Giáo án Tin học 7 - Trần Thị Bích Ngọc

MỤC LỤC

Chương I BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ 1

Tiết 1, 2 : CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ? 1

Tiết 3,4: Bài thực hành 1:LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL. 3

Tiết 5, 6: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 5

Tiết 7, 8: Bài thực hành số 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRANG TÍNH 7

Tiết: 9, 10, 11 & 12 LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING TEST 9

Tiết 13, 14: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH 11

Tiết 15,16 Bài thực hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM 13

Tiết 17, 18: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN 14

Tiết 19, 20: Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM 16

Tiết 21: BÀI TẬP 17

Tiết: 23,24,25 & 26 HỌC ĐỊA LÝ THẾ GIỚI VỚI EARTH EXPLORER 18

Tiết 27, 28: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH 20

Tiết 29, 30: Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM 23

Tiết 31, 31a: BÀI TẬP 24

Tiết 33, 34: ÔN TẬP HỌC KỲ I 25

Tiết 37, 38 - Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH 26

Tiết 37, 38 - Bài thực hành 6: TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM LỚP EM 28

Tiết 41, 42: TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH 29

3. Về nhà làm bài tập 3, xem trước nội dung bài thực hành 7Tiết 43, 44: Bài thực hành 7: IN DANH SÁCH LỚP EM 30

Tiết 43, 44: Bài thực hành 7: IN DANH SÁCH LỚP EM 31

Tiết 45, 46: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU 32

Tiết 47, 48: Bài thực hành 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI 34

Tiết 49, 50, 51, 52: HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH 36

Tiết 53: BÀI TẬP 38

Tiết 55, 56: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ 39

Tiết: 56 & 57 Bài Thực hành : TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA 41

Tiết 59, 60, 61, 62: HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA 42

Tiết 63, 64: THỰC HÀNH TỔNG HỢP 44

Tiết 67, 68: ÔN TẬP HỌC KỲ II 45

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 7 - Trần Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới bằng số hàng, cột em chọn
* Câu hỏi: Chọn 1 cột, 1 hàng rồi nhấn phím Delete em có xóa được hàng và cột đó không? Em chỉ xóa được gì?
- GV nêu cách xóa cột, hàng và cho ghi vào vở 
- GV dặn dò HS học thuộc nghĩa từ tiếng anh sẽ áp dụng dễ dàng hơn.
HS quan sát
HS trả lời
HS ghi vở
HS trả lời
HS ghi vở
HS trả lời
Ghi vở
HS chú ý
2. Chèn thêm cột và hàng:
a) Chèn cột:
B1: Nháy chọn 1 cột
B2: Vào Insert Columns
* Cột mới được chèn phía bên phải của cột chọn
b) Chèn hàng:
B1: Nháy chọn 1 hàng
B2: Vào Insert Rows
* Hàng mới được chèn phía bên trên của hàng chọn
Chú ý: Số cột, số hàng mới được chèn đúng bằng số cột, số hàng em đã chọn.
3. Xóa cột hoặc hàng:
B1: Chọn cột, hàng cần xóa
B2: Vào Edit Delete
Hoạt động 4: Thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu
HĐ giáo viên
HĐ học sinh
Nội dung
GV: yêu cầu HS nhắc lại thao tác sao chép văn bản.
- Cho HS quan sát hình 43 và nêu thao tác sao chép:
+ Kết quả sẽ hiển thị bắt đầu từ ô đầu tiên của ô đích
+ nếu 1 ô chọn mà nhiều ô đích thì kết quả sẽ hiển thị trong mọi ô đích.
* Tương tự các bước như sao chép nhưng khi chọn nội dung ta sử dụng công cụ Cut thay cho công cụ .
- Khi di chuyển thì nội dung ở ô ban đầu sẽ bị xóa.
HS trả lời
HS quan sát
Lắng nghe
HS lắng nghe
4. Sao chép và di chuyển dữ liệu:
a) Sao chép nội dung ô tính:
B1: Chọn ô, các ô cần sao chép
B2: nháy nút Copy (Ctrl+C)
B3: Chọn ô đích cần đưa thông tin sao chép vào.
B4: Nháy nút Paste (Ctrl+V)
Chú ý: 
- Bỏ đường biên sau khi sao chép: nhấn phím ESC
b) Di chuyển nội dung ô tính:
B1: Chọn ô, các ô cần di chuyển
B2: nháy nút Cut (Ctrl+X)
B3: Chọn ô đích cần đưa thông tin di chuyển vào.
B4: Nháy nút Paste (Ctrl+V)
Hoạt động 5: Thao tác sao chép và di chuyển công thức
HĐ giáo viên
HĐ học sinh
Nội dung
* Ngoài dữ liệu em còn có thể sao chép công thức. Khi đó các địa chỉ ô và khối có trong công thức được điều chỉnh thích hợp một cách tự động để cho các kết quả tính toán đúng.
a/ Sao chép nội dung các ô có công thức
GV cho học sinh xét ví dụ minh hoạ hình 45a, 45b 
GV minh hoạ cho HS thấy lợi ích của việc sao chép công thức:
+ Khi sao chép thì công thức sẽ được sao chép tương ứng. VD cho HS rõ 
- Cho HS ghi vở
b/ Di chuyển nội dung các ô có công thức
GV hướng dẫn học sinh làm tương tự như sao chép.
- Cho HS ghi vở
* Lấy 2 VD để giải thích để HS phân biệt được sao chép và di chuyển công thức.
+ Sao chép: công thức sẽ biến đổi tương ứng.
+ Di chuyển: Công thức sẽ được lấy nguyên vẹn từ ô chọn
* Cho vài ví dụ để HS thực hiện
* Nếu em làm sao cách nhanh nhất để lấy lại trạng thái ban đầu, không cần xóa em làm gì?
- GV: chốt lại cho HS ghi vở
HS chú ý
HS quan sát
HS chú ý
HS ghi vở
HS quan sát
HS chú ý
HS thực hiện
HS trả lời
HS ghi vở
5. Sao chép công thức:
a) Sao chép nội dung các ô có công thức:
- Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
VD: ô A2: = B3 + C4
Sao chép D5: = E6 + F7
Lưu ý: Khi chèn, xóa hàng, cột làm thay đổi địa chỉ của ô nhưng công thức vẫn được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối so với ô đích.
b) Di chuyển nội dung các ô có công thức:
- Khi di chuyển công thức sẽ được giữ nguyên, không bị điều chỉnh.
VD: ô A2: = B3 + C4
Di chuyển D5: = B3 + C4
Chú ý: Để khôi phục lại trạng thái ban đầu nhấn: Undo (Ctrl + Z)
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò:
Cách điều chỉnh hàng cột
Các bước chèn cột, chèn hàng, xóa cột, xóa hàng;
Phân biệt thao tác sao chép, di chuyển;
Phân biệt sao chép công thức, di chuyển công thức bằng địa chỉ.
Tiết 29, 30: Bài thực hành 5:	CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM
I. Mục tiêu:
- Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính.
- Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu, sách, màn hình và máy vi tính (nếu có) hoặc hình ảnh minh hoạ.
- Học sinh: sách, tập, viết.
III. Tiến trình dạy học:
	1- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
	2- KTBC: KT trong khi thực hành
	3- Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Bài tập 1: Điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng, chèn thêm hàng và cột, sao chép và di chuyển dữ liệu
GV hướng dẫn HS thực hành theo SGK
Bài tập 2: Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn thêm cột mới
GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo SGK
Bài tập 3: Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu
GV hướng dẫn học sinh tạo dữ liệu và thực hiện sao chép như SGK
Bài tập 4: Thực hành và điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK
HS nhớ lại các theo tác đã học và thực hiện các bài tập
HS làm theo hướng dẫn GV
HS thảo luận nhóm tìm hiểu SGK và giải bài tập
HS làm theo hướng dẫn và tự thảo luận nhóm để giải bài tập
V. Tổng kết:
- Kiểm tra kết quả của một số nhóm
- Về xem lại bài thực hành học lại bài lý thuyết và xem nội dung bài mới
- Xem lại các bài tập và chuẩn bị làm bài tập, tiết 32, 32a kiểm tra thực hành
Tiết 31, 31a:	 	 	 BÀI TẬP	 	 	
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh giải một số bài tập của các bài đã học
- Ôn tập lại về các thao tác với bảng tính, cách sử dụng công thức và hàm.
- Các thao tác điều chỉnh, chèn, xoá cột hoặc hàng
II. Phương pháp:
	-.Đặt vấn đề học sinh thảo luận nhóm, giải bài tập, thuyết trình và vấn đáp
III. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Sách, giáo án, màn hình và máy vi tính (nếu có)
	- Học sinh: sách, tập, viết.
IV. Nội dung:
	1- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
	2- KTBC: Trình thao tác xoá cột, chèn cột hoặc hàng
3- Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
-GV hướng dẫn lại một số bài tập chưa giải xong. Ôn tập lại một số thao tác với bảng tính
GV có thể cho thêm một số bài tập để học sinh giải hoặc cho học sinh đặt câu hỏi những phần nào chưa hiểu
GV cho hs đặt câu hỏi
1. Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức
2. Nêu các thao tác có thể thực hiện được với các ô tính, khối, hàng và cột.
3. Trong ô E10 có công thức =A1+B3. Công thức sẽ được điều chĩnh như thế nào nếu
a/ Sao chép ô E10 vào ô G12
b/ Sao chép ô E10 vào ô G3
c/ Sao chép ô E10 vào ô E3
d/ Di chuyển ô E10 sang ô G12
-HS nhớ lại những kiến thức đã học để giải một số bài tập
HS trả lời
HS thảo luận nhóm trả lời
HS tìm hiểu và trả lời
-Ôn tập kiến thức chung
- Cập nhật kết quả tính toán
V. Tổng kết:
- Kiểm tra kết quả của một số nhóm
- Về xem lại bài thực hành học lại bài lý thuyết và xem nội dung bài mới
- Xem lại tất cả các bài tập đã giải chuẩn bị tiết 32, 32a kiểm tra thực hành
Tiết 33, 34:	 	 	 ÔN TẬP HỌC KỲ I 	 	
I. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Nắm lại các kiến thức đã được học trong học kỳ I
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng tính, các thao tác với bảng tính.
II. Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức.
1. Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?
- Định nghĩa chương trình bảng tính.
- Các kiểu dữ liệu, cách hiển thị dữ liệu.
- các khả năng của chương trình bảng tính.
- Nhập dữ liệu, sửa dữ liệu.
- Mở, lưu, thoát khỏi chương trình bảng tính.
- Thanh tiêu đề, thanh công cụ, căn lề, đậm nghiêng, đặt lề giấy.
2. Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
- Bảng tính chứa nhiều trang tính(3 sheet)
- Trang tính được kích hoạt
- Hộp tên, địa chỉ ô tính VD: G7
- Công dụng của cách sử dụng địa chỉ ô tính, thanh công thức, ô tính.
- Chọn ô, chọn khối, chọn hàng, chọn cột, chọn cùng một lúc.
3. Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính.
- Các phép toán: +, - , *, /, ^, %, ( ).
- Nhập công thức.
4. Bài 4: Sử dụng hàm để tính toán.
- Các hàm cơ bản: SUM, AVERAGE, MIN, MAX
- Ví dụ. về bài phép so sánh A5>B3 với A5=5; B3=8 cho kết quả Đ hoặc S
5. Thao tác với bảng tính.
- Điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng. Cách điều chỉnh để vừa khít với dữ liệu
- Nếu không vừa khít thì dữ liệu chữ thế nào, dữ liệu số thế nào?
- Chèn cột
- Chèn hàng
- Xóa hàng và cột
- sao chép và di chuyển dữ liệu
- Sao chép và di chuyển công thức
- Để khôi phục lại trạng thái ban đầu.
6. Luyện gõ phím nhanh bằng TYPING TEST 
- Mục đích.
- Gồm 4 trò chơi.
7. Học địa lý thế giới với EARTH EXPLORER.
- Mục đích: xem và tra cứu bản đồ thế giới
Hoạt động 2: Bài tập, thực hành
Giải các bài tập SGK, SBT.
Ra bài tập cho HS giải và thực hành
HĐ3: Dặn dò:
Học bài, chuẩn bị bài tốt để tuần sau kiểm tra học kỳ I
Tiết 35, 36 thi học kỳ I
Tiết 37, 38 - Bài 6: 	ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH 	
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Học sinh nắm được các thao tác, trình tự định dạng trang tính.
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ
- Biết thực hiện căn lề trong ô tính;Biết tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số;
- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
- Biết mục tiêu, thẫm mĩ khi trình bày một trang bảng tính.
3. Về tư duy và thái độ:
- HS phải biết cách thực hiện nhanh nhất, biết vận dụng những vấn đề đã học vào trong bài tập
- Thái độ học tập nghiêm túc.
II. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Định dạng font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Chức năng chính của CTBT là hổ trợ tính toán. Giống như Word, chúng ta có các công cụ phong phú giúp ta trình bày trang tính...Các công cụ này được gọi với tên chung là công cụ định dạng.
1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ
 Em có thể định dạng văn bản hoặc số trong các ô tính với phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau.
 - GV cho HS quan sát hình 52
Hãy nhắc lại các cách định dạng trong chương trình soạn thảo văn bản Word
a/ Thay đổi phông chữ
GV cho HS quan sát hình 53 và cho biết cách thay đổi phông chữ.
GV hướng dẫn HS cách thay đổi phông chữ và thực hiện minh hoạ.
* Hướng dẫn hs cách sử dụng VietKey hoặc Unikey
b/ Thay đổi cỡ chữ
GV cho HS quan sát hình 54 và cho biết cách thay đổi cỡ chữ.
GV hướng dẫn HS cách thay đổi cỡ chữ và thực hiện minh hoạ.
c/ Thay đổi kiểu chữ
GV cho HS quan sát hình 55 và cho biết cách để định dạng các kiểu chữ
GV hướng dẫn và minh hoạ cho HS cách định dạng các kiểu chữ đậm, nghiêng và gạch chân
Hs chú ý
Hs 

File đính kèm:

  • docgiao an tin 7 tron bo.doc
Giáo án liên quan