Giáo án Tin học 6 - Tuần 8 - Mai Duy Khánh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
– Phát biểu được công dụng của chương trình Solar System 3D Simulator
– Trình bày được quá trình khởi động và thoát khỏi phần mềm Solar System 3D Simulator.
2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện được các thao tác :
– Khởi động và thoát khỏi chương trình Solar System 3D Simulator.
– Điều khiển các nút lệnh của chương trình để tìm hiểu phần mềm Solar System 3D Simulator.
3. Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới.
Tiết 15 BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Phát biểu được công dụng của chương trình Solar System 3D Simulator Trình bày được quá trình khởi động và thoát khỏi phần mềm Solar System 3D Simulator. 2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện được các thao tác : Khởi động và thoát khỏi chương trình Solar System 3D Simulator. Điều khiển các nút lệnh của chương trình để tìm hiểu phần mềm Solar System 3D Simulator. 3. Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1). Chuẩn bị phòng máy. 2. Học sinh: Ôn bài cũ. Xem bài mới: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI” III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài: Hiện tượng nguyệt thực, nhật thực là gì? Làm thế nào để quan sát được trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời? Giới thiệu bài mới: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI” HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN GIÁO VIÊN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SOLAR SYSTEM 3D SIMULATOR - Hãy cho biết sự chuyển động giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất? à Giới thiệu phần mềm Solar Sytem 3D Simulator. – Phần mềm Solar Sytem 3D Simulator là chương trình mô phỏng Hệ Mặt Trời. – Khung chính của màn hình gồm: + Mặt trời màu lửa rực lửa nằm ở trung tâm. + Các hành tinh khác nằm ở các vĩ đạo khác nhau. + Mặt trăng chuyển động quanh trái đất. – Lưu ý: Mới đây Hiệp hội Thiên Văn quốc tế đã thống nhất để phân loại và xác định một thiên thể có phải là một hành tinh hay không. Theo tiêu chí mới thì thiên thể Diêm Vương không còn là hành tinh trong Hệ Mặt Trời à Hệ Mặt Trời chỉ còn 8 hành tinh - Hãy trình bày cách khởi động chương trình. - Trình bày cách khởi động chương trình. – Trình bày các nút lệnh dùng điều khiển khung nhìn hệ mặt trời để quan sát. – Click chuột chọn các nút lệnh trong màn hình phần mềm: điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn, tốc độ chuyển động các hành tinh – Thông tin chi tiết sẽ hướng dẫn chúng ta biết được: đường kính, khối lượng, quỹ đạo, thời gian quay một vòng, tốc độ quay trung bình, độ lệch tâm, độ nghiêng, thời gian một ngày trên hành tinh, nhiệt độ, tỷ trọng của các hành tinh. – Mặt trời đứng yên, trái đất quay xung quanh mặt trời, mặt trăng chuyển động quanh trái đất. – Lắng nghe – Ghi vở - Trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của chương trình – Quan sát – Ghi vở I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM: 1) Công dụng: – Phần mềm Solar Sytem 3D Simulator là chương trình mô phỏng Hệ Mặt Trời. 2) Màn hình giao diện: + Mặt trời màu lửa rực lửa nằm ở trung tâm. + Các hành tinh khác nằm ở các vĩ đạo khác nhau: Trái đất (Earth), Sao Hải Vương (Neptune) , sao Thủy (Mercury), sao Hỏa (Mars), sao Thổ (Saturn), sao Kim (Venus), sao Mộc (Jupiter), Sao Thiên Vương (Uranus) + Mặt trăng chuyển động quanh trái đất. II. CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN: 1) Khởi động chương trình Nháy đúp chuột lên biểu tượng 2) Các nút lệnh điều khiển: + Nút Orbits: hiện/ ẩn quỹ đạo chuyển động. + Nút View: chọn vị trí thích hợp. + Thanh cuốn Zoom: phóng to/ thu nhỏ khung nhìn. + Thanh cuốn Speed: thay đổi tốc độ chuyển động các hành tinh. + Các nút: , dùng nâng lên hoặc hạ xuống vị trí quan sát. + Các nút: , , , dịch chuyển toàn khung nhìn theo các hướng. + Nút chuyển về vị trí mặc định chương trình. + Nút xem thông tin chi tiết các vì sao. IV. DẶN DÒ: – Học bài, xem trước bài mới V. ĐÁNH GIÁ – RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 16 BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Phát biểu được công dụng của chương trình Solar System 3D Simulator Trình bày được quá trình khởi động và thoát khỏi phần mềm Solar System 3D Simulator. 2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện được các thao tác : Khởi động và thoát khỏi chương trình Solar System 3D Simulator. Điều khiển các nút lệnh của chương trình để tìm hiểu phần mềm Solar System 3D Simulator. 3. Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1). Chuẩn bị phòng máy. 2. Học sinh: Ôn bài cũ. Xem bài mới: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI” III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài mới: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI” HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN GIÁO VIÊN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH – Khởi động: double click lên biểu tượng – Điều khiển khung nhìn: click chọn các nút mũi tên sao cho khung nhìn thích hợp để quan sát – Cho biết chuyển động giữa Trái đất và Mặt trăng như thế nào? à Hiện tượng Mặt trăng lúc tròn lúc khuyết, hiện tượng ngày và đêm. – Hiện tượng nhật thực là gì? – Hiện tượng nguyệt thực là gì? – Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành theo mẫu cho bên dưới – Trả lời: Mặt trăng quay quanh Trái đất và tự xoay xung quanh mình, luôn hướng một mặt về phía Mặt trời. Trái đất quay quanh Mặt trời. – Trả lời: Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất. – Trả lời: Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng – Chia nhóm làm bài tập thực hành II. THỰC HÀNH: + Khởi động phần mềm. + Điều khiển khung nhìn thích hợp để quan sát. + Quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng + Quan sát hiện tượng nhật thực. + Quan sát hiện tượng nguyệt thực. + Bài tập thực hành Bài tập thực hành: Điền các số liệu thích hợp Sao thủy Sao Kim Trái đất Sao hỏa Sao mộc Sao thổ Sao Hải Vương (Neptune) Sao Thiên Vương (Uranus) Đường kính (Diameter) Quĩ đạo (Orbit) Thời gian quay 1 vòng (Orbital Period) Tốc độ quay trung bình (Mean Orbital Velocity) Khối lượng (Mass) Nhiệt độ (Temperature) IV. DẶN DÒ: – Học bài, xem trước bài mới : Ôn tập V. ĐÁNH GIÁ – RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- TH6 Tuan 8.doc