Giáo án Tin học 6 - Tuần 3 - Dương Phước Giàu
I/ Mục tiêu:
- Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Hiểu rằng sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định.
- Có khả năng áp dụng tin học vào đời sống
- Học bài và xây dựng bài tốt.
II/ Chuẩn bị:
1. HS: Sách giáo khoa, vở chuẩn bị cho bài học, tìm tài liệu tham khảo.
2. GV: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: kt sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
1/ Hãy nêu các dạng thông tin cơ bản? cho ví dụ.
2/ Biểu diễn thông tin là gì? vai trò của biểu diến thông tin.
3/ Nêu cách biểu diễn thông tin trong máy tính?
- Tuần 03. Tiết :05 - Ngày soạn: 01/09/2013 Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH I/ Mục tiêu: - Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. - Hiểu rằng sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. - Có khả năng áp dụng tin học vào đời sống - Học bài và xây dựng bài tốt. II/ Chuẩn bị: HS: Sách giáo khoa, vở chuẩn bị cho bài học, tìm tài liệu tham khảo. GV: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính. III/ Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: kt sĩ số (1’) Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: 1/ Hãy nêu các dạng thông tin cơ bản? cho ví dụ. 2/ Biểu diễn thông tin là gì? vai trò của biểu diến thông tin. 3/ Nêu cách biểu diễn thông tin trong máy tính? 3. Bài mới: (33’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính (15’) - Cho HS nghiên cứu SGK và cho biết những khả năng của máy tính? - GV phân tích và cho một số ví dụ cụ thể. - Nhận xét rút ra kết luận - Tìm hiểu nêu những khả năng của máy tính - Nghe giáo viên giảng và ghi bài. 1. Một số khả năng của máy tính : - Khả năng tính toán nhanh - Tính toán với độ chính xác cao - Khả năng lưu trữ lớn - Khả năng "làm việc" không mệt mỏi: Máy tính có thể làm việc không hề mệt mỏi hiệu quả công việc cao. Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? (15’) - Với những khả năng đó theo em máy tính có thể làm được những việc gì? - Cho HS hoạt động nhóm, suy nghĩ.(yêu cầu HS tìm những ví dụ ngoài SGK) - Nhận xét, phân tích cụ thể từng công việc. - Suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? - Thực hiện các tính toán - Tự động hoá các công việc văn phòng - Hỗ trợ công tác quản lí - Công cụ học tập và giải trí - Điều khiển tự động robot - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến Hoạt động 3: Máy tính và những điều chưa thể (3’) - Theo các em máy tính là công cụ tuyệt vời, vậy máy tính có thể thay thế hoàn toàn con người được không? - Nếu không thì máy tính không thể làm gì thay cho con người - GV làm sáng tỏ những điều chưa thể của máy tính hiện nay. - Suy nghĩ trả lời : không - trả lời theo hiểu biết 3. Máy tính và những điều chưa thể: - Năng lực tư duy. - Phân biệt mùi vị, cảm giác à Máy tính chưa thế thay thế hoàn toàn con người. * Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố (5’) - Những khả năng nào làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí hữu hiệu? - Hiện nay máy tính đã làm được những gì và chưa làm được những gì? 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và làm bài tập 1,2,3 SGK/Tr 13. - Xem trước bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính. Yêu cầu: + Nêu quá trình 3 bước? + Nêu cấu trúc chung của MTĐT? + Nêu chức năng của từng khối chức năng trong máy tính?- Tuần 03. Tiết :06 - Ngày soạn: 01/09/2013 Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH I/ MỤC TIÊU: - HS có khả năng mô hình hóa được ba bước của mọi quá trình xử lí thông tin. Chỉ ra các khối trong cấu trúc chung của máy tính điện tử đáp ứng quá trình xử lí thông tin ba bước trên và chức năng của từng khối. - HS phân biệt được phần cứng và phần mềm của máy tính. - Phân biệt nhanh. II/ CHUẨN BỊ: HS: Sách giáo khoa, tập vở. GV: SGK, máy tính. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’) Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: 1/ Nêu những khả năng của máy tính? 2/ Có thể dùng máy tính vào công việc gì? - HS trả lời – GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: (33’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng Hoạt động 1: Mô hình quá trình ba bước (10’) - Nêu quá trình xử lý thông tin trong máy tính (bài 1) - Trong mô hình trên các em có thể thấy, việc đưa thông tin vào có thể gọi là bước nhập thông tin (Input) và việc lấy thông tin ra có thể gọi bước xuất thông tin (Output). ? em nào cho thầy ví dụ về quá trình xử lí thông tin? - từ đó GV hướng dẫn sự tương ứng giữa quá trình xử lí thông tin và mô hình 3 bước : Ví dụ: Khi giải bài toán thì các điều kiện bài toán đã cho (Input); suy nghĩ, tính toán, tìm lời giải (xử lí); đáp số của bài toán (Output). - Yêu cầu HS lấy một số ví dụ khác - Mô hình quá trình sử lý thông tin: TT vào à xử lý à TT ra - Nghe giáo viên giảng và ghi bài. - cho ví dụ theo hiểu biết - chú ý - Học sinh nêu ví dụ. 1. Mô hình quá trình ba bước - Từ mô hình trên ta có mô hình quá trình ba bước: Nhập à Xử lí à Xuất (Input) (Ouput) Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử (23’) - Giới thiệu mô hình máy tính của thế hệ đầu tiên và máy tính ngày nay (hình ảnh SGK trang 15) - Như vậy ta thấy máy tính ra đời ở thời điểm khác nhau thì hình dáng kích thước khác nhau nhưng có điểm chung là gì? - Nêu cấu trúc chung của máy tính? - Giới thiệu cho học sinh về bộ xử lí trung tâm. - Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết có mấy loại bộ nhớ? Chúng giống và khác nhau như thế nào? - Giới thiệu về bộ nhớ, đặc điểm của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài - Các thành phần nêu trên hoạt động dưới sự hướng dấn của chương trình máy tính do con người làm ra. - Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. - Giới thiệu về đơn vị đo dung lượng - Quan sát 3 hình ảnh SGK tr15 - Có cấu trúc giống nhau - Cấu trúc chung của máy tính: + Bộ xử lí trung tâm + Bộ nhớ + Thiết bị vào/ ra - HS chú ý nghe và ghi bài. - có 2 loại:bộ nhớ trong gọi là RAM, khi tắt máy thông tin trong RAM sẽ mất hết, bộ nhớ ngoài có nhiều loại như: đĩa cứng, đĩa mềm, usbcó thể lưu trữ lâu dài - HS nghe giảng và ghi bài - HS nhận biết được thiết bị vào ra. 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử - Bộ xử lí trung tâm (CPU): Là bộ não của MT, nó thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. - Bộ nhớ: gồm có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài + Bộ nhớ trong RAM: Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Khi tắt máy toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất. + Bộ nhớ ngoài: Đĩa mềm, ổ đĩa cứng, đĩa CD, được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. TT không bị mất khi tắt máy. Tên gọi Kí hiệu SS với các ĐV đo khác Kilôbai KB 1KB=1024 byte Megabai MB 1MB=210 KB Gogabai GB 1GB=210 MB - Thiết bị vào/ ra (nhập/xuất) dữ liệu: để nhập dữ liệu vào MT và xuất thông tin ra cho người sử dụng quan sát. 4. Củng cố: (4’) - Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào? - Có mấy loại bộ nhớ? Giống và khác nhau thế nào? 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Về nhà học bài - Soạn tiếp phần còn lại. Yêu cầu: - Hãy cho biết phần mềm là gì? Phần cứng là gì? Có mấy loại phần mềm? nêu một số thiết bị nhập, xuất mà em biết ? - Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/Tr 19.
File đính kèm:
- Tuần 03.doc