sản phẩm giải trí như abum.
3. Tạo và in các tờ rơi, tờ quảng cáo v.v
GV. Cách Khởi động phần mềm PowerPoint?
HS. Trả lời
 GV. Cách chèn thêm trang chiếu mới?
HS. Trả lời
GV. Chọn mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu? 
HS. Trả lời
2. Cách Khởi động phần mềm PowerPoint?
 + Cách 1: 
Chọn lệnh Start à All Program à Microsoft PowerPoint2003
 + Cách 2: 
Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
3. Chèn thêm trang chiếu mới: Insert à New Slide
4. Chọn mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu: Format à slide Layout. 
GV. Các bước tạo bài trình chiếu ?
HS. Trả lời theo nhóm
5. Các bước tạo bài trình chiếu :
Gồm nhiều bước và được thực hiện theo trình tự sau :
a/ Chuẩn bị nội dung cho bài chiếu.
b/ Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu.
c/ Nhập và định dạng nội dung văn bản.
d/ Thêm các hình ảnh minh họa.
e/ Tạo hiệu ứng chuyển động.
 f/ Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu.
GV.Cách tạo màu nền cho trang chiếu ?
HS. Trả lời theo nhóm
6. Tạo màu nền cho trang chiếu :
- B1 : Chọn trang chiếu trong ngăn bên trái (ngăn Slide).
- B2 : Chọn lệnh Format à Background.
- B3 : Nháy nút và chọn màu thích hợp.
- B4 : Nháy nút Apply trên hộp thoại.
( nếu nháy nút Apply to all ở b4 thì màu nền sẽ áp dụng cho toàn bộ trang chiếu)
GV. Cách định dạng nội dung văn bản ?
1 HS. Trả lời 
7. Định dạng nội dung văn bản.
B1 : Chọn phần văn bản muốn định dạng.
B2 : Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
F Cách định dạng nội dung văn bản trong PPt tương tự như trong phần mềm Word.
G. Sử dụng mẫu bài trình chiếu?
1 H. Trả lời
8. Sử dụng mẫu bài trình chiếu
Các bước thực hiện mẫu bài trình chiếu:
- Mở 1 file PPt đã tạo trước
- Xuất hiện các mẫu bài trình chiếu : Nháy nút Design trên thanh công cụ.(Formatà slide design)
- Áp dụng mẫu bài trình chiếu có sẵn cho các trang chiếu :
B1 : Nháy nút mũi tên bên phải mẫu.
B2 : Nháy Apply to Selected Slides (áp dụng cho các trang chiếu đã chọn) hoặc Apply to all Slides (áp dụng cho tất cả các trang chiếu).
GV. Cách thao tác chèn hình ảnh vào trang chiếu?
HS. Trả lời theo nhóm
9. Cách thao tác chèn hình ảnh vào trang chiếu:
+ Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
+ Chọn lệnh Insert à Picture à From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
+ Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.
+ Nháy chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert.
G. Cách chèn âm thanh hoặc đoạn phim vào trang chiếu?
1H. Trả lời 
10. Chèn âm thanh hoặc đoạn phim vào trang chiếu:
B1. Chọn trang chiếu cần chèn tập tin âm thanh hay đoạn phim. 
B2. Nhấp chọn Insertà Movies and soundà Sound From File (hoặc movie From file)
B3. Chọn thư mục lưu các tập tin âm thanh hay đoạn phim trong ô Look in
B4. Nháy chọn tập tin cần chèn 
B5. Nháy Insert.
G. Cách chuyển trang chiếu?
H. Trả lời theo nhóm
11. Cách chuyển trang chiếu :
+ Cùng với các kiểu hiệu ứng, ta có thể chọn các tùy chọn sau đây để điều khiển : 
- Thời điểm xuất hiện, tốc độ xuất hiện, Âm thanh đi kèm.
+ Các bước đặt hiệu ứng chuyển trang:
B1: Chọn các slide cần tạo hiệu ứng.
B2: Từ menu Slide Show à Slide Transition
B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp ở ô bên phải.
Chú ý : No Transition (không hiệu ứng) là ngầm định.
+ Có 2 tùy chọn điều khiển việc chuyển trang :
- On mouse click: Chuyển trang kế tiếp sau khi Click chuột.
RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày soạn:...............
Ngày dạy:................. 
Tuần dạy: 29, Tiết 56
KIỂM TRA MỘT TIẾT (CHƯƠNG III)
I. Mục đích yêu cầu:
 1. KiÕn thøc 
 - Qua tiÕt kiÓm tra nh»m ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh trong ch­¬ng III 
 - Gióp häc sinh cñng cè l¹i kiÕn thøc cã hÖ thèng
 2. Kü n¨ng
 - Thùc hiÖn tèt c¸c c©u tr¶ lêi
II. Chuẩn bị:
- Chương trình trắc nghiệm (Máy tính)
Ma trận
Mức độ
Nội Dung
Hiểu 
Biết
Vận dụng
Bài 10
2,15
1,4
11,13
Bài 11
15
3, 6
8,9
Bài 12
5,10
12
7,14
III. Nội dung
Thực hiện thi trắc nghiệm trên máy
Tên đề thi: KT_C3. Phạm vi câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương III.
IV. Quan sát giờ kiểm tra
Giáo viên
Mở chương trình trắc nghiệm (Chú ý: chọn chế độ Enable Macro) trên từng máy. 
Gọi tên từng học sinh vào phòng máy (Nếu thi thì mỗi học sinh ngồi một máy, nếu ôn tập có thể 2, 3 học sinh ngồi trên một máy.)
Học sinh
Vào chổ ngồi theo sự sắp xếp của giáo viên, quan sát trên màn hình thời gian và số câu hỏi mà mình phải hoàn thành.
Sau khi đọc kĩ câu hỏi và đáp án, học sinh Click chọn một trong 4 đáp án (A, B, C, D), học sinh cũng có thể thay đổi việc chọn đáp án theo ý mình.
Trả lời xong một câu hỏi học sinh Click vào nút Tới để chuyển sang câu hỏi khác.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:...............
Ngày dạy:................. 
Tuần dạy: 30, Tiết 57-58
Bài 13. THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số sản phẩm đa phương tiện.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới ở nhà.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
HĐ1: Đa phương tiện là gì?
* GV: 
? Thế nào là đa phương tiện?
? Hãy nêu các ví dụ về truyền thông đa phương tiện và truyền thông đơn phương tiện mà em biết?
? Bài trình chiếu của em với hình ảnh, file âm thanh, đoạn phim, được chèn vào các trang chiếu có phải là sản phẩm đa phương tiện hay không?
* HS: Trả lời
* HS: Nêu các ví dụ về truyền thông đa phương tiện và truyền thông đơn phương tiện.
1. Đa phương tiện là gì?
 Đa phương tiện là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
 Các sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện như: các loại phim (quảng cáo, phim truyện, hoạt hình, phim tài liệu), phần mềm trò chơi,  được gọi là các sản phẩm đa phương tiện.
HĐ2: Một số ví dụ về đa phương tiện:
* GV: Cho HS nêu thêm một số ví dụ về đa phương tiện.
* HS: Nêu thêm một số ví dụ về đa phương tiện.
2. Một số ví dụ về đa phương tiện:
- Bài giảng vừa có âm thanh vừa có hình ảnh, văn bản.
- Trang Web
- Bài trình chiếu
- Từ điển bách khoa đa phương tiện.
- Đoạn phim quảng cáo
- Phần mềm trò chơi 
HĐ3: Ưu điểm của đa phương tiện:
? So với các dạng thông tin truyền thống (thông tin đơn phương tiện) thì các thông tin đa phương tiện có ưu điểm gì? (Đa phương tiện tác động đến người tiếp nhận thông tin như thế nào?)
* HS: Nêu nhận xét.
* HS: Đa phương tiện giúp hiểu thông tin một cách đầy đủ và nhanh hơn, đồng thời thu hút sự chú ý hơn.
3. Ưu điểm của đa phương tiện:
- Thể hiện thong tin tốt hơn.
- Thu hút sự chú ý hơn.
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính.
- Phù hợp với giải trí và dạy học.
HĐ4: Các thành phần của đa phương tiện
? Dựa trên các sản phẩm đa phương tiện mà em đã biết hãy cho biết các thành phần tạo nên sản phẩm đa phương tiện? 
? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa (nêu rõ các thành phần có trong sản phẩm đa phương tiện đó)?
* GV: Giới thiệu sơ lược vị trí, vai trò từng thành phần của đa phương tiện và một số phần mềm, thiết bị được sử dụng để tạo ra các thành phầm đó:
(GV có thể cho HS tự nêu các phần mềm hoặc thiết bị được sử dụng để tạo thông tin theo hiểu biết của HS)
* HS: Các thành phần của đa phương tiện gồm: văn bản, hình ảnh, ảnh tĩnh, ảnh động âm thanh, phim (đoạn phim), các tương tác...
* HS: Lấy ví dụ.
- Một số phần mềm chuyên dụng để tạo ra font chữ: FontCreator, Fonttographer, Metafont, 
- Một số phần mềm chuyên dụng để ghi lại, xử lí và phát lại âm thanh như Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder, 
- Có thể sử dụng các phần mềm đồ họa như: Corel Draw, Photoshop 
- Có thể tạo ảnh động từ các ảnh tĩnh bằng các phần mềm ghép ảnh như Windows Movie Maker, Adobe Flash, 
- Phim được quay bằng máy quay phim kỹ thuật số.
4. Các thành phần của đa phương tiện
a/ Văn bản (text) là dạng thông tin cơ bản quan trọng nhất trong biểu diễn thông tin. Với sự phát triển của CNTT, nhiều font chữ phong phú đã được tạo ra.
b/ Âm thanh (sound): là thành phần rất điển hình của đa phương tiện.
c/ Ảnh tĩnh: là tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d/ Ảnh động (animation): là sự kết hợp của nhiều ảnh tĩnh trong những khoảng thời gian ngắn.
e/ Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và có thể được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin.
HĐ5: Ứng dụng của đa phương tiện:
* GV: Cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi sau:
?. Em hãy cho biết đa phương tiện được ứng dụng trong những lĩnh vực (hay ngành nghề) nào của cuộc sống ở quanh em mà em biết? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa?
HĐ5: * HS: Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi của GV.
HS các nhóm trình bày. 
5. Ứng dụng của đa phương tiện:
Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như giáo dục, y tế, khoa học, thương mại, nghệ thuật, quản lí xã hội.
IV. Hướng dẫn HS học ở nhà
- Nắm được các nội dung trong phần ghi nhớ. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau bài học.
- Sưu tầm một số sản phẩm đa phương tiện trên Internet có liên quan đến lĩnh vựa giáo dục và nghệ thuật.
- Đọc trước bài 14: “Làm quen với phần mềm tạo ảnh động”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:...............
Ngày dạy:................. 
Tuần dạy: 31

File đính kèm:

  • docGIAO AN TIN 9 HK2 20142015.doc