Giáo án Tin học 7 - Tuần 1 - Dương Phước Giàu

GV: Trong chương trình lớp 6 chúng ta đã học Word, các em nhớ lại xem màn hình của Word gồm những thành phần gì?

GV: Giới thiệu màn hình làm việc của Excel và các thành phần có trên đó.

GV: trong bảng tính thì có thể xử lí bao nhiêu kiểu dữ liệu? Kể vài kiểu em biết?

GV: Giới thiệu về khả năng tính toán và sử dụng hàm hàm có sẵn : khả năng tính toán tự động, khả năng cập nhật kết quả khi dữ liệu vào thay đổi

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tuần 1 - Dương Phước Giàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Tuần: 01 .	Tiết : 01	- Ngày soạn: 15/8/2013
Bài 1: Chương Trình Bảng Tính Là Gì?
I - Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập.
- Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ ô
- Quan sát, phân biệt những loại dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng tính.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Sách tham khảo
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà, sách, vở.
III - Phương pháp
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
IV - Tiến trình bài giảng
1 - Ổn định: Kiểm tra sĩ số (1’)
2 - Kiểm tra bài cũ: (không)
3 - Bài mới 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng (26’)
GV: Trong thực tế em thấy những dữ liệu nào được trình bày dưới dạng bảng?
? Theo em tại sao một số trường hợp thông tin lại được thể hiện dưới dạng bảng?
GV: Đưa ra ví dụ: Hình 1 SGK – Em thấy gì?
GV : nhận xét, bổ sung
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 – 4. Em thấy cách trình bày như thế nào?
GV: Đưa ra kết luận cũng là khái niệm về Chương trình bảng tính.
HS: Bảng điểm, thời khóa biểu, danh sách....
HS: để tiện cho việc theo dõi, sắp xếp, tính toán, so sánh
HS : ghi chép
HS: dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng theo dòng và cột
- lắng nghe.
HS: đẹp, rõ ràng
HS: Lắng nghe và ghi chép.
1. Bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
- Thông tin thể hiện dưới dạng bảng để tiện cho việc theo dõi, sắp xếp, tính toán, so sánh
- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
Hoạt động 2: chương trình bảng tính (20’)
GV: Trong chương trình lớp 6 chúng ta đã học Word, các em nhớ lại xem màn hình của Word gồm những thành phần gì?
GV: Giới thiệu màn hình làm việc của Excel và các thành phần có trên đó.
GV: trong bảng tính thì có thể xử lí bao nhiêu kiểu dữ liệu? Kể vài kiểu em biết?
GV: Giới thiệu về khả năng tính toán và sử dụng hàm hàm có sẵn : khả năng tính toán tự động, khả năng cập nhật kết quả khi dữ liệu vào thay đổi
GV: Giới thiệu về khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu của chương trình : bảng tính cpn2 hỗ trợ sắp xếp dữ liệu tăng hay giảm (danh sách lớp), lọc dữ liệu theo tiêu chí nào đó (lọc ra HS có điểm tin học la 10).
GV: Ngoài ra chương trình bảng tính còn có khả năng tạo các biểu đồ : nhằm thể hiện dữ liệu một cách trực quan
HS: Trả lời câu hỏi.
HS: lắng nghe,ghi chép.
HS: nhiều kiểu, ghi chép
- HS: Lắng nghe và ghi chép.
- HS: Nghe và ghi chép.
2. Chương trình bảng tính
a) Màn hình làm việc
- Các bảng chọn.
- Các thanh công cụ.
- Các nút lệnh.
- Cửa sổ làm việc chính.
b) Dữ liệu
- Dữ liệu số và dữ liệu văn bản.
c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
- Tính toán tự động.
- Tự động cập nhật kết quả.
- Các hàm có sẵn.
d) Sắp xếp và lọc dữ liệu
- Sắp xếp theo các tiêu chuẩn khác nhau.
- Lọc riêng được các nhóm dữ liệu theo ý muốn.
e) Tạo biểu đồ
- Chương trình bảng tính có các công cụ tạo biểu đồ phong phú.
4- Củng cố (5’)
- Nhắc lại một số đặc trưng của chương trình bảng tính (dữ liệu, khả năng tính toán....)
5- Dặn dò (1’)
- Học lý thuyết, đọc trước phần 3, 4. Trả lời:
+ Màn hình làm việc của Excel gồm những gì? Giống và khác Word thế nào ?
+ Các kiểu dữ liệu thường dùng trong Excel gồm những gì?
+ Cách nhập dữ liệu, cách gõ chữ Việt
- Tuần: 01 .	Tiết : 02	- Ngày soạn: 15/8/2013
Bài 1: Chương Trình Bảng Tính Là Gì? (tt)
I - Mục tiêu
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
- Hiểu rõ các khái niệm hàng, cột, địa chỉ ô tính.
- Biết cách nhập, sửa, xoá dữ liệu.
- Biết cách di chuyển trên trang tính.
- Thành thạo các thao tác.
- Tập trung cao độ, nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo trình, SGK
2. Học sinh: Kiến thức, sách, vở, học bài củ và xem bài mới
III - Phương pháp
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
IV - Tiến trình bài giảng
1 - Ổn định: kiểm tra sĩ số (1’)
2 - Kiểm tra bài cũ (5’)
Bảng tính là gì? Các khả năng trong chương trình bảng tính
3 - Bài mới (37’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính: (18’)
GV: giới thiệu màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
? Chỉ ra các thành phần chình trên màn hình làm việc ?
? So sánh các thành phần trong Excel và Word ?
GV : giới thiệu thanh công thức, trang tính, ô tính.
HS: Quan sát và ghi chép.
HS: thanh công thức, các bảng chọn, trang tính, ô tính
HS : nhớ lại kiến thức và trả lời
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
- Thanh công thức: Nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
- Bảng chọn Data: Các lệnh để xử lí dữ liệu.
- Trang tính: Các cột và hàng làm nhiệm vụ chính của bảng tính.
+ Ô tính: Vùng giao nhau giữa cột và hàng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương thức nhập dữ liệu vào bảng (19’)
Yêu cầu HS đọc bài.
GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh các cách nhập và sửa sữ liệu trên trang tính.
GV: Giới thiệu 2 cách di chuyển trên trang tính.
- Hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác trên máy tính.
? Ở lớp 6, các em đã biết soạn văn bản, vậy cách gõ chữ Việt như thế nào?
GV : nhận xét : trong Excel thì cách gõ chữ Việt giống như Word
HS: Nghe, và ghi chép.
HS: Quan sát và ghi chép.
- Thực hành trên máy tính
HS : trả lời
4. Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu
- Nhập: Nháy chuột chọn ô và nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
- Sửa: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa và thực hiện thao tác sửa như với Word.
b) Di chuyển trên trang tính
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c) Gõ chữ Việt trên trang tính
có hai kiểu gõ phổ biến là TELEX, và VNI, qui tắc gõ giống trong Word
4 - Củng cố
- Nhắc lại các thành phần trên màn hình làm việc của Excel.
- Nhắc lại cách di chuyển trên trang tính
- Nhắc lại cách nhập và sửa dữ liệu
5- Dặn dò:
- Học lý thuyết, chuẩn bị trước cho bài thực hành. Yêu cầu đọc trước nội dung. Chú ý:
+ Cách khởi động Excel, nhận biết các thành phần
+ Cách thoát khỏi Excel.
+ Cách lưu kết quả trang tính.

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc
Giáo án liên quan