Giáo án Tin học 6 - Tuần 1 - Mai Duy Khánh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học sinh phát biểu được các khái niệm: thông tin, hoạt động thông tin.; Trình bày được vai trò của thông tin và tin học đối với con người.

2. Kĩ năng: Nhận biết được các hoạt động thông tin của con người.

3. Thái độ:Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).

- Chuẩn bị phòng máy.

2. Học sinh:

Xem bài mới: “THÔNG TIN VÀ TIN HỌC”

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài:

Giáo viên: Cho học sinh quan sát và nhận biết tên các biển báo giao thông, phân biệt các con vật thuộc nhóm loài vật nào? Từ các quan sát trên cho chúng ta biết thêm thông tin về sự việc và sự vật của thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 1 - Mai Duy Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh phát biểu được các khái niệm: thông tin, hoạt động thông tin.; Trình bày được vai trò của thông tin và tin học đối với con người.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các hoạt động thông tin của con người.
3. Thái độ:Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh:
Xem bài mới: “THÔNG TIN VÀ TIN HỌC”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài:
Giáo viên: Cho học sinh quan sát và nhận biết tên các biển báo giao thông, phân biệt các con vật thuộc nhóm loài vật nào? Từ các quan sát trên cho chúng ta biết thêm thông tin về sự việc và sự vật của thế giới. 
Giới thiệu bài mới: 	“THÔNG TIN VÀ TIN HỌC”
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: THÔNG TIN LÀ GÌ?
– Hằng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: 
+ Báo, tranh ảnh, tin truyền hình trong và ngoài nước.
+ Các biển báo giao thông.
+ Các loại âm thanh: tiếng còi xe, tiếng chim hót, tiếng trống trường
– Theo em thông tin là gì?
Gv: Từ khái niệm trên, các em hãy nêu ví dụ về thông tin
 Trả lời: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
– Trả lời: Tấm biển chỉ đường, âm thanh, tiếng chim hót, kèn xe 
I. THÔNG TIN LÀ GÌ?
– Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,) và về chính con người.
Vd: Tấm biển chỉ đường, âm thanh, tiếng chim hót
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA CON NGƯỜI
– Khi đi trên đường ta phải tuân thủ theo đèn tín hiệu giao thông như thế nào?
- Các em hãy nêu một số hoạt động của con người sau khi thu nhận thông tin?
– Thông tin đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta không chỉ tiếp nhận, lưu trữ mà còn xử lí thông tin. Các hoạt động trên được gọi là hoạt động thông tin của con người
– Em hãy cho biết các phương tiện có thể lưu trữ và trao đổi thông tin là gì?
– Trả lời: đèn xanh được phép đi, đèn vàng chạy từ từ, đèn đỏ thì dừng.
– Trả lời: xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin.
– Trả lời: sách, đĩa , điện thoại, TV
II. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA CON NGƯỜI:
– Việc tiếp nhận , xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Vd:
 Các thiết bị lưu trữ và trao đổi thông tin: sách, đĩa, điện thoại, TV
IV. CỦNG CỐ:
- Thông tin là gì?
- Các hoạt động thông tin của con người?
V. DẶN DÒ:
- Làmcác bài tập ở SBT
- Học bài, xem trước bài mới
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 2	BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
- Học sinh phát biểu được các khái niệm: thông tin, hoạt động thông tin.
- Trình bày được vai trò của thông tin và tin học đối với con người.
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết được các hoạt động thông tin của con người.
- Phân biệt được thông tin vào và ra trong quá trình xử lí thông tin.
3.Thái độ:
- Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh: Xem bài mới: “THÔNG TIN VÀ TIN HỌC”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thông tin là gì:
- Các hoạt động thông tin trong máy tính?
3. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài mới: “THÔNG TIN VÀ TIN HỌC”
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA CON NGƯỜI (tt)
– Theo em trong các hoạt động thông tin (tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi) thì hoạt động nào là quan trọng nhất? Vì sao?
– Trong hoạt động thông tin thì xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. Từ đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết.
– Thông tin trước khi xử lí được gọi là thông tin vào, thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra.
– Hãy xác định thông tin vào và thông tin ra trong các hoạt động thông tin dưới đây: Khi lưu thông trên đường thấy đèn tín hiệu đỏ thì ta dừng lại
– Thảo luận: hãy cho biết một số dạng thông tin khác và xác định thông tin vào và thông tin ra?
– Trả lời: hoạt động xử lí là quan trọng nhất. Vì phải có quá trình xử lí giúp chúng ta nhận biết được thông tin gì và có biện pháp giải quyết thích hợp.
– Trả lời: Thông tin vào: đèn đỏ; thông tin ra: dừng lại.
– Thảo luận và trả lời
II. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA CON NGƯỜI:
- Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người
– Mô hình quá trình xử lí thông tin:
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
– Theo em hoạt động thông tin của con người diễn ra như thế nào?(tiếp nhận thông tin bằng cách nào, xử lí thông tin như thế nào)
– Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não
+ Các giác quan: tiếp nhận thông tin
+ Bộ não: xử lí, biến đổi và lưu trữ thông tin.
– Tuy nhiên khả năng các giác quan và bộ não của con người về thông tin là có giới hạn.
– Hãy nêu một số ví dụ về sự hạn chế khả năng của các giác quan và bộ não của con người?
– Chính vì vậy mà con người không ngừng sáng tạo ra các công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua những giới hạn ấy. 
– Hãy kể ra những phát minh giúp con người vượt qua những giới hạn của mình?
– Một phát minh quan trọng của con người là máy tính điện tử. Với sự ra đời của máy tính điện tử ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ.
– Ban đầu máy tính chỉ là công cụ giúp hỗ trợ tính toán. Nhờ sự phát triển của tin học máy tính đã hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
– Hãy cho biết ngoài việc tính toán máy tính có thể hỗ trợ cho con người trong các lĩnh vực nào?
– Trả lời: Con người tiếp nhận thông tin bằng các giác quan và bộ não sẽ tiến hành phân tích và xử lí sau cho thích hợp.
– Trả lời: Em không thể nhìn quá xa hoặc nhìn những vật quá bé nhỏ, không thể tính nhẩm nhanh được với những con số lớn
– Trả lời: kính lúp, kính hiển vi, máy tính
– Trả lời: Máy tính giúp ta tính toán, lưu trữ, học tập, giải trí, quản lí,
III. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VÀ TIN HỌC:
 Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ vào sự trợ giúp của máy tính điện tử
IV. CỦNG CỐ:
Thảo luận và trả lời:
– Thảo luận các câu hỏi và bài tập SGK/trang 5. Viết câu trả lời ra giấy đôi.
V. DẶN DÒ:
– Học bài, xem trước bài mới : “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTH6 Tuan 1.doc