Giáo án Tin học 7 - Tiết 1, Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? - Nguyễn Hữu Khoa
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết bảng là tập hợp các ô tạo ra do sự giao nhau của cột và hàng.
- Học sinh hiểu và nhận thấy được nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng trong thực tiễn hiện nay.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết chương trình bảng tính là gì; biết một số chức năng chính của chương trình bảng tính.
1.2. Kĩ năng:
• Hs thực hiện được:
- Về kĩ năng liên hệ đến thực tiển cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu Sgk, quan sát, lắng nghe.
• Hs thực hiện thành thạo:
- Về kĩ năng liên hệ đến thực tiển cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu Sgk, quan sát, lắng nghe.
1.3. Thái độ:
• Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
• Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Tuần 01 - Tiết 01 Ngày dạy: 18/08/2014 BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết bảng là tập hợp các ô tạo ra do sự giao nhau của cột và hàng. - Học sinh hiểu và nhận thấy được nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng trong thực tiễn hiện nay. * Hoạt động 2: - Học sinh biết chương trình bảng tính là gì; biết một số chức năng chính của chương trình bảng tính. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Về kĩ năng liên hệ đến thực tiển cuộc sống. - Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu Sgk, quan sát, lắng nghe. Hs thực hiện thành thạo: - Về kĩ năng liên hệ đến thực tiển cuộc sống. - Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu Sgk, quan sát, lắng nghe. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng. - Giới thiệu về chương trình bảng tính. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Sách vở theo yêu cầu bộ môn, đọc trước bài mới ở nhà. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. (3p) Kiểm tra sách vở của học sinh đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của bộ môn hay chưa. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng. (12p) Gv: Em nào có thể cho thầy một ví dụ về việc trình bày văn bản bằng bảng ? Hs: Danh bạ điện thoại, địa chỉ, BC kết quả học tập cá nhân Gv: Nhận xét câu trả lời của HS. Ngoài việc trình bày thông tin trực quan, cô đọng, dễ so sánh, chúng ta còn có nhu cầu sử dụng bảng để thực hiện các công việc xử lý thông tin như tính toán, tổng hợp, thống kê số liệu. Gv: Đưa ra ví dụ Bảng điểm lớp em. ? Em nào có thể cho thầy biết bạn nào có điểm trung bình cao nhất, bạn nào có điểm trung bình thấp nhất? Hs: Quan sát và trả lời. Gv: Nhận xét câu trả lời của học sinh và tổng kết lại Hs: Nghe giảng, ghi chép. Gv: Nếu có nhu cầu vẽ biểu đồ để minh họa thì kết quả thế nào? Hs: Sử dụng biểu đồ sẽ cho kết quả trực quan hơn. Gv: Từ các số liệu trong các bảng, đôi khi người ta còn có nhu cầu vẽ các biểu đồ để minh họa trực quan cho các số liệu ấy để dễ so sánh, dự đoán và phân tích. Vậy em nào có thể tổng kết lại cho thầy những công dụng của việc trình bày dữ liệu dạng bảng. Hs: - Cô đọng, dễ hiểu, dễ so sánh - Thực hiện các nhu cầu tính toán( tính tổng, trung bình cộng, xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất) - Có thể tạo biểu đồ từ các số liệu trên bảng để đánh giá một cách trực quan, nhanh chóng. 1. Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng. - Bảng là tập hợp các ô tạo ra do sự giao nhau của cột và hàng. Ví dụ 1: (Sgk) Ví dụ 2: (Sgk) Ví dụ 3: (Sgk) - Nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng: + Thông tin trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh + Thực hiện các nhu cầu tính toán( tính tổng, trung bình cộng, xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất,) + Có thể tạo biểu đồ từ các số liệu tương ứng để đánh giá một cách trực quan, nhanh chóng. Hoạt động 2: Giới thiệu về chương trình bảng tính. (20p) Gv: Đặt ra tình huống: Nếu bảng điểm được lập trên giấy thì khi có sự thay đổi số liệu, bảng điểm sẽ như thế nào? Hs: Sẽ bị tẩy xóa rất bẩn, nhìn rất rối, không rõ ràng đồng thời phải tính toán lại rất mất công. Gv: Nhận xét và kết luận: Nhưng nếu chúng ta sử dụng chương trình bảng tính thì tất cả các vấn đề trên đều được khắc phục. Gv: Vậy em nào có thể cho thầy biết chương trình bảng tính là gì? Hs: Trả lời. Gv: Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một số tính năng cơ bản chung. HS: Nghe giảng, ghi chép. Gv: Theo các em trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính thường có cái gì? Hs: Bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh và màn hình làm việc. Gv: Vậy các em hãy nêu sự khác biệt giữa màn hình làm việc của chương trình bảng tính so với màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word? Hs: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính khác với màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word là nó được trình bày dưới dạng bảng và chia thành các hàng và các cột. Gv: Các em hãy liệt kê các kiểu dữ liệu được lưu giữ trong bảng tính sau đây. Hs: Kiểu kí tự, kiểu số Gv: Chương trình bảng tính cung cấp công cụ để em có thể thực hiện một cách tự động công việc tính toán, cập nhật tự động kết quả khi dữ liệu ban đầu thay đổi mà không cần tính toán lại. Ngoài ra, chương trình bảng tính còn cung cấp các hàm có sẳn đặc biệt hữu ích để sử dụng khi tính toán. Hs: Quan sát, lắng nghe. Gv: Một tính năng nữa của chương trình bảng tính là khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu. Vd: Cho học sinh quan sát ví dụ về sắp xếp và lọc dữ liệu. Hs: Lắng nghe, ghi chép Gv: Ngoài ra chương trình bảng tính có có 1 tính năng khác mà ta đã trình bày ở phần trước là có thể tạo biểu đồ từ số liệu có sẵn. Hs: Nghe giảng Gv: Em hãy cho thầy biết công dụng của việc tạo biểu đồ trong chương trình bảng tính? Hs: Hỗ trợ tạo biểu đồ giúp cho việc so sánh, đánh giá, thống kê, dự đoán số liệu. Gv: Em có thể trình bày dữ liệu dạng bảng theo nhiều cách khác nhau, dễ dàng thêm hoạc xóa các hàng, ? Chương trình bảng tính là gì: Là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu đã có trong bảng. 2. Chương trình bảng tính. a. Màn hình làm việc. + Các bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh và cửa sổ làm việc chính.. + Cửa sổ làm việc chính được trình bày dưới dạng bảng và chia thành các hàng và các cột. b. Dữ liệu: Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lý nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Trong đó có dữ liệu số, dữ liệu văn bản. c. Khả năng tính toán và sử dụng các hàm có sẳn. + Tự động tính toán, khả năng thực hiện các phép toán từ đơn giản đến phức tạp một cách chính xác. + Cung cấp các hàm có sẳn Vd: Hàm tính tổng, hàm tính trung bình cộng. d. Sắp xếp và lọc dữ liệu: + Sắp xếp và lọc dữ liệu theo những tiêu chuẩn khác nhau mà không ảnh hưởng tới các dữ liệu ban đầu. e. Tạo biểu đồ: + Hỗ trợ tạo biểu đồ giúp cho việc so sánh, đánh giá, thống kê, dự đoán số liệu. Tổng kết. (5p) - Chương trình bảng tính là gì? - Em hãy nêu những khả năng của chương trình bảng tính mà em biết? Hướng dẫn học tập. (3p) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay. - Làm các bài tập trong SGK, tìm hiểu thêm những khả năng chương trình bảng tính mang lại. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước mục 3 và mục 4 để chuẩn bị bài cho tiết sau. - Xem trước hình 6: Màn hình làm việc của Excel. 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
File đính kèm:
- Tin 7Tiet 1.doc